Kỹ năng

Thức ăn vật nuôi là gì? Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

Thức ăn vật nuôi là gì? Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Mời đọc cùng tìm hiểu qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Thức ăn vật nuôi là gì?

Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, chất khoáng, những sản phẩm hoá học, công nghệ sinh học … mà vật nuôi ăn được, tiêu hóa và hấp thụ được để cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm. Đồng thời đảm bảo cho vật nuôi khoẻ mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

Xem thêm: Thực trạng ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay

2. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng.

  • Nguồn gốc từ thực vật: rau, cỏ, rơm, rạ, củ, quả, thân và lá của cây ngô, đậu …
  • Nguồn gốc từ động vật: được chế biến từ nguồn nguyên liệu động vật để chăn nuôi như: bột cá, bột thịt, bột tôm …
  • Nguồn gốc từ các khoáng chất: premic khoáng

3. Thức ăn vật nuôi có thành phần dinh dưỡng nào?

Thành phần hoá học của thức ăn: chứa các nguyên tố hoá học như C, H, O, N, P, S, Na, Cl, Mg, Fe, Cu, Zn, Co, Mn …, những nguyên tố này tham gia cấu tạo nên nhiều hợp chất khác nhau, mỗi chất dinh dưỡng có cấu trúc và chức năng khác nhau.

thức ăn vật nuôi
Thức ăn vật nuôi có thành phần dinh dưỡng nào

Click ngay: Tìm hiểu vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì?

4. Thức ăn vật nuôi được tiêu hóa như thế nào?

Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như sau:

  • Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu
  • Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin
  • Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo

5. Các phương pháp chọn giống vật nuôi

Chọn lọc hàng loạt

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, thời gian ngắn, không cần đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, hiệu quả chọn lọc khá cao
  • Nhược điểm: Chỉ căn cứ vào kiểu hình không kiểm tra được đặc tính đi truyền của giống

Kiểm tra năng suất

  • Ưu điểm: Kiểm tra được đặc tính di truyền của giống
  • Nhược điểm: thời gian lâu, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, chọn lọc được số vật nuôi ít trong 1 lần.
thức ăn vật nuôi là gì
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

6. Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và nguồn thực phẩm của con người.

Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm thiết yếu đối với con người. Do đó, muốn sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao thì thức ăn chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Thức ăn chăn nuôi tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngược lại.

Cụ thể: Vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữa bò trong mùa này thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống sữa loại này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten.

Mặt khác, khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen… thì các chất này tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người.

Do đó có thể khẳng định rằng giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn vật nuôi là gì? Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Chó

Tìm hiểu vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì?

Vật nuôi chính của Nhật Bản là chó, mèo, gà, lợn, bò. Mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Chó – loại động vật nuôi trong nhà của người Nhật

Nhật là một đất nước rất thích nuôi động vật trong nhà, nhất là chó. Người Nhật yêu quý và chăm sóc chúng rất cẩn thận. Những chú chó ở Nhật được mặc quần áo với nhiều màu sắc khác nhau, chúng còn được tổ chức tiệc sinh nhật chu đáo.

Tại đây có cả hệ thống siêu thị chuyên chung cấp thức ăn và các vật dụng chuyên dùng để chăm sóc thú cưng này. Loại chó được yêu thích nhất ở Nhật là Chihuahua có mức giá từ 2000 – 3000 USD.

Người dân coi chó những một người bạn tin cậy. Ở Nhật, nhiều nhà hàng tàu điện không được phép dắt chó theo nhưng loại chó có tên Modoken là một loại chó đặc biệt được quyền ưu tiên đi cùng chủ đến mọi nơi và trở thành một phần thân thể của người kém may mắn, chuyên để dẫn dắt người khiếm thị.

vật nuôi chính của nhật bản là
Động vật nuôi trong nhà của người Nhật

Xem thêm: Mèo tam thể cái

Akita là một giống chó phổ biến nhất ở Nhật Bản, được biết đến với lòng trung thành và luôn đồng hành của chúng. Chó Akita – hay Akita Inu mạnh mẽ và thân thiện, chúng dễ dàng hòa nhập với người lạ và rất biết nghe lời chủ. 

Chó Shiba trông khá giống với chó Akita, nhưng kích thước nhỏ hơn và có bộ lông ngắn hơn. Loài này ban đầu được sử dụng trong săn bắn và được coi là một trong những giống chó mạnh nhất với ý chí độc lập. Ngoài ra có thể kể đến giống chó Ponsuki cũng được nhiều ông chủ yêu mến.

Chó ở Nhật được chăm sóc và tiêm chủng đều đặn hàng năm. Người nước ngoài muốn sở hữu một chú chó cần phải đăng ký thông tin với cơ quan địa phương và chấp hành đúng quy định nuôi thú cưng tại đó.

2. Mèo – động vật nuôi trong nhà của người Nhật

Mèo cũng là loại đông vật được yêu thích tại Nhật bởi chúng dễ chăm sóc, ít bệnh tật, có thể ngủ chung với chủ mà ít bị rụng lông. Giá của một con mèo ở Nhật khoảng 1500 – 4000 USD tùy từng con.

Nuôi mèo ở Nhật với những quy tắc cơ bản như sau:

  • Luôn để mèo trong nhà của bạn.
  • Sử dụng bảng đánh dấu địa chỉ và tên của chủ sở hữu.
  • Mèo của bạn phải được vô trùng.

Giống như chó, khi đưa mèo từ nước ngoài vào Nhật Bản cần phải cung cấp cho dịch vụ kiểm dịch động vật những thông tin cần thiết. Nuôi mèo tại Nhật cũng cần tiêm phòng dịch bệnh theo quy định.

Động vật nuôi trong nhà của người Nhật
Động vật nuôi trong nhà của người Nhật

Click ngay: Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Nên đặt bể cá ở vị trí nào trong nhà?

3. Lợn – vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì?

Lợn là động vật nuôi lấy thịt tại Nhật, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân Nhật Bản ngày càng tăng. Đa số người dân chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại. Trung bình từ 300 – 800 con/trang trại, đối với lợn nái từ 30 – 90 con/trang trại.

Nhật là một đất nước có ngành công nghiệp chăn nuôi tiến tiến phát triển bậc nhất Châu Á, nhưng tổng sản lượng chăn nuôi của Nhật lại thấp. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm Nhật phải nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài.

4. Bò – vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì?

Nhu cầu về bò thịt đối với người dân ngày càng cao. Do đó, mà bộ nông nghiệp Nhật Bản vô cùng quan tâm tới bò thịt và chất lượng của bò thịt. Chính vì thế mà giống bò rất quan trọng.

Giống bò thịt ở Nhật quý và nổi tiếng là giống Japanes Black, được các địa phương độc quyền về bò đực giống và nhân giống. Đây là giống bò thịt mà Nhật cấm xuất khẩu con giống ra nước ngoài. Bởi người Nhật coi đây là nguồn gen quý và là tài sản quốc gia. Chính vì thế, mà đến nay chưa có nước nào có giống bò này.

Vật nuôi chính của Nhật Bản là
Vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì?

5. Gà – vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì?

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày càng cao, nhưng tình hình chăn nuôi gia cầm tại Nhật lại giảm. Hàng năm, Nhật Bản đã phải nhập khẩu một lượng lớn gà thịt để phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân.

Tìm hiểu vật nuôi chính của Nhật Bản là con gì? Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Cá cảnh

Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Nên đặt bể cá ở vị trí nào trong nhà?

Bể cá phong thủy có ý nghĩa rất lớn đổi với gia chủ giúp điều hòa âm dương và thu hút tài lộc. Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Cách chăm sóc cá cảnh màu xanh như thế nào?

1. Cá cảnh màu xanh dương hợp mệnh Thủy

Cá cảnh màu xanh dương mang lại tài lộc và vận mệnh tốt cho người mệnh Thủy. Việc bài trí bể cá cảnh màu xanh dương vừa giúp ngôi nhà của bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt, xua đuổi nhiều tà khí trong gia đình.

Người mệnh Thủy hợp các con số hợp là 1, 6, 11, 16 … Do đó bạn có thể nuôi cá theo số lượng 1, 6, 11, 16 con …

Người mệnh Thủy sinh năm bao nhiêu:

  • Bính Tý – 1936, 1996
  • Đinh Sửu – 1937, 1997
  • Giáp Thân – 1944, 2004
  • Ất Dậu – 1945, 2005
  • Nhâm Thìn – 1952, 2012
  • Quý Tị – 1953, 2013
  • Bính Ngọ – 1966, 2026
  • Đinh Mùi – 1967, 2027
  • Giáp Dần – 1974, 2034
  • Ất Mão – 1975, 2035
  • Nhâm Tuất – 1982, 2042
  • Quý Hợi – 1983, 2043
Cá cảnh màu xanh
Cá cảnh màu xanh dương

Xem thêm: Cá cảnh đẹp nhất thế giới

2. Cá cảnh màu xanh lá cây hợp người mệnh Hỏa

Người mệnh Hỏa hợp nuôi cá màu xanh là cây thuộc Mộc, giúp mang lại may mắn, phú quý và thịnh vượng cho gia chủ, gia đình an khang, vạn sự như ý.

Bạn có thể lựa chọn số lượng cá cho người mệnh Hỏa như: 2, 7, 12, 17…

  • Giáp Tuất – 1934, 1994
  • Ất Hợi – 1935, 1995
  • Mậu Tý – 1948, 2008
  • Kỷ Sửu – 1949, 2009
  • Bính Thân – 1956, 2016
  • Đinh Dậu – 1957, 2017
  • Giáp Thìn – 1964, 2024
  • Ất Tỵ – 1965, 2025
  • Mậu Ngọ – 1978, 2038
  • Kỷ Mùi – 1979, 2039
  • Bính Dần – 1986, 1926
  • Đinh Mão – 1987, 1927
Cá cảnh màu xanh
Cá cảnh màu xanh lá cây

Click ngay: 5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất

3. Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh Mộc

Cá cảnh màu xanh dương hoặc màu xanh lá cây đều hợp với người mệnh Mộc giúp mang lại nhiều may mắn, thành công đồng thời giúp cho khuôn viên của gia đình trở nên sinh động hơn.

Số lượng cá màu xanh dương thích hợp cho người mệnh Mộc là 3, 8,13, 18 con …

  • Nhâm Ngọ – 1942, 2002
  • Quý Mùi – 1943, 2003
  • Canh Dần – 1950, 2010
  • Tân Mão – 1951, 2011
  • Mậu Tuất – 1958, 2018
  • Kỷ Hợi – 1959, 2019
  • Nhâm Tý – 1972, 2032
  • Quý Sửu – 1973, 2033
  • Canh Thân – 1980, 2040
  • Tân Dậu – 1981, 2041
  • Mậu Thìn – 1988, 1928
  • Kỷ Tỵ – 1989, 1929
Cá cảnh màu xanh
Cá cảnh màu xanh

4. Gợi ý tên các loại cá cảnh màu xanh đẹp nhất

Các loại cá cảnh màu xanh có thể kế đến như: cá dạ quang xanh, cá hắc molly, cá đuôi gai, cá rồng xanh biển, cá koi xanh, cá bảy màu xanh, cá phường hoàng xanh, cá ngựa vằn xanh lá cây, cá betta, cá thiên thần, cá trạng nguyên, cá ali, cá la hán xanh …

5. Nên đặt bể cá cảnh màu xanh phong thủy ở đâu?

Bể cá sẽ giúp đem lại may trong sự nghiệp, mang tài lộc tới do đó gia chủ cần đặt bể cá ở nơi có vị trí thuận lợi nhất ở trong ngôi nhà ví dụ như ngoài phòng khách. Vì đó là nơi hay đi lại nên dễ nhìn thấy như thế sẽ khiến phòng khách trở nên sang trọng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để bể cá ở giữa phòng bếp và phòng khách cũng sẽ giúp cho ngôi nhà trở của bạn nên đẹp hơn …

Không nên đặt bể cá cảnh màu xanh ở các vị trí sau:

  • Tuyệt đối không để bể cá ở trước bàn thờ hoặc bệ thần.
  • Không nên để bể cá có hướng đối với bếp gây tương khắc không tốt cho tài lộc hay sức khỏe.
  • Không nên đặt ở sau bàn ghế trong phòng khách hoặc Sofa tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Nên đặt bể cá ở vị trí nào trong nhà? Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.