Cá cảnh

Cách làm thức ăn cho cá cảnh ngay tại nhà vô cùng đơn giản

Đối với bất kỳ loại cá cảnh nào, việc cung cấp một nguồn thức ăn đảm bảo sẽ giúp cho việc duy trì sức khỏe của cá. Rất nhiều người lựa chọn cách làm thức ăn cho cá cảnh để cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn cho chúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm thức ăn tươi cho cá cảnh.

1. Tìm hiểu về nguồn thức ăn của các loài cá cảnh

Thông thường nguồn thức ăn cho cá cảnh có 2 loại: loại thức ăn tự nhiên và loại thức ăn hỗn hợp.

1.1 Nguồn thức ăn tự nhiên

Thức ăn từ thực vật: Có thể kể đến đó là các loại rong rêu, bèo, rễ cỏ cây, rau xà lách, rau muống … ở các môi trường như sông, hồ, ao, ngòi… Cần phải nghiên cứu kỹ xem loài cá cảnh mà bạn nuôi có thích hợp với loại thức ăn tự nhiên từ thực vật này không, bởi có loại thích, có loại không thích.

Thức ăn từ động vật: Thức ăn tươi cho cá cảnh bao gồm các loại như bọ gậy, hồng trần, thủy trần, cho đến giun đất, giun chỉ, cua đồng, tôm tép, ốc sên … các loại này cùng thường sinh sống ở nước ao hồ, bờ máng, sông ngòi, … không quá khó đến tìm kiếm chúng.

 

1.2 Nguồn thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được chế biến theo tỷ lệ thành bột, hoặc dạng viên từ các nguyên liệu có sẵn như bột cám gạ, bột thóc, bột ngô, đỗ tương, bột sắn, bánh mì …

Bánh mì, cơm: đây có thể nói là loại thức ăn mà cá nào cũng có thể ăn được, tuy nhiên cần dùng ở số lượng vừa đủ và phải đa dạng thức ăn.

Cám hỗn hợp: đây là loại phổ biến dùng cho gia súc gia cầm, và cá cảnh cũng dễ dàng ăn được, người mua cũng dễ dàng tìm kiếm ở các cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, người chơi cá có thể tìm kiếm các loại thức ăn đông lạnh cho cá cảnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn để làm thức ăn cho cá.

2. Cách làm thức ăn cho cá cảnh

Ở dạng viên: bạn dùng các nguyên liêu khô, trộn theo tỷ lệ công thức, cho nước đủ ấm, đảo đều, tạo viên kích thước vừa đủ, phơi nắng bên ngoài trời hoặc sấy khô, sau đó đóng gói cẩn thận và dùng dần.

Ở dạng bột: bao gồm các nguyên liệu như bột ngô, thóc nghiền, bột đỗ tương, cám gạo … để tăng độ kết dính bạn nên cho thêm bột sắn dây. Sau đó nặn và cắt thành từng miếng nhỏ để cho cá ăn. Nếu có thể hãy dùng máy ép tạo thành viên để dễ cho cá ăn hơn.

Bột mịn nấu hoặc ủ men cũng là một gợi ý cho người chơi cá. Chế biến thức ăn lên men, các loại nguyên liệu được nấu chín hoặc trộn đủ ẩm, cấy giống nấm men, ủ kín 3-5 ngày. Có nhiều người thích lựa chọn cách này bởi thức ăn được chế biến theo dạng này thường có mùi thơm, nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và kích thích cá thèm ăn. Khi thức ăn ủ xong chỉ nên dùng trong 2 – 3 ngày bởi chúng thể bảo quản lâu được, dễ biến chất, hỏng gây bệnh cho cá.

3. Cách cho cá ăn đơn giản hiệu quả

Cách cho cá ăn rất quan trọng. Nên để ý đến việc cá thiếu ăn thường ốm yếu, lờ đờ, cơ thể biến dạng, không hào hứng bơi lộn, do đó cần bổ sung dinh dưỡng cho cá hợp lý. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.

Trên đây là cách làm thức ăn cho cá cảnh và cách cho cá ăn đơn giản hiệu quả.

Cá cảnh

Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những chú cá màu sắc sặc sỡ luôn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Dưới đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới mà bạn không thể bỏ qua.

1. Cá rồng

Được mệnh danh là ông vua của các loài cá cảnh đẹp nhất thế giới. Cá rồng với vẻ đẹp kiêu sa, uy nghi, hấp dẫn và được nhiều người chơi cá săn đón. Không chỉ chơi cá cảnh trong nhà mà cá rồng còn được nhiều trung tâm du lịch sinh thái, khu vui chơi cố gắng sở hữu.

cá cảnh đẹp nhất thế giới

Cá cảnh đẹp nhất thế giới

Kích thước của chúng từ 60 – 90 cm, nặng hơn 7 kg, thân hình dài dẹt. Do đó cần trang bị bể cá rất to mới có thể chứa chúng, giúp chúng thoải mái bơi lộn và sinh hoạt. Chúng sống thành bầy đàn, hình dáng uy nghi, đẹp mãn nhãn. Theo phong thủy còn cho rằng loài cá rồng đem lại tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng, xua đuổi tà ma, điềm xấu.

Cũng bởi lý do đó mà nhiều người chơi cá chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu chúng, mức giá có thể từ 7 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, loại khác nhau.

2. Cá Koi (cá chép Nhật)

Cá Koi là loại cá nước ngọt, với thân hình mảnh mai, thanh thoát mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ung dung, tự tại. Người chơi cá vô cùng thích thú và muốn sở hữu chúng, những đàn cá màu ca, màu trắng biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, bình an. Mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mọi người

các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới

Top các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới

Loại cái này còn có tên gọi là cá chép Nishikigoi, là loại cá chép được thuần hóa và lai tạo để nuôi làm cảnh. Chúng khá dễ dàng chăm sóc dù trong môi trường khắc nghiệt chúng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Thức ăn của chúng khá đa dạng, phong phú và có có tuổi thọ khá cao so với các loại cá cảnh khác.

3. Cá thần tiên

Cá thiên thần được mệnh danh loài cá đẹp nhất ở rặng san hô. Với màu sắc sặc sỡ, diễm lệ, khả năng uyển chuyển lướt nhanh, chúng được gọi cái tên ưu ái là cá thiên thần. Là loại cá độc lạ và hiếm có nên cá thiên thần được nhiều người săn són và tìm mua.

những con cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những con cá cảnh đẹp nhất thế giới

Loại cá này không thể nuôi trong những bể cá nhỏ bởi đặc trưng riêng của chúng. Chỉ có những người chơi cá chuyên nghiệp mới sẵn sàng chi trả những khoản tiền lớn và các chi phí kèm theo để có thể chăm sóc chúng. Thức ăn của chúng là tảo biển và vụn hữu cơ, cần có cách chăm sóc đặc biệt và cẩn thận để duy trì sự sống cho chúng.

4. Cá trạng nguyên (Mandarinfish)

Cá trạng nguyên có bộ vây khá sặc sỡ đến từ vùng Đông Nam Thái Bình Dương và ở phía bắc của Australia dưới những rặng san hô kín đáo. Chúng sống và ăn các vi sinh vật ở các rặng san hô, thức ăn có thể là thức ăn tươi sống. Nếu muốn nuôi chúng trong bể cá thì cần phải bỏ đá vào trong bể trước khi thả cá 1 tháng.

những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Cá trạng nguyên ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Cá trạng nguyên có thể trạng khá tốt, có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với nhiều loại cá khác.

5. Cá Phượng Hoàng

Cũng là một trong những loại cá được nhiều người săn tìm bởi chúng khá đa dạng màu sắc và chủng loại. Chúng là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là trùn chỉ, côn trùng nhỏ, thức ăn viên, loăng quăng, …chiều dài cơ thể từ 5 – 7 cm. Chúng cũng thường sống theo đàn, bao gồm bố mẹ và các con, khi sinh sản, đẻ trứng dính lên cá thể được dọn sẵn, trứng và cá con được bố mẹ chăm sóc.

những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Trên đây là một số loại cá cảnh đẹp nhất thế giới được nhiều người săn đón. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị cho bạn đọc.

 

 

Cá cảnh

Hướng dẫn cách nuôi cá lia thia cực dễ dàng

Cá lia thia là một trong những loại cá được nhiều chơi cá yêu thích bởi vẻ bề ngoài rực rỡ màu sắc và cách chăm sóc không quá khó khăn. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn cách nuôi cá lia thia hiệu quả nhé.

1. Cá lia thia là cá gì?

Cá lia thia là loại cá bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á. Chúng sống chủ yếu ở đồng ruộng, ao, hồ, sông, đầm … Môi trường sống của chúng không quá lớn, chúng được người chơi cá yêu thích bởi khả năng dễ thích nghi trong môi trường bể cá nhỏ. Đặc tính thích cạnh tranh nên những con đực thường sống riêng biệt để tránh xung đột. Cá lia thia là loại cá yêu thích môi trường tĩnh nên người chơi không nên sử dụng bể chạy Oxy hay máy lọc.

cách nuôi cá lia thia

Cách nuôi cá lia thia

2. Thức ăn của cá lia thia

Thức ăn của cá lia thia thường là các ấu trùng, côn trùng hoặc sinh vật nhỏ. Người chơi có thể cho chúng ăn các loại lăng quăng, bo bo, trùng chỉ, … nên cho chúng ăn với chế độ ăn cân bằng, phong phú và đa dạng.

Cần lưu ý rằng, mỗi lần cho ăn chỉ nên cho chúng ăn với số lượng khoảng 10 – 12 con lăng quăng, trùng chỉ là được. Không ăn quá nhiều dễ gây bệnh cho chúng. Có 1 đặc điểm là cá lia thia có khả năng nhịn đói cao nên nếu lỡ bỏ qua bữa ăn của chúng thì bổ sung sớm là được, không cần quá lo lắng.  

3. Khả năng sinh sản của cá lia thia

Thông thường đến tháng thứ 6, cá bắt đầu có thể tiến hành sinh sản. Cần phải lưu ý chăm sóc con cá đực, cá cái thật tốt để chúng có khả năng sinh sản tốt. Chọn cá đực khỏe, chú ý hoạt động thường ngày của chúng có sủi bọt nổi hay không, nếu trong thời gian chúng thường xuyên sủi bọt nổi tức là chúng đã sẵn sàng cho việc sinh sản.

cách nuôi cá lia thia con

Cách nuôi cá lia thia con

Đối với cá cái, bạn có thể theo dõi hậu môn cá có mụn trắng chưa, bụng chúng có to tròn chưa để sẵn sàng cho việc sinh nở. Khi cá sinh sản cần tách biệt cá đực, cá cái để cá đực chăm sóc ổ trứng. Trong thời gian 3 ngày trứng nở, có thể cho cá con ăn nước xà lách thối, dần dần cho ăn bo bo với lượng vừa đủ. Sau đó thay nước bể cá để cá thích nghi dần với môi trường mới.

4. Cách chăm sóc cá lia thia

4.1 Lựa chọn bể cá

Lự chọn một bể cá với kích thước vừa đủ giúp chúng hoạt động và phát triển thuận lợi. Nhiệt độ trong môi trường nước dao động khoảng 24 – 27 độ C. Môi trường tốt nhất để nuôi cá lia thia là nước mềm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.

4.2 Trang trí cho bể

Bạn có thể dùng các đồ vật trang trí cho lòng bể để tăng sự hứng thú cho cá, vừa đẹp mắt người xem. Cần chắc chắn rằng những thứ trang trí đó đều đã được rửa sạch sẽ, tránh việc mang vi khuẩn vào nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá

Bạn cũng có thể sử dụng các món đồ chơi nhỏ như bóng, vòng tròn nhỏ để nổi trên mặt nước để cá vui chơi, đùa nghịch.

cách nuôi cá lia thia đồng

Cách nuôi cá lia thia đồng

4.3 Chơi với cá lia thia như thế nào?

Di chuyển ngón tay bên ngoài thành bể cá để cá bơi theo, chúng sẽ vô cùng thích thú nếu có người thường xuyên tương tác chăm sóc nó. Búng vào thành bể để chúng có những phản xạ tự nhiên.

Bạn cũng có thể rèn luyện cho chúng việc ăn thức ăn bên trên mặt nước, bằng cách giữ thức ăn ngay bên trên để chúng hiểu là đang cho chúng ăn, chúng sẽ nhảy lên và đớp lấy thức ăn đó.

Cùng bằng cách trên, nếu kiên trì bạn cũng có thể dạy cho chúng cách nhào lộn bên trên mặt nước bằng cách nhảy qua một cái vòng tròn. Chỉ nên thi thoảng chơi thôi nhé, đừng bắt chúng hoạt động quá nhiều sẽ mất sức và mệt mỏi.

Hy vọng các thông tin thú vị trên sẽ giúp bạn có cách nuôi cá lia thia phù hợp. Chúc các bạn thành công!