Cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y
Kỹ năng

Cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi thú y được khá ít thí sinh quan tâm và đăng ký tuyển sinh. Tuy nhiên, đây lại là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở bởi nhà nước đang đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy chăn nuôi, thú y phát triển.

A. Ngành chăn nuôi thú y là gì?

Ngành chăn nuôi thú y thực chất là hai ngành có liên quan đến nhau là chăn nuôi và thú y. Vì hai ngành đều có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực chăn nuôi và chăm sóc sức khỏe thú nên nhiều trường đã gộp chung thành ngành chăn nuôi thú y.

Ngành chăn nuôi bao gồm các công việc chuyên môn về thao tác phòng thí nghiệm, xây dựng và thực hiện các quy trình chăn nuôi thú nông nghiệp. Sinh viên ngành chăn nuôi sẽ có những hiểu biết từ cơ bản đến chuyên sâu về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng cũng như kỹ thuật chăn nuôi thú và các kiến thức liên quan đến bệnh thông thường của các loài vật nuôi.

Trong khi đó, ngành thú y sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn hơn về chẩn đoán, điều trị bệnh thông thường cho thú; sử dụng thuốc, vắc-xin cho động vật; hiểu biết luật liên quan đến thú y và xây dựng, thực hiện chương trình thú y cho vật nuôi tại các trang trại.

Ngành chăn nuôi thú y đang được chú trọng đầu tư tại nước ta

Ngành chăn nuôi thú y đang được chú trọng đầu tư tại nước ta

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

B. Cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y

Theo phân tích của giới chuyên môn, đến năm 2020, lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta sẽ bị thiếu hụt tới 3.2 triệu lao động đã qua đào tạo. Trong đó, ngành chăn nuôi thú y cũng được dự đoán sẽ thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thực trạng hiện tại cũng cho thấy với tỉ lệ cạnh tranh thấp, có tới 50% sinh viên trước khi tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi thú y đã có chỗ thực tập, chỗ làm trước. TS. Trần Đức Hạnh – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Hạnh BMG cho biết, tập đoàn này sẵn sàng trả lương cho nhân viên chăn nuôi thú y với mức lương 20 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng tuyển dụng kỹ sư ngành chăn nuôi thú y với mức lương và thưởng hấp dẫn, từ 10 – 35 triệu/tháng. Do đó, sinh viên ngành này không cần quá lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ngành chăn nuôi thú y có cơ hội việc làm rộng mở

Ngành chăn nuôi thú y có cơ hội việc làm rộng mở

Các đơn vị thường xuyên tuyển sinh viên tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y là:

– Các cơ quan nhà nước: Trung tâm khuyến nông; Phòng nông nghiệp, thú y địa phương; Cục, Viện nghiên cứu nông nghiệp; Trạm thú y quận, huyện, tỉnh; Trạm kiểm dịch; Phòng xét nghiệm thú y của các cơ sở đào tạo; Khu bảo tồn động vật hoang dã…

– Các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y; Các doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất sản phẩm từ động vật; Các trang trại lớn…

– Các trường đại học đào tạo chăn nuôi thú y: Đại Học Cần Thơ; Đại Học Nông Lâm TPHCM; Đại Học Hùng Vương; Đại học Nông Nghiệp Hà Nội…

>>> Xem thêm ngay: Thông tin về các cuộc thi nhận chứng chỉ hành nghề.

C. Học ngành chăn nuôi thú y ở đâu?

Tại Việt Nam, có khá nhiều trường trung cấp, Cao đẳng và đại học tuyển sinh, đào tạo ngành chăn nuôi thú y. Có thể kể đến một số cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng như:

1. Trường Đại học Cần Thơ

Ngành chăn nuôi thú y Đại học Cần Thơ gồm nhiều chuyên ngành là Dược thú y, Thú y (5 năm) và Chăn nuôi (4 năm). Đây là một trong những địa chỉ đào tạo kỹ sư chăn nuôi thú y chất lượng, vừa giỏi kiến thức vừa vững kỹ năng.

2. Trường Đại học Lâm nghiệp

Trường Đại học Lâm nghiệp có địa chỉ tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội và một phân hiệu tại thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai.

3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những chuyên ngành liên quan đến chăn nuôi thú y là Khoa học vật nuôi, Dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi và Chăn nuôi – Thú y.

4. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Khoa Chăn nuôi thú y của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được thành lập từ năm 1955. Từ đó đến nay, đây vẫn luôn là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực cao, chất lượng cho ngành chăn nuôi thú y của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn về chăn nuôi thú y, sinh viên ngành này còn được trang trị những kỹ năng mềm và thái độ, đạo đức nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y vô cùng rộng mở với mức lương cao, ổn định.

Thực trạng ngành chăn nuôi nước ta hiện nay
Kỹ năng

Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

Chăn nuôi trước đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, khi kinh tế ngày càng phát triển và tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

A. Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào. Ngành chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật nuôi (gia súc, gia cầm). Trong ngành này, 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Ngành chăn nuôi là nguồn cấp thực phẩm thiết yếu cho con người, trong đó các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa chiếm tỉ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, ngành còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu người lao động Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

B. Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay

Cùng tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi và những khó khăn gặp phải của ngành này.

1. Tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Mô hình VAC phổ biến ngành chăn nuôi Việt Nam

>>>Xem thêm: Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

2. Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những thế mạnh và tiềm năng trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm còn ở mức cao, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều hoạt động quảng cáo. Do đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Theo chia sẻ của bạn Lệ Thu – Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: “Mình xuất thân cũng là con nhà nông, thấy bố mẹ trồng cỏ nuôi bò vất vả, đến khi bán giá cả rất bấp bênh, lúc lên lúc xuống, nghĩ cũng cực cho bà con nông dân”.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thành cao là bởi thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Cùng với đó, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ, không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Tiếp đó, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, các mặt hàng nước ngoài lại dễ dàng tràn vào Việt Nam với chất lượng tốt và mức giá rẻ hơn.

Ở nước ta hiện nay còn tồn tại hiện tượng thực phẩm bẩn. Bởi người sản xuất, kinh doanh mong muốn hạ giá thành và kiếm lời nhiều hơn dùng các chất cấm để tăng trọng gia súc, gia cầm, hay thậm chí là để biến những vật nuôi đã chết bốc mùi thành món ăn ngon mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn việc sử dụng các sản phẩm trong nước, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước và chính người chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam
Kỹ năng

Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt.

1. Ngành chăn nuôi bò thịt trên đà phát triển

Trong ngành chăn nuôi bò được chia ra làm hai nhánh nhỏ là chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Nuôi bò thịt thì đã có từ xa xưa, nhưng bò sữa thì chỉ mới mấy mươi năm gần đây.

Theo thống kê năm 2017, trên cả nước đang nuôi trên 5,6 triệu con bò, cung ứng một lượng thịt và sữa lớn hàng năm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Riêng về thực trạng ngành chăn nuôi bò sữa, tổng cộng đang chăn thả khoảng trên 300 nghìn con và cung cấp gần 900.000 tấn sữa tươi, đáp ứng khoảng 40 – 50% nhu cầu về sữa

Tuy chúng ta vẫn phải nhập khẩu sữa và thịt bò từ nước ngoài, nhưng song song với đó, ngành chăn nuôi bò trong nước cũng đang được đầu tư phát triển mạnh trong những năm qua.

Ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ

Ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

Chúng ta có rất nhiều các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi bò như nhu cầu tiêu thụ thịt và sữa bò trong nước tăng cao, nguồn lao động rẻ và dồi dào, nguồn thức ăn phong phú, các chính sách khuyến khích chăn nuôi của nhà nước được triển khai ở nhiều nơi… Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tồn tại.

Các giống bò, kể cả chuyên cho sữa hay cho thịt, thì Việt Nam ta vẫn chưa có. Giống đang được nuôi hiện nay chủ yếu là lai giữa giống của địa phương và các giống cho sữa, thịt khác.

Nên dù khả năng chống chịu bệnh có cao thì hiệu quả, năng suất vẫn tương đối thấp. Khí hậu nóng ấm của nước ta còn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, rất khó để phòng bệnh triệt để cho bò.

Các kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa thì chưa có nhiều, đặc biệt là về khẩu phần ăn cho bò. Vì vậy bò sữa có năng suất, sản lượng cao nhưng có tuổi thọ thấp, bò thịt thì nhiều mỡ, chất lượng thịt không cao, không ngon.

Việc chăn nuôi cũng chủ yếu là theo quy mô nhỏ lẻ, chưa có đồng bộ. Sự liên kết giữa các cơ sở thu mua, chế biến, chăn nuôi còn chưa chặt chẽ, hợp lý, dẫn đến nhiều trường hợp bà con bị ép giá, thua lỗ.

Áp dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng còn lẻ tẻ, hạn chế. Nếu không khắc phục, ngành chăn nuôi bò ở nước ta sẽ khó phát triển hơn được.

>>Xem thêm thông tin tuyển sinh ngành y Dược Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch

2. Ngành chăn nuôi bò sữa được chú trọng đầu tư

Tuy vậy, nhìn vào mặt tích cực, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang có những thay đổi đáng mừng và tích cực. Để cho người tiêu dùng được sử dụng sữa bò chính hiệu, các doanh nghiệp sữa như Vinamilk, Mộc Châu, TH True Milk… đang đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa chuyên biệt, áp dụng các dây chuyền khoa học kỹ thuật cao.

Nhiều trang trại bò sữa đang được các công ty về sữa xây dựng

Nhiều trang trại bò sữa đang được các công ty về sữa xây dựng

Những trang trại này sẽ cho ra những sản phẩm sữa chất lượng và an toàn cho người sử dụng, phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung sữa và nhập siêu sữa ngoại.

Ngoài ra, trang trại cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Năm vừa qua, Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa số 1 với quy mô 4.000 con, sử dụng công nghệ cao.

Với ngành chăn nuôi bò thịt, chính phủ cũng đang cố gắng hỗ trợ người nông dân với các chính sách, tích cực nghiên cứu cải thiện giống bò, thực hiện quy hoạch các trang trại lớn, tăng cường đầu tư các cơ sở chế biến thịt bò và hướng tới xây dựng mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp, hiện đại, quản lý theo chuỗi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực như hiện nay, những người nông dân hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thay đổi sắp tới trong ngành chăn nuôi bò. Chúng ta rồi sẽ được sử dụng những sản phẩm thịt và sữa bò chất lượng và an toàn được sản xuất tại chính Việt Nam.

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?
Kỹ năng

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Chăn nuôi vẫn luôn là ngành kinh tế chủ lực và truyền thống của Việt Nam hiện nay, nhất là chăn nuôi lợn. Mặc dù phát triển không ngừng nhưng giá cả vẫn lúc lên cao lúc xuống thấp, đặt ra cho nền kinh tế nước ta một thách thức không nhỏ của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam là điều cần thiết.

1. Thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Có thể nói những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta vẫn đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, nhưng thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam trong thực tế năm 2017, 2018 cho thấy cả nguồn cung lẫn giá bán đều thiếu ổn định, nguy cơ dịch bệnh cao, tuy nhiên cũng cho thấy không ít cơ hội.

Theo số liệu thống kê ngành chăn nuôi lợn cho thấy năm 2017 là năm chăn nuôi lợn thua lỗ cực lớn, khủng hoảng về giá xuống quá thấp và kéo dài dẫn đến thiệt hại tới trên 100 tỷ đồng. Đây chính là một bài học vô cùng đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước cũng như người chăn nuôi lợn.

Tuy vậy, khủng hoảng ngành chăn nuôi lợn 2017 cũng tạo ra cơ hội, nếu quyết tâm tổ chức lại có thể mở ra thời kỳ phát triển mới cũng như phát triển bền vững cho ngành sản xuất thịt lợn nói riêng và ngành chăn nuôi lợn nói chung.

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

>>> Bài viết liên quan: Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam

Từ những số liệu thống kê ngành chăn nuôi lợn thì thực trạng của ngành năm 2018 có khả quan hơn, giá lợn hơi liên tục tăng và giữ ở mức cao. Nuôi lợn lãi được kha khá, có thể bù được một phần lỗ của năm 2017.

Nhưng với thực trạng giá tiếp tục tăng cao và kéo dài này lại là phần đáng lo hơn đáng mừng. Chăn nuôi lợn ở nước ta đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Cái đáng lo đầu tiên có thể kể đến như thiếu nguồn cung thịt lợn và giá cao như vậy nên người tiêu dùng chuyển sang các loại sản phẩm chăn nuôi khác như gia cầm, trứng, thủy sản.

Bên cạnh đó còn tăng nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu và khó tránh được tình trạng nhập lậu lợn qua tiểu ngạch. Đang lo tiếp theo là từ năm 2011 đến 2016 số hộ chăn nuôi lợn đã giảm đáng kể, đặc biệt sau khủng hoảng năm 2017 thì số hộ chăn nuôi lợn cũng đã giảm đánh kể.

Ngoài ra, thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam diễn biến như này phần nhiều là do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và chưa được giải quyết ổn thỏa.

Khó khăn lớn nhất của ngành này là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để có thể tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, mới dẫn tới giá cả biến động.

Bên cạnh đó, giá thành sản xuất cao, nên phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá cao hơn các nước trong cùng khu vực và cả những nước khác trên thế giới.

Hơn thế nữa, ngành chăn nuôi đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Ngoài ra, ngành còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý ô nhiễm và dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi.

2. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta

Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta là vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn cùng với trồng lúa nước là hai thành phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

  • Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
  • Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chẳng hạn như chế biến thịt xông khói hay thịt hộp, giò nạc, giò mỡ, thịt heo xay và các món ăn truyền thống khác.

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

  • Chăn nuôi lợn tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.
  • Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu đem lại giá trị cao.
  • Đối với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho sự phát triển của ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống cho các vi sinh vật đất.

Hi vọng rằng đứng trước những cơ hội và khó khăn đó thì nhà nước sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh phát triển Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam hơn nữa.

>>Xem thêm thông tin tuyển sinh Văn bằng 2 Sư phạm Mầm non