Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?
Chó

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa

Chăm sóc cún cưng là một phần quan trọng mỗi người cần lưu ý. Khi tắm cho chó con quá sớm khiến cho hệ miễn dịch của chúng yếu hơn và có thể bị cảm lạnh. Bài viết dưới đây giải đáp câu hỏi “ Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?” Cách chăm sóc cún cưng luôn khỏe mạnh, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?

Chưa. Các bác sĩ thú ý cho rằng, chó con có thời điểm tắm tốt nhất từ 10 – 12 tuần tuổi. Tránh cho chúng tắm quá sớm nhất là những chú cún con dưới 6 tuần tuổi, bởi đây là thời điểm chó con vẫn chưa có được hệ miễn dịch tốt nhất. Nếu bị nhiễm lạnh thì dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe chúng.

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?
Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa còn tùy vào tình trạng sức khỏe của chó con:

  • Với chó con khỏe mạnh thì bạn hãy tắm cho chúng khi mới 1 tháng tuổi.
  • Còn với những chú chó yếu thì bạn hãy dùng khăn lau sạch tránh mùi hôi hoặc loại bỏ những bệnh như ve chó và bọ chét…

>>> Xem thêm: Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì và kinh nghiệm chăm sóc

2. Các bước tắm cho chó con nhanh, sạch và hết hôi

2.1. Chuẩn bị tắm cho chó con

Trong lần tắm cho chó con đầu tiên thì bạn hãy đặt chúng trong chậu rửa khô, bồn tắm, có thể đùa nghịch với chúng quen dần trong phòng tắm.

Cần phải chuẩn bị cho chó thêm sữa tắm, khăn tắm, lược chải lông, máy sấy hay bông tai.

2.2. Các bước tắm cho chó con hiệu quả

– Kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay thông thường sao đó nhiệt độ vừa phải để chúng không bị lạnh.

– Đảm bảo mực nước ngang nửa chừng chiều cao của chó con để tránh chúng bị đuối nước.

– Lấy bàn chải chuyên dụng để gỡ nhẹ nhàng búi lông xù, không kéo mạnh khiến chúng có thể hoảng sợ và đau đớn. Chú ý cho chúng đi vệ sinh trước và kiên nhẫn trước chúng.

 – Lấy lượng sữa tắm vừa đủ cho chó vào tay rồi thêm chút nước để tạo bọt xoa lên người chúng. Tránh làm ướt ngay phần đầu để chúng có thể làm quen dần sau này. Bạn hãy xả nước trực tiếp bởi có thể khiến cho chúng sợ hãi hoặc bị viêm tai. Theo đó thì các bạn hãy dùng những cách dưới đây:

  • Lấy ca múc nước ấm rồi đổ từ từ lên chó con từ phía sau, tránh phần mặt trước. Nâng mũi chúng lên trên để nước chảy xuống toàn bộ cơ thể mà không bị dính vào mắt hay mũi.
  • Hai bên tai chú cún thì lấy bông tai nhét vào và tránh nước chảy vào trong tai, tắm xong thì gỡ bông gòn ngay.
  • Điều chỉnh đầu chó nhẹ nhàng sau cho mũi chúc xuống dưới sàn, gấp dái tai, bịt mắt, chúc xuống sàn. Sau đó dội nước phía sau đều nhằm tránh nước vào mắt và tai. Lấy một miếng vải thấm nhẹ nhàng và lau lạch vành tai.
  • Trường hợp chó con không chịu đựng được cách trên thì bạn hãy lấy khăn ẩm không có xà phòng để lau tai và mặt cho chúng.

– Dùng tay gãi nhẹ nhằm loại bỏ bẩn trên lông và da.

Lưu ý: Tránh tắm cho chó lâu và dùng nhiều sữa tắm. Với loại sữa tắm dược liệu điều trị bệnh cho cún con thì hãy bôi và giữ trong vòng 10 phút để ngấm dưỡng chất vào da.

– Xả sạch dưới làn nước cho đến khi hết bọt.

– Bê chó con ra khỏi bồn tắm và lấy khăn tắm quấn kín người từ đầu xuống. Đặt chúng xuống lắc mình cho bớt bọt nước rồi tiếp tục lấy khăn lau khô, chú ý vệ sinh tai phải sạch sẽ tránh bệnh viêm tai. Dùng loại khăn tắm hút nước và hạn chế tình trạng lông bị rối xù.

– Cẩn trọng khi dùng máy sấy lông cho chó

  • Với những con chó sở hữu bộ lông dày thì rất khó để tự nhiên khô. Bạn có thể tham khảo dùng máy sấy với chế độ quạt mát, tránh thổi hơi nóng bởi nếu chó con bị ngấm nước lâu dễ dẫn tới cảm lạnh. Lưu ý, không để nhiệt độ máy sấy cao bởi có thể làm bỏng da của chó con.
  • Máy sấy có thể phát ra tiếng ồn có thể khiến cho chó con sợ hãi do vậy bạn cần chú ý làm quen máy sấy cho chó tắm, đồng thời tập thích nghi với nước và bồn tắm.

– Trong quá trình tắm cho chó con, bạn có thể trò chuyện bằng giọng nhẹ nhàng, âu yếm, kèm theo khen ngợi về chúng và thưởng đồ ăn cho chúng vui vẻ.

– Sau khi tắm xong cho chó con thì đặt chúng trong phòng ấm áp, tuyệt đối tránh cho chúng ra ngoài trời lạnh.

– Trường hợp xuất hiện gàu trên lông chó con khi lau khô hay chải lông thì đừng quá lo lắng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi chúng gặp stress, căng thẳng.

>>> Tham khảo thêm: Bị chó dại cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

3. Một số lưu ý quan trọng khi tắm cho chó con

Thông tin trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi “ Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?” Và biết cách tắm như thế nào. Với những con chó vừa mua về hay trong trường hợp khác là đang bị ốm, vừa tiêm vacxin xong, mới tách mẹ, đang bú thì tuyệt đối không được tắm. Nếu như bị hôi quá thì bạn có thể dùng phấn tắm khô để tránh bẩn và ngoài trừ tình trạng viêm phổi hoặc một số bệnh truyền nhiễm khác.

Không nên tắm sớm cho trẻ khiến chúng dễ mắc bệnh
Không nên tắm sớm cho trẻ khiến chúng dễ mắc bệnh

– Tránh mang chó con đi tắm vào ban đêm, buổi tối hoặc khi mà nhiệt độ ngoài trời thấp, dưới 18 độ C. Chó con có thể tắm vào thời điểm thích hợp là khi có nắng ấm.

– Chú ý nên đưa chó con đi tắm khi chúng có mùi hôi hoặc bẩn. Nếu tắm thường xuyên cho chó thì sẽ trôi đi mất lớp dầu bảo vệ trên lông khiến cho lông bị khô, da yếu, khô, nhạy cảm với môi trường.

– Nước tắm có nhiệt độ vừa phải, không nên quá nóng cũng như quá mát, lấy xà phòng chuyên dụng của chó. Tránh dùng sữa tắm của người bởi chúng có tính axit bao hơn khả năng chịu đựng của chó con.

– Khi tắm cho chó con xong thì dùng khăn khô để quấn lại lau khô lông rồi rồi chó sưởi ấm hoặc sấy cho chó.

– Dùng tấm vải mềm hoặc bông khô để làm sạch tai sau khi tắm sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh thối tai như viêm tai giữa vì bệnh này rất khó chữa trị.

– Với lần tắm đầu tiên của chó thì lưu ý nên nhẹ nhàng hết sức, tránh bị hoàng sợ, điều đó khiến cho việc tắm sau này gặp trở ngại.

– Khi vừa ăn no xong cũng tránh tắm cho chó luôn bởi sẽ làm nở mạch máu dưới da dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa khiến cho chúng dễ ngất xỉu.

– Sau khi tắm xong mà chó xuất hiện tình trạng run rẩy, sốt…thì các bạn hãy chú ý đưa ngay đến bác sỹ thú y để kiểm tra.

– Một số giống chó như Maltese, Poodles, Bichon, Springers thì bạn chú ý nên xin ý kiến của người hiểu biết chuyên môn qua đó đưa ra phương pháp chăm sóc lông phù hợp.

Bài viết trên đây giải đáp về việc chó 1 tháng tuổi tắm được chưa? Và cách chăm sóc chó con như thế nào. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn thành công!

Tiêm phòng cho thú cứng là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất
Chó

Bị chó dại cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người hoặc ngược lại. Trong đó nghiêm trọng nhất từ chó dại cắn gây ra hàng nghìn ca tử vong tại nhiều quốc gia. Bài viết dưới đây tìm hiểu về mức độ nguy hiểm từ chó dại cắn và cách xử lý như thế nào?

1. Chó dại cắn nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

Thú hoang dã với vật nuôi là nguyên nhân lan truyền bệnh dại cho con người thông qua vết cắn khi mà động vật bị nhiễm virus dại, phổ biến nhất là chó. Mỗi người có thời gian ủ bệnh khác nhau, từ vài ngày đến vài tháng sau khi bị cắn. Chó ủ bệnh dại bao lâu? Virus dại khởi phát trên toàn thể thống thần kinh trung ương dẫn đến nhiễm trùng và tử vong chỉ sau 1 – 7 ngày. Bị chó dại cắn gần như có thể gây tử vong 100% trên người bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Chó dại cắn có thể gây nguy hiểm lớn với sức khỏe
Chó dại cắn có thể gây nguy hiểm lớn với sức khỏe

Ngoài khi bạn chó dại cắn thì chỉ cần chúng liếm vào vết thương hở hay bộ phận có màng nhầy như mắt, mũi, miệng thì nguy cơ lây bệnh cũng rất cao. Bởi vậy, vết cắn, liếm hay cào động vật được xem là mối hiểm nguy cực kỳ lớn cho con người.

Tại Việt Nam, thời điểm bùng phát bệnh dại nhiều nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nguyên nhân là bởi chúng phụ thuộc vào những yếu tố như cơ sở tiêm phòng dại ở động vật còn nhiều hạn chế, không thể kiểm soát được việc nuôi nhiều chó mèo hiện nay… Đa số người bệnh mới chỉ phòng ngừa khi bị chó dại cắn mà thờ ơ với những vết liếm hoặc tiếp xúc gần với động vật.

>>> Bạn có biết: Đặc điểm nhận dạng và giá bán chó Golden hiện nay

2. Cách xử lý khi bị chó dại cắn?

Sau khi bị chó dại cắn thì việc xử lý vết thương bằng cách rửa, điều trị sẽ là một quyết định sống còn. Bạn cần rửa sạch các vết cắn ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng từ 10 – 15 phút. Ngoài xà phòng thì bạn có thể rửa vết thương dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong thời gian trên. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để chống lại bệnh dại.

Dùng cồn 70% hoặc cồn iod để làm sạch vết thương, tránh khâu vết thương sớm trừ khi ở mặt. Nạn nhân bị chó dại cắn nên được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

3. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở người sau khi bị cắn

Bước quan trọng nhất để phòng bệnh dại đó chính là tiêm phòng bệnh dại. Trong thời gian ủ bệnh được xem là thời điểm vàng quyết định đến khả năng cứu sống người bệnh. Biểu hiện khác biệt ở vết cắn, bởi vậy động vật cắn phải được đưa đi khám để tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.

Tiêm phòng vacxin bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc với những bệnh nhân bị chó dại cắn hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Những trường hợp dưới đây cần nhanh chóng tiêm phòng vacxin dại:

  • Vết cắn gây chảy máu vết thương hoặc xước da.
  • Màng nhầy trên da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
  • Chó đã cắn người bị chết hoặc xuất hiện hành vi không bình thường, biến mất trong thời gian theo dõi, bị ốm, thất thường hay thay đổi tính tình.
  • Kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật có dấu hiệu nghi dại hoặc bị dại đều cho kết quả dương tính.

>>> Xem thêm: Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì và kinh nghiệm chăm sóc

4. Tiêm vacxin phòng chó dại cắn có thể gây bệnh không?

Một số nghiên cứu cho biết, những loại vacxin dại cho người đều là vacxin đã bất hoạt. Vacxin phòng bệnh dại ở người đều phải trải qua hàng loạt điểm định chất lượng về độ vô trùng, an toàn, hiệu lực và độc tính. Bởi vậy, việc tiêm phòng vacxin chó dại cắn không thể gây ra bệnh dại.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu chó con 3 tháng cắn?

Tiêm phòng cho thú cứng là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất
Tiêm phòng cho thú cứng là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất

Tin tốt với đa số những trường hợp bị chó 3 tháng tuổi cắn đều rất bình thường. Đó là bởi một số lý do: Chó con khám phá thế giới bằng miệng. Sau khi sinh từ 2-3 tháng, chó cắn sẽ mọc răng khó chịu nên dễ cắn đồ vật và trong người.

6. Một số biện pháp phòng chống bệnh dại

Dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh dại nhưng trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đó là bởi trẻ em có tính chất về độ tuổi nhỏ, thích tiếp xúc vật nuôi mà chưa có nhận thức về căn bệnh dại.

Nhiều nghiên cứu cho biết, trẻ em thường có xu hướng giấu cha mẹ khi gặp phải vết cắn từ động vật bởi sợ bị la lắng. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ chưa có kỹ năng để áp dụng biện pháp sơ cứu và được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Một nhân tố quan trọng nhất trong việc phòng, chống bệnh dại đó là dạy trẻ cách xử lý tránh bị động cắn.

Điều quan trọng hơn cả, thú nuôi trong nhà cần phải đưa đi tiêm phòng dại sớm ở độ tuổi từ 6-8 tuần. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về việc tiêm phòng bệnh dại cho mèo sơ sinh hoặc chó khi bỏ lỡ thời gian tiêm phòng cho cho vật nuôi.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin về chó dại cắn và có cách xử lý an toàn, hiệu quả, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin quan trọng khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!