Đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu
Cá cảnh 7 màu được đánh giá là một trong những loại cá cảnh đẹp nhất thế giới thu hút mọi ánh nhìn. Dưới đây là đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu.
1. Nguồn gốc và đặc điểm cá cảnh 7 màu
Cá cảnh 7 màu hay còn gọi là cá công, cá mây chiều, cá hồ lan, cá hà lan. Chúng có thân hình bé, khi trưởng thành chiều dài chỉ đạt từ 2 – 3 cm, đối với những chú cá bảy màu đực.
Cá bảy màu là một chi nhánh nhỏ thuộc dòng cá khổng tước có tên khoa học tiếng anh là cá Poecilia reticulata, bắt nguồn từ khu vực vịnh, eo biển thuộc Jamaica.
Cá cảnh 7 màu khá dễ nuôi, sinh sản khá nhiều. Do đó, chúng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người chơi cá cảnh phong thủy.
Xem thêm: Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất
Thân hình của cá cảnh 7 màu khá nhỏ và mảnh, phần đầu của chúng tương đối nhỏ so với tỷ lệ chiều dài của thân mình. Khoang miệng nhỏ, đôi mắt nhỏ hơi lồi.
Phần đuôi và vây của loại cá này chính là điểm nhấn ấn tượng nhất với màu sắc rực rỡ vô cùng thu hút.
Cá cảnh 7 màu đẹp đa dạng về màu sắc: màu đơn sắc (màu rồng tím, màu rồng xanh, màu rồng đỏ, màu rồng mái…), màu viền anh, dumbo red tail, dumbo mosaic, endler, cá bảy màu ribbon, violet cobra, da báo, hạt cỏ, gạch khảm, màu đồng, bạch tạng, ánh kim (màu metalic, coral, micariff, platinum…).
2. Cá cảnh 7 màu sinh sản thế nào?
Cá cảnh 7 màu có quá trình sinh sản và giao phối tương đối nhiều. Một chu kỳ sinh sản của cá bảy màu mất khoảng 1 tháng. Ngay sau đó chúng có thể tiếp tục một chu kỳ sinh sản mới ngay lập tức.
Trung bình, trong một lần có bầu cá cái có thể đẻ được khoảng 200 trứng, trong đó sẽ có khoảng 20 – 30 cá con nở và có khả năng sinh tồn cao. Một chú cá con cần khoảng 2 tháng để phát triển và trưởng thành.
Đặc biệt, cá cảnh 7 màu là dòng cá có khả năng lưu trữ tinh trùng, cá cái chỉ cần giao phối với cá đực một lần và có thể sinh sản nhiều lần.
Click ngay: Cách làm thức ăn cho cá cảnh
3. Phân loại cá cảnh 7 màu đẹp hiện nay
Cá bảy màu Thái Lan
Với nhiều màu sắc bắt mắt như đỏ toàn thân, đen toàn thân, hay 7 màu đen mắt đỏ … như Full Platinum, Blue Grass, full black Metal Blue, dark night, cá 7 màu hb white …
Cá bảy màu Koi Nhật Bản
Cá cảnh 7 màu Nhật Bản được lai giữa cá chép Koi và cá 7 màu thông thường mang lại sự tinh tế và ý nghĩa phong thủy riêng.
Một số dòng cá 7 màu Koi phổ biến: cá 7 màu koi red ear, king koi, koi short, cá bảy màu koi đen…
Cá bảy màu rồng
Chúng có màu sắc sặc sỡ, thân hình uyển chuyển, dáng bơi khoan thai đã khiến cá 7 màu rồng là tâm điểm của mọi sự chú ý.
Các dòng cá bảy màu rồng: cá 7 màu rồng đỏ, cá 7 màu rồng tím, rồng vàng gold, cá bảy màu rồng xanh Indo….
4. Kinh nghiệm chăm sóc cá cảnh 7 màu
Kích thước bể nuôi cá cảnh 7 màu
Bể nuôi cá cảnh 7 màu không cần quá lớn. Nhiệt độ bể nuôi phải đạt từ 20 – 30 độ C, độ pH luôn dao động trong khoảng 5.5 – 8 để đảm bảo môi trường sống cho cá.
Cá bảy màu không cần quá nhiều ánh sáng, nếu như bạn nuôi trong nhà và bể to thì nên lắp thêm 1 chiếc bóng đỏ và 1 bóng trắng.
Cá cảnh 7 màu ăn gì?
Thức ăn của cá cảnh 7 màu khá phong phú, bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho chúng. Cá bảy màu trưởng thành là lúc cá được khoảng 6 tuần tuổi, chúng có thể ăn được các loại thức ăn khô dạng hạt, tôm nhỏ, loăng quăng…
Cho cá cảnh 7 màu ăn 1 ngày từ 1 – 2 bữa là được. Loại thức ăn phù hợp với cá 7 màu con dưới 6 tuần tuổi bao gồm: tôm con mới nở, những ăn khô dạng bột, loăng quăng, tảo và trùn chỉ.
Vệ sinh bể thường xuyên
Bạn cần thay nước định kỳ cho bể cá để đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, lưu ý tránh sử dụng các nguồn nước máy trực tiếp xả thẳng vào bể. Để đảm bảo an toàn bạn nên để nước ở ngoài không khí khoảng 2- 3 ngày để khí clo bay hết rồi mới sử dụng.
Vào mùa đông thì bạn nên lắp thêm hệ thống nhiệt. Hàng tuần, bạn nên thay nước cho cá khoảng 2 lần (mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước trong bể)
Phòng bệnh cho cá 7 màu
Để phòng bệnh cho cá bạn lưu ý cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa quá nhiều, sát khuẩn bể sạch sẽ trong mỗi lần vệ sinh.
Trên đây là đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh dễ nuôi đẹp nhất
Sở hữu những chú cá rực rỡ màu sắc là đam mê của rất nhiều người yêu cá cảnh. Dưới đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất.
1. Cá Koi (cá chép Nhật) – những loại cá cảnh đẹp dễ nuôi
Không thể không nhắc đến cá Koi trong danh sách các loại các cảnh đẹp dễ nuôi nhất hiện nay. Cá Koi là loại cá nước ngọt, với thân hình mảnh mai, thanh thoát mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ung dung, tự tại.
Người chơi cá vô cùng thích thú và muốn sở hữu chúng, những đàn cá màu ca, màu trắng biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, bình an. Mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mọi người.
Chúng khá dễ dàng chăm sóc dù trong môi trường khắc nghiệt chúng vẫ có thể sinh trưởng và phát triển được. Thức ăn của chúng khá đa dạng, phong phú và có có tuổi thọ khá cao so với các loại cá cảnh khác.
Xem thêm: Cách làm thức ăn cho cá cảnh
2. Cá rồng – cá cảnh đẹp dễ nuôi
Cá rồng với vẻ đẹp kiêu sa, uy nghi, hấp dẫn và được nhiều người chơi cá săn đón. Không chỉ chơi cá cảnh trong nhà mà cá rồng còn được nhiều trung tâm du lịch sinh thái, khu vui chơi cố gắng sở hữu.
Kích thước của chúng từ 60 – 90 cm, nặng hơn 7 kg, thân hình dài dẹt. Chúng sống thành bầy đàn, hình dáng uy nghi, đẹp mãn nhãn. Theo phong thủy còn cho rằng loài cá rồng đem lại tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng, xua đuổi tà ma, điềm xấu. Mức giá có thể từ 7 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, loại khác nhau.
3. Cá hồng két – loại cá cảnh dễ nuôi đẹp
Cá hồng két hay còn gọi là cá Két đỏ, cá huyết anh vũ. Cá hồng két có cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng.
Cá hồng két là loại cá cảnh dễ nuôi. Theo phong thủy cá hồng két có ý nghĩa đem lại may mắn cho gia chủ nên khá nhiều người yêu thích.
Click ngay: Hướng dẫn cách thuần chào mào bổi
4. Cá trạng nguyên (Mandarinfish) – cá cảnh đẹp dễ nuôi
Cá trạng nguyên có bộ vây khá sặc sỡ đến từ vùng Đông Nam Thái Bình Dương và ở phía bắc của Australia dưới những rặng san hô kín đáo. Chúng sống và ăn các vi sinh vật ở các rặng san hô, thức ăn có thể là thức ăn tươi sống. Nếu muốn nuôi chúng trong bể cá thì cần phải bỏ đá vào trong bể trước khi thả cá 1 tháng.
Cá trạng nguyên ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Cá trạng nguyên có thể trạng khá tốt, có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với nhiều loại cá khác.
5. Cá bảy màu – cá cảnh đẹp dễ nuôi
Cá bảy màu là cá cảnh dễ nuôi không cần oxy. Chúng có màu sắc sặc sỡ bên ngoài vô cùng bắt mắt. Cá bảy màu phổ biến trên toàn thế giới, dễ thích ứng với môi trường xung quanh và thức ăn của chúng cũng đơn giản là rong rêu và các loại sinh vật nhỏ.
Chúng sống thành bầy đàn với sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, hình dáng vây, các tập tính và cá 7 màu được chia ra làm nhiều loại các nhau.
Cá bảy màu có chu kỳ sinh sản cách nhau khá ngắn, nên việc số lượng thành viên trong đàn tăng lên khá nhanh.
6. Cá Phượng Hoàng – loại cá cảnh dễ nuôi đẹp
Cá phượng hoàng khá đa dạng màu sắc và chủng loại. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là trùn chỉ, côn trùng nhỏ, thức ăn viên, loăng quăng, …chiều dài cơ thể từ 5 – 7 cm. Chúng cũng thường sống theo đàn, bao gồm bố mẹ và các con, khi sinh sản, đẻ trứng dính lên cá thể được dọn sẵn, trứng và cá con được bố mẹ chăm sóc.
Trên đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh dễ nuôi đẹp nhất. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị cho bạn đọc.