5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất có hình dáng và màu sắc đẹp
Những loại cá cảnh dễ nuôi, không đòi hỏi quá trình chăm sóc tỉ mỉ, màu sắc và hình dạng đẹp chính là lựa chọn tốt nhất cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh.
Người sưu tập cá cảnh luôn muốn sở hữu những loại cá cảnh quý hiếm, độc nhất. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng dễ chăm sóc, nếu thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi cá cảnh, không biết cách chăm sóc thì những chú “cá cưng” của các “dân chơi” cá cảnh rất dễ đột tử.
Với những loại cá giá trị thấp thì không sao nhưng có những loại cá cảnh với giá trị hàng triệu hoặc vài chục triệu, nếu chẳng may bị chết sẽ là điều vô cùng đau buồn đối với chủ nhân của nó và tạo ra tâm lý chán nản, sẽ sớm từ bỏ thú tiêu khiển nuôi cá cảnh.
Do đó đối với những người mới tập nuôi cá cảnh tốt nhất nên lựa chọn những loại cá cảnh đẹp dễ nuôi. Vừa có thể thỏa thú vui tiêu khiển của mình, vừa không phải lo lắng vì tốn thời gian, công sức chăm sóc cho chúng.
Nếu chưa biết loại cá cảnh nào dễ nuôi bạn có thể tham khảo các loại dưới đây.
Mục Lục
1. Cá ba đuôi
Có thể nói cá ba đuôi hay còn có tên gọi là cá vàng ba đuôi, là loại cá khá phổ biến trong bể cả cảnh của những người mới tập chơi cá cảnh vì hình dạng bắt mắt và dễ dàng chăm sóc.
Cá ba đuôi
>>>>Xem thêm: Những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục vẫn khỏe mạnh
Môi trường sống của cá ba đuôi cũng không đòi hỏi quá cao, chỉ cần thường xuyên thay nước sạch, hạn chế dùng nước máy vì trong đó chứa những hợp chất diệt khuẩn còn đọng lại không tốt cho sự sống của cá như Clo, Magie,…
Thức ăn sử dụng cho cá ba đuôi cũng khá đơn giản có thể mua tại các cửa hàng cá cảnh. Tuy nhiên cần phải lựa chọn những loại sạch sẽ, có nguồn gôc xuất xứ rõ ràng.
Tuổi thọ của cá ba duôi cũng khá dài từ 5 – 6 năm. Cá ba đuôi từ 2 năm trở đi sẽ mọc u trên đầu nhiền rất đồ sộ và đẹp, đây cũng là một trong những lý do những tay chơi cá kiểng lựa chọn cá ba đuôi.
Cá ba đuôi nuôi lâu sẽ mọc u trên đầu rất đẹp
2. Cá đuôi kiếm
Đúng với tên gọi của mình cá đuôi kiếm sở hữu chiếc đuôi rất dài so với có thể, có hình dạng giống như một thanh kiếm sắc nhọn. Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh đẹp dễ nuôi được nhâp vào Việt Nam từ những năm 50. Hiện nay cá đuôi kiếm phổ biến với 3 loại:
- Cá đuôi kiếm đỏ: Thân có màu đỏ, kiếm dài màu đỏ có thể có vệt đen ở viền
- Cá đuôi kiếm xanh: Lưng màu xanh thẫm, kiếm có màu hồng hoặc xanh
- Cá điêm kiếm đen: Toàn thân có màu đen long lanh ánh kim.
Cá đuôi kiếm dễ nuôi với chiếc đuôi hình kiếm dài
Có thể tìm thấy cá đuôi kiếm ở những vùng châu phi và châu mỹ. Môi trường sống của chúng là những nơi nước ngọt có độ pH từ 7,0 – 8,3.
Khi trưởng thành, chiều dài của cá đuôi kiếm có thể đạt từ 3 – 6 cm. Cá đực có chiếc đuôi hình kiếm dài, đẹp để thu hút các con cái trong mùa giao phối. Nên tách riêng khoảng 2 – 3 cá mái và 1 cá trống trong mùa giao phối do cá đuôi kiếm trống rất hay đánh nhau để giành bạn tình.
Thức ăn cho cá đuôi kiếm có thể là giun chỉ, ruột bánh mì, thức ăn tổng hợp dạng viên cho cá cảnh,…
3. Cá chép Nhật (cá Koi)
Sẽ cảm thấy cực kì thư giãn nếu bạn có thể ngồi thưởng thức một tách trà nóng và ngắm nhìn đàn cá chép Nhật bơi thướt tha trong hồ bên cạnh vào mỗi buổi sáng.
Cá Koi Kohaku rất đẹp và giá trị cao
Cá chép Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người Nhật nghiên cứu lai tạo trở thành giống cá Koi có màu sắc đẹp với màu chủ đạo kèm những mảng màu như các hình xăm. Người Nhật quan niệm những mảng màu trên mình cá Koi sẽ đem lại nhiều điều may mắn.
Những gam màu chính của cá Koi bao gồm:
- Vàng pha đen: Ki Utsuri
- Trắng pha đen: Utsurimono
- Đen pha trắng: Shiro Bekko
- Trắng pha đỏ: Kohaku
- Trắng pha đỏ, đen: Showa Sanken
- Vàng kim, bạch kim: Kinginin
- Xám bạc: Asagi
Giá cả của cá Koi cũng rất cao khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu 1 con. Trong một cuộc đấu giá cá Koi diễn ra tại trang trại cá Saki ở Hiroshima, Nhật Bản, một chú cá Koi thuộc loại Kohaku đã được bán với mức giá kỷ lục là 203 triệu Yên tương đương với gần 42 tỷ đồng Việt Nam.
Môi trường sống của cá Koi cũng không yêu cầu quá cao. Chỉ cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Độ pH: 7 – 7.5
- Nhiệt độ 20 – 270C
- Hàm lượng Oxi tối thiểu 2,5mg/L
Cần lưu ý không nên thay nước toàn bộ hồ cá koi trong 1 lần mà phải thay từ từ để tránh tính trạng gây sock cho cá. (Cách 2 ngày thay một nửa nước trong hồ)
4. Cá hồng két
Màu sắc sặc sỡ cùng hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu với mắt to tròn, miệng rộng xinh là những đặc điểm khiến mọi người thường muốn thêm cá hồng két và bộ sưu tập cá cảnh của mình.
Xuất hiện tại thị trường cá cảnh Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ XIX qua quá trình nuôi, chăm sóc và lai tạo, hiện nay cá hồng két đã trở thành một trong những loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất trong giới chơi cá cảnh. Có 3 chủng loại phổ biến là cá hồng két King Kong, cá hồng két đuôi tim và cá hồng két xăm.
Cá hồng két hình dáng ngộ nghính và màu sắc sặc sỡ
Cá hồng két được nuôi trong bể kính là chủ yếu vì vẻ đẹp và màu sắc được bộc lộ rõ nét nhất. Môi trường sống cần đảm bảo nước có độ pH từ 6 – 8, nhiệt độ từ 21 – 28oC.
Là loài ăn tạp nên thức ăn sử dụng cho cá hồng két có thể là tép bò, trùng chỉ, thức ăn dạng viên, thịt bò, thịt heo bằm nhỏ,…
5. Cá đá (cá betta)
Nổi tiếng với vẻ đẹp đến từ bộ vi (vây) dài lộng lẫy màu sắc sặc sỡ như chiếc váy phủ quanh thân, cá Đá được nhiều người lựa chọn để nuôi cảnh. Bên cạnh đó loại cá này rất “máu chiến” do đó cũng được sử dụng trong các cuộc tỷ thí chọi cá.
Cá đá sở hữu bộ vi lộng lẫy
Cá đá xuất xứ từ giống cá betta của Thái Lan và sau đó được cả thế giới biết đến. Hiện nay đã phát hiện ra 4 loài cá betta hoang dã trong tự nhiên là betta splendens, betta imbellis, betta mahachaiensis và betta smaragdina. Tuy nhiên các loài hoang dã không có màu sắc sặc sỡ và vây đẹp như những loài lai tạo.
Những loại cá đá được lai tạo và phổ biến trên thế giới:
- Crowntail: Vây tưa
- Combtail: Vây lược
- Veitail: Vây đuôi rủ xuống không đối xứng
- Half-moon: vây đuôi mở rộng
- Double tail: hai đuôi, vây lưng dài
- Delta tail: Đuôi rộng và sắc cạnh
- Fantail: Đuôi hình quạt
Một chú cá đá Fantail
Có thể nói cá đá là loại cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất hiện nay dành cho các dân chơi mới tập nuôi cá cảnh. Chỉ cần một chiếc hũ thủy tinh là đã đủ không gian sống dành cho chúng. Nuôi cá đá mỗi con một hũ thủy tinh, không nuôi chung với nhau vì chúng sẽ đánh nhau.
Thức ăn của cá đá gồm trùng chỉ, bọ gậy, thức ăn tổng hợp dạng viên có nguồn gốc từ thịt, tôm,… Tuyệt đối không được cho ăn các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật sẽ làm cá chết.