Tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng
Chim bồ câu là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều chủ trang trại. Bài viết dưới đây giúp bạn tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc chim bồ câu.
1. Giá trị dinh dưỡng từ chim bồ câu
Ngày nay, chim bồ câu được nuôi rất nhiều để lấy thịt, loại này thường được gọi là bồ câu thịt. Chúng được đánh giá cao vì sở hữu hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Thịt chim bồ câu giàu hàm lượng protein thô, vitamin A, B1, B2, E, những khoáng chất như canxi, photpho, magie, kali sắt …
Theo Đông y thì thịt chim có tác dụng bổ thận, trừ phong, giải độc, ích khí, ấm xương khớp, lợi tiểu … Nhất là đối với những người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Cũng chính bởi vì thế mà nhiều hộ gia đình đã nghiên cứu và thực hiện mô hình nuôi chim bồ câu.
Xem thêm: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA
2. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu
2.1 Lưu ý trong việc chọn con giống
Đa số giống chim bồ câu từ Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, chim bồ câu giống phải được lựa chọn kỹ càng đảm bảo khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Phân biệt trống, mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
2.2 Về chuồng trại
Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp.
Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, sạch sẽ chuồng trại đẹp thoáng mát, đầy đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Click ngay: Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà
2.3 Chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7 – 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
2.4 Thức ăn cho chim bồ câu
Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, bạn cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.
Thức ăn phụ là các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành). Sẽ rất tốt nếu bạn rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn là các loại đậu do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao.
Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Sạn sỏi thường được trộn chung với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.
Lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn như sau:
- Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày
- Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày
- Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày
- Chim bồ câu sinh sản: 42 – 43kg/cặp/năm
- Chim bồ câu thịt: 45 – 50kg/cặp/năm
Thức ăn cần được cung cấp đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho chim (vào khoảng 7h sáng và 2h chiều). Và lưu ý bổ sung 70ml – 90ml nước sạch/chim bồ câu/ngày.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5 – 10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ị vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5 – 6cm x cao: 8 – 10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…
2.5 Về ánh sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ.
Vì vậy chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3 – 4h ngày.
Trên đây là những thông tin tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng. Hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà
Không ít người trong chúng ta gặp phải tình huống nhặt được những con chim con, rồi quyết định mang chúng về nhà chăm sóc. Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà như thế nào?
1. Cách xử lý khi nhặt được chim con
Đầu tiên bạn cần xem có thể đặt tổ chim lên cây hay bụi cây gần đó hay không. Sau khi đặt chim con trở lại tổ, bạn hãy rời đi nhanh chóng để chim bố mẹ quay về chăm sóc.
Chim non tự lập dễ chăm sóc hơn nhiều so với chim non phụ thuộc, nhưng ít khi chúng cần được giúp đỡ. Chim non tự lập thường làm tổ gần mặt đất để không ngã hay bị đẩy ra ngoài. Nếu bạn thấy chim non tự lập đi lạc thì cố gắng đưa nó về với mẹ trước khi nhận nuôi nó.
XEM THÊM: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA
Chim non phụ thuộc hoàn toàn không thể tự chăm sóc bản thân và phải được nuôi nấng, nếu chẳng may bị rơi ra khỏi tổ mà bạn không tìm lại được tìm bạn có thể mang chúng chăm sóc.
Nếu như bạn có số điện thoại của trung tâm cứu trợ chim thì có thể liên hệ để nhờ họ nhận chăm sóc chúng thì cơ hội phục hồi phát triển sẽ tốt hơn.
2. Thức ăn cho chim con là gì?
Trường hợp bạn quyết định mang chim về nhà chăm sóc thì cần lưu ý đến thức ăn và cách chăm sóc cho chim. Các giống chim khác nhau cần có chế độ ăn khác nhau, một số ăn côn trùng, một số ăn hạt và quả mọng, nhưng đa số chim con có nhu cầu rất giống nhau, đó là thức ăn phải có hàm lượng protein cao.
Chế độ ăn khởi đầu tốt nhất cho chim non phụ thuộc mới nở được làm từ 60% thức ăn hạt nhỏ cho chó hay mèo con, 20% trứng luộc chín hẳn và 20% sâu cho chim.
Thức ăn hạt nhỏ cần được cho thêm nước đến khi có độ xốp như miếng bọt biển, nhưng không lỏng như nước vì chim con có thể bị sặc do nước quá nhiều. Trứng luộc và sâu cho chim nên được cắt đủ nhỏ để chim nuốt được.
Ngoài ra, với một số loại chim đặc biệt, bạn cần lưu ý: Bồ câu và các loài chim mỏ vẹt thường ăn “sữa diều”, là chất được chim bố mẹ ợ ra. Để bắt chước chế độ ăn này, bạn phải cho chim non ăn thức ăn công thức thiết kế cho vẹt bằng cách sử dụng xy lanh nhựa đã loại bỏ kim tiêm.
Chim ruồi cần thức ăn công thức từ mật hoa, chim ăn cá cần ăn cá tuế băm nhỏ, chim săn mồi sẽ ăn côn trùng, loài gặm nhấm và những con chim nhỏ hơn, và các loài chim non tự lập có thể ăn thức ăn cho gà con …
3. Cách cho chim con ăn
Chim con cần cho ăn thường xuyên, cách 15 – 20 phút từ sáng đến tối. Lưu ý khi cho chim con ăn bạn nên sử dụng vật dụng chuyên dùng như nhíp cùn hay kẹp nhựa.
Khi chim đã mở mắt và mọc lông lún phún, bạn có thể giãn lịch cho ăn xuống 30 – 45 phút. Sau đó bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi lần đút và giảm số lần cho ăn theo đó.
Khi chim đủ khỏe mạnh để rời tổ và bắt đầu nhảy nhót quanh hộp thì bạn chỉ cần cho ăn mỗi giờ một lần. Từ từ tăng thời gian này lên 2 – 3 giờ sau mỗi lần ăn và bắt đầu để một ít thức ăn trong hộp để chim tập mổ.
Khi chim lớn hơn và bắt đầu nhảy nhót thì bạn có thể thay đổi dần chế độ ăn bằng cách bổ sung loại thức ăn của chim trưởng thành.
Chim ăn côn trùng sẽ ăn giun đất, châu chấu và dế được băm rất nhỏ, cùng với bất kì loài côn trùng nào bạn thu được từ thiết bị bắt côn trùng.
Chim ăn hoa quả sẽ ăn quả mọng, nho và nho khô tẩm nước.
Bên cạnh việc lưu ý về thức ăn cho chim bạn cần quan tâm đến tổ cho chim ở, nhiệt độ ấm từ bóng đèn …
Sau khi chim con mọc lông đầy đủ và sức khỏe ổn định, chim biết bay thành thạo và đạt độ cao cần thiết. Bạn có thể thả chim đi để chúng trở về với đúng môi trường phát triển tự nhiên của chúng.
Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà như thế nào? Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.