cách nuôi chó Husky
Chó

Bật mí cách nuôi chó Husky phát triển khỏe mạnh

Hiện nay, giống chó Husky phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để chúng thích nghi được với khí hậu ở nước ta thì đòi hỏi người nuôi phải lưu ý một số vấn đề trong cách nuôi chó Husky.

1. Cách nuôi chó Husky ở Việt Nam 

Giống chó Husky vốn là giống chó sống ở vùng lạnh, còn khí hậu Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Vậy nuôi chó Husky có khó không?

Chó Husky vốn có thể lực khỏe mạnh và dễ thích nghi với điều kiện sống nên việc chăm sóc loài chó này cũng không quá khó khăn. Những chú chó Husky có bản tính rất hiếu động và thích vui chơi, hoạt động. Vì vậy, bạn nên thường xuyên cho chúng vận động nhiều ở bên ngoài với một số hoạt động như đi bộ, kéo xe, chạy theo xe, bắt bóng… để chúng được rèn luyện sức khỏe, tinh thần và thể chất.

Chó Husky không chịu được khí hậu khô nóng ở nước ta, do đó nếu muốn nuôi giống chó này thì bạn cần phải  chuẩn bị nơi ở cho chó phải thông thoáng, sạch sẽ và không bị ẩm ướt. Bên cạnh đó, bạn hãy thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó Husky. Vào những ngày thời tiết quá nắng nóng, bạn nên cho chúng ở trong phòng có điều hòa. nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn kem, chúng thật sự thích điều này. Đây vừa là cách giải nhiệt, vừa là cách bổ sung nước trong thời tiết nóng.

Một trong những cách nuôi chó Husky con từ 2 – 4 tháng tuổi đó là bắt đầu nhận nuôi chúng vào mùa đông hoặc khi thời tiết sang thu mát mẻ. Loài chó này rất nhạy cảm với thời tiết, do đó kinh nghiệm nuôi chó Husky này có thể giúp chúng tránh được tình trạng sốc nhiệt.

cách nuôi chó Husky
Bật mí cách nuôi chó Husky phát triển khỏe mạnh

Xem thêm: Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam hiện nay. 

2. Chế độ dinh dinh dưỡng của chó Husky

Husky là giống chó lao động, ưa thích vận động nên chế độ dinh dưỡng cho chúng thật sự rất quan trọng. Thông thường, với mỗi giai đoạn của chó Husky, chế độ dinh dưỡng cũng khác nhau. Thức ăn của chó Husky theo từng thời kỳ như sau:

Với chó Husky 1 – 2 tháng tuổi

Cách nuôi chó Husky trong giai đoạn này đòi hỏi bạn cần phải dành khá nhiều thời gian chăm sóc. Chó Husky 1 tháng tuổi đa phần răng chưa mọc đủ, nên bạn cho chúng ăn cháo nấu với nước hầm xương và hạn chế loại thức ăn quá cứng. 

Bên cạnh đó, chó Husky tuổi này cũng ăn được thức ăn khô, tuy nhiên, trước khi cho ăn thì bạn phải ngâm mềm thức ăn khoảng 5 phút. Mỗi ngày, nên chia thành 4 – 5 bữa ăn và các bữa nên cách đều nhau. Lưu ý không nên cho ăn dồn dập cũng không cho ăn thưa bữa quá.

Với Husky từ 3 – 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, chó Husky đã bắt đầu phát triển cơ bắp nên nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chúng trong bữa ăn hàng ngày với các loại thực phẩm như thịt bò, lợn, cá, trứng… Nhưng bạn nên nấu chín, không cho ăn đồ tươi sống và có thể giảm bữa xuống còn 3 – 4 bữa/ ngày.

Ngoài các loại thịt, bạn cũng nên cho chó Husky ăn các loại rau nhằm bổ sung vitamin và chất xơ cần thiết. Lưu ý không được cho chó ăn xương to vì rất nguy hiểm. Nếu có cho ăn thì nên nghiền nhỏ để tránh bị hóc xương.

cách nuôi chó Husky
Bật mí cách nuôi chó Husky phát triển khỏe mạnh

Với chó Husky được hơn 6 tháng tuổi

Khi chó Husky được 6 tháng tuổi trở đi, quá trình chăm sóc chúng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, chúng bắt đầu trưởng thành và đạt trạng thái sức khỏe tối nhất, bạn nên cho chó ăn 2-3 bữa mỗi ngày. Khẩu phần ăn vào độ tuổi này của chó cũng phải tăng lên. 

Bạn nên chú trọng các thực phẩm bổ sung canxi với các loại thực phẩm như thịt, cá, nội tạng động vật, xương… Ngoài ra, chó Husky cũng cần được bổ sung các loại rau như củ dền, rau chân vịt, cải, bí…

Đặc biệt, nếu bạn muốn chó Husky tuổi này phát triển cơ hàm khỏe mạnh thì nên cho chúng ăn các các loại xương và đồ ăn cứng. Để cho bộ lông bóng mượt, bạn có thể cho chúng ăn 2 – 3 quả trứng vịt lộn đã luộc sơ qua mỗi tuần. 

3. Cách vệ sinh và chăm sóc lông chó Husky

Một kinh nghiệm nuôi chó Husky đó là bạn chỉ nên tắm cho chúng 1 – 2 lần mỗi tháng. Nếu tắm quá nhiều sẽ khiến da chúng bị khô và lông trở nên xơ xác. Còn nếu tắm quá ít thì việc vệ sinh lông sẽ không được đảm bảo. Khi tắm, bạn có thể sử dụng sản phẩm dành riêng cho chó để lông luôn óng ả và mượt mà. Sau khi tắm cho chó Husky xong, bạn phải sấy khô lông cho chúng ngay lập tức và tránh để lông ẩm ướt quá lâu sẽ khiến chó bị cảm lạnh.

Bên cạnh đó, bạn nên cắt tỉa lông cho chó Husky thường xuyên để có bộ lông đẹp và gọn gàng, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. 

4. Kiểm soát hành vi của chó Husky

Husky là giống chó rất năng động và có khả năng hủy diệt khi không bị kiểm soát. Theo các chuyên gia, việc cho chúng chơi trò chơi là cách tốt nhất để giúp chó thư giãn và tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, sau một ngày làm việc, bạn hãy dành thời gian chơi với chó cưng có thể giúp giảm áp lực và giúp gắn bó tình cảm hơn. Kết hợp trò chơi với huấn luyện một cách khoa học, chó sẽ cảm thấy rất mới lạ và thú vị. Đặc biệt, bạn không được quên phần thưởng khi huấn luyện chó nghe lời.

Tổng hợp

Chó Alaska ăn gì
Chó

Chó Alaska ăn gì? Tìm hiểu cách nuôi chó Alaska ở Việt Nam

Chó Alaska ăn gì? Đây là thắc mắc của nhiều người khi có ý định nuôi giống chó nổi tiếng này. Hãy tìm hiểu về cách nuôi chó Alaska ở Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu chó Alaska ăn gì?

Alaska là một giống chó kéo xe nổi tiếng và thường sinh sống tại các vùng lạnh giá. Khi về Việt Nam, để thích nghi với khí hậu của nước ta chúng đã phải thay đổi khá nhiều về sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. 

Lượng thức ăn của chó Alaska thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi. Vì vậy, bạn cần cân đối và sắp xếp khẩu phần ăn sao cho phù hợp. Cụ thể: 

Dưới 2 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, thức ăn chủ yếu là sữa của chó mẹ. Do đó, bạn hãy chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng cho chó mẹ trong thời gian nuôi con. Từ 1 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho chó ăn thêm các loại cháo thịt băm mềm. Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp bổ sung dinh dưỡng và tập thói quen tiêu hóa thức ăn cho dạ dày của chó con. Đây là cách nuôi chó Alaska con mà bạn cần lưu ý.

Từ 2 đến dưới 6 tháng tuổi: Thức ăn chủ yếu của chó trong giai đoạn này là các loại cơm trộn thịt mềm, trứng gà và đồ khô mềm. Đồng thời, bạn cũng nên tăng dần độ cứng của thức ăn trong thực đơn để giúp chó con phát triển về răng và cơ nhai. Ví dụ: Thay vì sử dụng thịt băm để trộn, bạn có thể cho thịt miếng to kèm các loại đồ khô có độ cứng vừa phải. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, chó con rất dễ mắc các chứng bệnh đường ruột nên bạn có thể bổ sung men tiêu hóa vào thực đơn để phòng tránh để hỗ trợ.

Từ 6 tháng tuổi trở lên: Chó Alaska ở giai đoạn này đã sắp trưởng thành, bạn có thể giảm bớt lượng bữa ăn hàng ngày xuống. Thay vào đó bạn hãy tăng cường các chất dinh dưỡng có trong thực đơn như canxi, một số loại rau củ, xương động vật và thịt miếng to. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trứng vịt lộn trong thực đơn để chó Alaska có bộ lông dày, mềm mượt và đẹp hơn.

Chó Alaska ăn gì
Chó Alaska ăn gì?

Xem thêm: Bật mí một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle phát triển tốt nhất.

2. Những loại thực phẩm kiêng kị với chó Alaska

Bên cạnh những lưu ý về chó Alaska ăn gì, bạn cũng cần phải biết những loại thức ăn không nên cho chúng ăn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Cụ thể:

Chất kích thích: Loại thực phẩm này cực kỳ nguy hiểm đối với những chú chó do khả năng gây nghiện. Chất kích thích sẽ khiến chúng ngất xỉu hoặc thậm chí đột tử đối với bất kỳ chú chó ở độ tuổi nào.

Thức ăn chứa nhiều chất béo: Khi cho chó ăn quá nhiều thức ăn chứa chất béo sẽ khiến chúng bị béo phì và mắc bệnh đường ruột. Vì vậy, bạn không nên cho chó ALaska ăn bất cứ loại mỡ gì. 

Các loại xương: Những thức ăn này có thể gây hóc, nhất là xương cá. Nếu muốn cho chó Alaska ăn những thức ăn này thì bạn cần nghiền nhỏ hoặc xay nát để chúng ăn dễ hơn và không bị hóc cũng như tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đồ ăn chua đã lên men: Bạn không nên cho những loại thực phẩm này vào khẩu phần thức ăn của chó Alaska. Bởi chúng sẽ gây ra những rối loạn về đường tiết niệu và hệ tiêu hóa.

Đồ ăn mốc, ôi thiu: Thức ăn đã bị hư hỏng sẽ chứa các vi khuẩn và nấm gây hại. Vì vậy, khi cho chó Alaska ăn gì, bạn hãy kiểm tra thức ăn của chúng thật kỹ để loại bỏ những thức ăn không còn đảm bảo.

Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: Bạn nên hạn chế đưa loại thực phẩm này vào thực đơn của chó Alaska, bởi có thể gây dị ứng và các bệnh tiêu chảy khác.

Chó Alaska ăn gì
Tìm hiểu cách nuôi chó Alaska ở Việt Nam

3. Hướng dẫn cách nuôi chó Alaska ở Việt Nam

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của chó Alaska mà bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khác nhau cho chúng. Không nên cung cấp lượng thức ăn quá nhiều hay quá ít vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. 

Thịt là thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chúng, đặc biệt là thịt bò. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm khác như rau củ hay các loại hải sản.

Tạo điều kiện sống phù hợp

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, với khí hậu ấm áp quanh năm. Tuy nhiên, đây chính là vấn đề khó khăn đầu tiên khi nuôi chó Alaska. Với bộ lông dày 2 lớp của chúng có tác dụng chống lại sự lạnh giá của băng tuyết. Thế nhưng, khi ở nước ta, bộ lông này lại gây nên hiện tượng sốc nhiệt cho chúng.

Để giải nhiệt cho chó Alaska, bạn hãy tỉa bớt lông của chúng mỏng đi và nên tắm cho chúng mỗi ngày. Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn hãy cho chúng ở trong phòng có điều hòa. 

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Bạn nên để chuồng nuôi ở nơi thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ khay ăn mỗi ngày để tránh vi khuẩn sinh sôi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Khi tắm nên để ý vệ sinh các vùng khó nhìn như  kẽ nách, kẽ chân, lỗ tai để tránh các loại ký sinh như ve chó, bọ chét, rận… 

Sau khi tắm nên sấy khô và tránh để lông ẩm gây mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên tắm thường xuyên mà chỉ tắm chó chúng 1 – 2 lần/ tuần. Nếu lông chỉ bị bẩn nhẹ thì chỉ nên dùng khăn ướt để lau, không cần tắm. 

Tiêm phòng đầy đủ 

Tiêm phòng chính là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho chó Alaska. Bạn có thể mang chó Alaska đến các bệnh viện thú y để đăng ký và nhận lịch tiêm phòng định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho chúng.

Tổng hợp

kinh nghiệm nuôi chó Poodle
Chó

Một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle tốt nhất

Hiện nay, Poodle là giống chó khá phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle tốt nhất.

1. Tìm hiểu về giống chó Poodle

Giống chó Poodle được nhiều người yêu thích và chọn làm vật nuôi trong nhà bởi ngoại hình của nó vô cùng đáng yêu. Bên cạnh đó, loài chó này rất thông minh nhanh nhẹn và sống khá tình cảm với chủ. 

Chó Poodle khá dễ nuôi và chăm sóc. Chúng có thể sống trong các căn hộ nhỏ trong thành phố và cả nông thôn. Chó Poodle rất hoạt bát và thích vận động, vì vậy cần phải thường xuyên cho chúng vui chơi và chạy nhảy. Mỗi ngày nên dẫn chó Poodle đi dạo bộ bên ngoài khoảng 15 – 30 phút để rèn luyện thể lực và giúp chó khỏe mạnh hơn. 

kinh nghiệm nuôi chó Poodle
Một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle tốt nhất

Xem thêm: Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam hiện nay.

2. Một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle

Cách chọn giống chó Poodle

Chó Poodle có 3 dòng chính là Toy Poodle và Standard Poodle, Mini Poodle, ngoài ra còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle. Các giống Poodle đều thông minh, ngoan ngoãn và có đặc điểm ngoại hình rất dễ thương.

Để mua được một chú chó Poodle thuần chủng, khỏe mạnh thì bạn cần quan sát tổng thể thân hình của chú chó phải cân đối, đầu tỉ lệ thuận với thân hình, cổ dài trung bình và hơi cong phần sau gáy. Ngực chó sâu, khuỷu chân trước phần bụng thon cao và vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp. Mặt chú chó nhỏ gọn, có mõm thẳng dài, mũi thẳng cùng đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng và đôi tai dài rủ xuống 2 bên má. Hông chó tròn và chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.

Thức ăn ưa thích của Poodle

Poodle là giống chó có kích thước trung bình, do đó lượng thức ăn của chúng tiêu thụ hàng ngày cũng ít hơn các giống chó to khác. Lượng thức ăn và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và mức độ hoạt động của chó trong ngày. 

Đặc biệt, Poodle có hệ tiêu hóa không được tốt như các giống chó khác nên thức ăn cũng cần phải lựa chọn thật khoa học. Đối với những con chó Poodle từ 1 – 2 tháng tuổi, thức ăn chính của chúng là cháo xay nhuyễn hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm nước cho mềm và nên cho ăn từ 4 – 5 bữa một ngày .

Đối với chó từ 3 – 6 tháng tuổi nên cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm. Từ giai đoạn 6 tháng tuổi trở đi, chỉ cần cho chó ăn 2 – 3 bữa một ngày. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm khác như thịt, rau củ hay trứng vịt lộn để lông các bé đẹp và mượt hơn. 

Ngoài đồ ăn chính thì bạn nên cho chúng ăn các loại đồ ăn vặt để làm phong phú thực đơn và giúp chúng ngon miệng hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng một cách khoa học không nên quá lạm dụng gây ra hậu quả không tốt.

Nên để sẵn nước uống và thường xuyên thay nước sạch cho chó Poodle. Bạn cũng không nên cho chứng ăn những thức ăn cứng và xương, các loại nội tạng động vật và những đồ nhiều chất béo. 

kinh nghiệm nuôi chó Poodle
Một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle tốt nhất

Cách tắm cho chó Poodle

Việc tắm cho chó Poodle để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn bám trên da và lông của chúng. Tuy nhiên, bạn không nên tắm cho chúng quá nhiều bởi sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần/tuần và mỗi lần không quá 5 phút. Lưu ý khi tắm không nên để nước và xà phòng chảy vào tai của chó. Không nên tắm cho chúng khi thời tiết quá lạnh hoặc khi chúng đang có dấu hiệu ốm.

Cách chăm sóc lông

Đặc điểm của chó Poodle là có bộ lông xoắn dày rậm và khá dài, do đó việc chăm sóc lông cho chúng cần phải tỉ mỉ nếu không sẽ khiến lông của chúng trở nên xấu đi. Chó Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, đến khi được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện. 

Để chó có một bộ lông đẹp thì bạn cần phải chải lông và cắt tỉa lông theo định kỳ. Bởi sau khi cắt, lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, đối với Poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần. 

Hướng dẫn cách nuôi dạy chó Poodle

Cách dạy chó đi vệ sinh: Bạn có thể sử dụng bình nước xịt để dạy chúng cách đi vệ sinh đúng nơi. Hãy lặp đi lặp lại hành động này vài lần để tạo thói quen cho chó. Hoặc bạn nên khen thưởng khi nó làm đúng. Ví dụ  khi chúng muốn đi vệ sinh thì bạn sẽ bế nó đến nơi dành cho chó và khen khi nó đã hoàn thành. Việc lặp lại hành động này nhiều lần sẽ xây dựng thói quen, vì loài chó Poodle rất thông minh.

Cách dạy chó nằm: Bạn chỉ cần lấy mồi ăn ra nhử đầu mũi chúng và hạ từ từ thức ăn từ cao xuống thấp. Sau đó, bạn đặt hiệu lệnh “nằm” đồng thời tay ấn chú chó xuống. Lúc chó Poodle nằm xuống thì bạn hãy thưởng thức ăn và khen ngợi nó.

Bạn hãy lặp lại hành động này từ 5 – 10 lần sẽ huấn luyện thành công. Ngoài ra, các thao tác huấn luyện cho cún ngồi, bò hay đứng cũng tương tự. Bạn hãy áp dụng cách nuôi chó Poodle 2 tháng tuổi sẽ mang lại hiệu quả cao.

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle tốt nhất, hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng thành công với chú chó của mình.

Tổng hợp