cho-pug-co-may-loai
Kỹ năng

Giống chó Pug có mấy loại? Cách chăm sóc cho Pug

Pug là một loại chó khá thân thiện, dễ thương và được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết giống chó Pug có mấy loại? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích nhất cho những người nuôi chó.

Lịch sử ra đời của giống chó Pug

Pug hay còn gọi là chó mặt xệ thuộc nhóm chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc, đây cũng là một giống chó thân thiện và hiền lành. Chúng có một khuôn mặt nhăn, mõm ngắn, đuôi xoăn. Loại chó Pug này có bộ lông mịn, bóng, nhiều màu sắc nhưng màu lông phổ biến nhất là màu đen và màu vàng. Cơ thể của chúng nhỏ gọn, hình vuông với các cơ bắp rất phất triển.

Cho Pug được coi là giống thú cảnh quý tộc, có cuộc sống xa hoa bởi hầu hết chúng được nuôi từ hoàng thân, quốc thích Trung Quốc nuôi dưỡng.

Vào thế kỷ 16, khi Trung Quốc bắt đầu giao thương với Châu Âu, sau đó những thương nhân người Hà Lan đến Trung Quốc buôn bán và đến khi trở về họ có mang theo những chú chó Pug. Cũng  từ khi đó mà thời kỳ chó Pug phát triển nhiều và thịnh vượng tại Châu Âu.

Đến thời nữ hoàng Anh Victoria ở Châu Âu loài chó Pug được ưa chuộng, bà cũng rất yêu thích giống cảnh khuyển này và xuất phát từ đó nhân giống Pug để chúng phát triển mạnh mẽ hơn tại nước Anh.

Đến thế kỳ 19, chó Pug được đưa đến Mỹ và được nuôi khá phổ biến tại đây. Năm 1885, Hiệp hội chó giống Mỹ AKC đã chính thức công nhận Pug là một giống chó riêng. Cho đến hiện tại thì Pug được ưa chuộng trên cả thế giới và Việt Nam.

Giống chó Pug có mấy loại?

Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, bố mẹ của chó Pug mà có thể chia ra những loại khác nhau như chó Pug thuần chủng và chó Pug lai.

Có thể thấy rằng đối với chó Pug thuần chủng thì có thân hình cân đối, chiều cao khá thấp, vuông vắn. Chó Pug thuần chủng sẽ có bộ khung xương to, vai rộng hơn hông nên khá giống với quả lê. Phần lưng của Pug rất thẳng, không bị lõm xuống hay gồ ghề. Chó pug thuần chủng sẽ có đuôi ngắn và cuộn thành vòng nằm gọn gàng trên lưng.

Khuôn mặt của chó Pug thuần chủng to, tròn với nhiều nếp nhăn xếp chồng lên nhau. Đối với giống chó này càng có nhiều nếp nhăn thì càng đẹp và nhận được nhiều sự yêu thích từ người nuôi chó.

Có thể nhận diện mắt của chó Pug thuần chủng là hơi lồi, mang màu nâu sẫm, cùng với đó thì phần tai của loại chó này luôn cụp xuống còn chó Pug lai sẽ có tai vểnh cao hướng lên trên.

>> Xem thêm

cho-pug-co-may-loai
Có những lưu ý nào khi chăm sóc chó Pug?

Đặc điểm tính cách của chó Pug

Mặc dù pug có ngoại hình dữ dằn nhưng tính cách lại khá hiền lành và rất hòa đồng, thân thiện với con người, vật nuôi nên thường không được giao trách nhiệm giữ nhà.

Chó Pug cực kỳ thông minh, trung thành, đặc biệt khi được trải qua quá trình huấn luyện thì chúng học hỏi, nhận thức rất nhanh. Người nuôi chó sẽ thấy việc huấn luyện và nuôi chó Pug sẽ trở nên rất thú vị và dễ dàng.

Từ nguồn gốc là giống chó quý tộc nên rất thích được cưng nựng và nuông chiều, gần gũi, quấn quýt với chủ nhân nên chủ yếu chỉ biết ăn và ngủ, chúng ham ăn tất cả những gì bạn cho. Như vậy sẽ dễ dàng cho bạn bằng cách có thể mang thức ăn để dụ những con cún lười biếng này vận động để giải phóng năng lượng tránh béo phì.

Điều đặc biệt ở loại chó Pug là không cắn xé hay phá phách đồ đạc khi bạn vắng nhà mắc dù thường xuyên được nuôi nhốt trong nhà.

Hướng dẫn cách chăm sóc chó Pug

Tập luyện cho Pug

Là một giống chó cảnh lười vận động và có thể nằm cả ngày ở nhà mà không đòi ra ngoài nên thường thấy chó Pug bị thừa cân, béo phì. Cách tốt nhất là người nuôi chó nên thường xuyên dẫn chúng ra ngoài để chơi các trò như ném bóng, nhặt đồ vật, đuổi bắt trong nhà….

Mỗi ngày nên dẫn chó ra bên ngoài trong khoảng từ 15 – 20 phút để kích thích vận động. Chú ý không nên cho pug tập các động tác hoặc bài tập quá sức vì chúng không phải giống chó lao động nếu hoạt động mạnh, Pug sẽ bị khó thở, co giật.

Vệ sinh nếp gấp trên mặt chó Pug

Các nếp gấp xuất hiện trên mặt chó Pug là đặc điểm nổi bật và đây cũng chính là nơi trú ẩn của các loại vi khuẩn. Do nơi này tụ tập quá nhiều bụi bẩn, thức ăn, đất cát trong suốt các hoạt động của Pug. Việc không vệ sinh sạch sẽ các nếp gấp này sẽ gây ra mùi khó chịu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.

Các bước để tiến hành vệ sinh nếp gấp trên mặt của Pug, bao gồm:

Bạn có thể dùng tăm bông nhúng nước ấm và lau sạch ở các vị trí như nếp gấp ở mũi, mắt của Pug.

Khi lau chú ý không được để tăm bông chạm vào các bộ phận mắt, mũi, miệng…

Sử dụng khăn hoặc bông gòn lau khô các vị trí nếp gấp đó, tránh bị ẩm ướt vì như vậy dễ gây ra các loại nấm kích ứng.

Chăm sóc lông cho chó Pug

Lông của chó Pug cần được thường xuyên cắt, tỉa. Chăm sóc lông cho Pug bằng cách tắm gội với sữa tắm chuyên dùng, bộ lông sẽ óng ả, mượt mà hơn. Khi tắm xong nên sấy khô lông, tránh để tình trạng ẩm ướt, bốc mùi hôi khó chịu.

Chó Pug rất dễ bị rụng lông nên cần loại bỏ phần lông chết để không bám trong nhà bằng cách chải lông cho chúng thường xuyên. Hoặc bạn có thể đưa chó đến các cửa hàng chăm sóc cảnh khuyển để bộ lông được chăm sóc kỹ càng hơn.

Vệ sinh cho chó Pug

Tắm cho chó Pug ít nhất 1 lần/ tuần vì nó ít vận động nên không cần thiết phải ngày nào cũng tắm.

Vệ sinh tai cho Pug bằng các dung dịch chuyên dụng khoảng 1 tuần/ lần.

Luôn giữ cho bát ăn, nơi ngủ nghỉ, chỗ ăn uống của Pug được sạch sẽ.

Sức khỏe của chó Pug

  • Chó Pug tuổi thọ trung bình từ khoảng 12 – 15 năm. Nên để nuôi 1 bé Pug mặt xệ đúng cách sẽ giúp cún gắn bó với gia đình bạn trong 1 khoảng thời gian dài. Ngoài ra thì bạn cũng cần đưa Pug đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần. Cho chúng tiêm phòng đầy đủ, tẩy giun sán định kỳ.

Trên đây là những thông tin về chó pug có mấy loại?. Hy vọng từ đó người nuôi chó sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để lựa chọn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất. Bạn đọc hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.

cho-Poodle-nen-an-gi
Kỹ năng

Chó Poodle ăn gì và không nên ăn gì?

Việc chăm sóc Poodle và quá trình nuôi dưỡng là điều không hề đơn giản, nhất là những người mới bắt đầu nuôi chó. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem chó Poodle ăn được gì và không ăn được gì? Có gì cần lưu ý với thức ăn của Poodle.

Chó Poodle ăn gì?

Chó Poodle hay còn gọi là chó săn vịt giỏi bơi lội, đây là hậu duệ của các giống chó như French Water dog, Hungarian Water Hound và Barbet.  Poodle là một dòng chó có bộ lông xoăn, dáng người nhỏ nhắn và bơi lội rất giỏi.

Poodle là một dòng chó không hề kén ăn giống như những loại chó khác do đó việc lựa chọn thức ăn cho nó cũng không quá khó khăn. Điều người nuôi chó cần biết là lưu ý độ tuổi của Poodle để lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp hơn.

Khi Poodle được 3 – 6 tháng tuổi

Do hệ tiêu hóa chưa được phát triển hoàn chỉnh nên không thể ăn được những đồ ăn như Poodle trưởng thành. Những dòng chó trung bình nhỏ thì chế độ ăn cũng có phần khác biệt hơn so với giống chó lớn.

Cháo và cơm là món ăn phổ biến dành cho Poodle để bổ sung tinh bột, các loại thịt cá như thịt heo, thịt gà, thịt bò, những loại rau củ quả, trứng, sữa, protein nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Tốt nhất bạn nên xay nhuyễn cơm cùng với thịt, rau củ để dễ dàng ăn và hấp thụ hơn. Đối với Poodle bé mà phải xa mẹ từ sớm mỗi ngày nên uống một ly sữa ấm để giữ ấm cơ thể, hạn chế khả năng bị cảm lạnh.

Ngoài ra thì những đồ ăn đóng hộp, các loại hạt khô, đồ cung cấp canxi… cũng có thể được lựa chọn dùng cho Poodle. Những loại thức ăn này đã được cân đối tỷ lệ dinh dưỡng do đó bạn chỉ cần chia nhỏ và cho chúng ăn là được. Poodle nhỏ hơn thì nên ngâm đồ mềm ra trước khi cho ăn.

Khi Poodle trên 6 tháng tuổi

Lúc này số lượng bữa ăn/ ngày của Poodle có thể giảm xuống và cần gia tăng chất lượng đồ ăn. Poodle là giống chó không thích ăn rau cho nên hãy xay củ trộn chung với cơm, bên cạnh rau thì vẫn cần cung cấp đầy đủ canxi, tinh bột, khoáng chất, rau củ, đạm…

cho-Poodle-nen-an-gi
Có những lưu ý nào khi chăm sóc chó Poodle?

Chó Poodle nên ăn gì cho đẹp lông?

Điều tạo nên giá trị của Poodle chính là bộ lông dài xoăn tít và mềm mại nên ngoài việc chăm sóc, tắm gội và cắt tỉa lông thường xuyên thì chế độ ăn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến bộ lông của Poodle.

Người nuôi Poodle nhiều năm chia sẻ Poodle ăn trứng vịt lộn để giúp mượt lông. Vì trong trứng vịt lộn có chứa rất nhiều loại Vitamin và khoáng chất để tốt hơn cho sức khỏe, bộ lông cũng sẽ dày dặn hơn trong khoảng 1 tháng.

Ngoài trứng vịt lộn thì các loại trứng khác cũng có thể thay thế đồ ăn giúp mượt lông. Có thể ăn bằng cách ăn sống.

Cà rốt, viên dầu cá, bì lợn hay hoa hồi cũng rất giàu dinh dưỡng sẽ giúp cà rốt, viên dầu cá, bì lợn hay hoa hồi cũng rất giàu dinh dưỡng có lông mượt và bóng bẩy hơn.  Hoặc có thể cho cà rốt, viên dầu cá, bì lợn hay hoa hồi cũng rất giàu dinh dưỡng ăn thêm phô mai, gan heo với liều lượng vừa phải, chú ý không nên cho Poodle ăn nhiều dễ gây ra thừa cân.

 

Chó poodle không được ăn gì?

Ngoài ra thì người nuôi chó cũng cần chú ý việc không nên cho Poodle  ăn gì. Một số thực phẩm không nên cho Poodle  ăn như:

  • Đồ ăn bẩn, thiếu vệ sinh, không an toàn: Do hệ tiêu hóa của Poodle rất đặc biệt nên chúng cần phải được ăn đồ sạch sẽ, an toàn để không mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh: Điều này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của Poodle.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Poodle sẽ bị tiêu chảy nếu bạn cho  ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn có đường, đồ ngọt: Poodle sẽ bị đầy bụng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa kèm theo triệu chứng chảy nước mắt.
  • Hạn chế thức ăn tươi với chó Poodle vì việc chế biến thức ăn tươi sẽ bị thiếu hụt canxi, điều này dễ gây ra nhiều bệnh lý như bệnh hạ bàn.

Những điều cần lưu ý khi cho Poodle ăn

Người nuôi Poodle cần chú ý trong quá trình chăm sóc cần tăng thêm lượng thức ăn để phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, đặc biệt xu hướng của Poodle là ăn nhiều vào mùa đông và ăn ít hơn vào mùa hè. Do đó mà hãy đặt ra chế độ ăn phù hợp để Poodle luôn mạnh khỏe và lông mượt, ít mắc bệnh.

Không nên để Poodle ăn quá no hoặc quá đói mà cần cho ăn đúng giờ của từng bữa. Sau khi ăn xong nếu còn thừa thức ăn thì hãy đổ đi thay bằng đồ mới và không ăn lại.

Nên cho Poodle ăn thêm một số đồ ăn vặt như khoai tây khô, phô mai khô… bên cạnh đó bổ sung thêm các loại trái cây tươi như việt quất, dưa leo, chuối… để tốt hơn cho hệ tiêu hóa của Poodle.

Poodle có các biểu hiện lạ như nôn mửa, tiêu chảy, bỏ ăn thì nên ngừng ăn và đưa chó đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám bác sĩ thú y.

Hãy thay nước 3 lần/ ngày cho Poodle để sạch sẽ và không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chó.

Trên đây là những thông tin về chó Poodle nên ăn gì? Hy vọng từ đó người nuôi chó sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để lựa chọn thức ăn tốt nhất, phù hợp nhất. Bạn đọc hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.