Chim bồ câu biểu tượng hòa bình? Lý do tại sao?
Chúng ta thường nghe thấy chim bồ câu biểu tượng hòa bình nhưng nguồn gốc và ý nghĩa từ đâu chim bồ câu lại được chọn làm biểu tượng của hòa bình thì không phải ai cũng biết.
Chim bồ câu là loài chim quen thuộc được nuôi trong nhiều gia đình hiện nay, có nhiều giống có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Chúng sống đông đúc ở những nơi có nhiệt độ ấm áp. Chim bồ câu không chỉ biết đến là biểu tượng của sự chung thủy, chim bồ câu còn được coi là biểu tượng cho hòa bình.
Mục Lục
Lý do coi chim bồ câu biểu tượng hòa bình
Câu chuyện được kể về một trận đại hồng thủy kéo dài 150 ngày và sau này là cuộc chiến tranh ở Châu Âu kéo dài hơn 30 năm với hình ảnh “chú chim bồ câu ngậm nhánh trám”.
Có thể bạn quan tâm: Danh sách những loài chim không biết bay trên thế giới
Câu chuyện được lưu truyền, cụ thể như sau: Trong kinh thánh có đoạn viết “Thượng đế Jehova tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adam tạo ra con người nữ Eva”. Từ đó con cháu của họ sinh sôi, nảy nở và làm ăn thịnh vượng nhưng nhiều loại người không cần cù lao động nên đã hủ hóa bạo lực, đạo đức hủy bại. Thượng đế đã nổi giận và quyết định dùng trận đại hồng thùy kéo dài 150 hgayf để hủy diệt thế giới này.
Cháu đời thứ chín của Adam là Noe, nghe tin mặt đất sắp bị đại hồng thủy nhấn chìm nên lập tức làm con thuyền hình vuông để cho gia đình lên tránh nạn, gia đình Noe bình an vô sự. Trận hồng thủy kéo dài 150 ngày, đến khi nước sắp sửa rút, Noe quyết định thả con chim bồ câu đi thám thính, lúc con chim bồ câu trở về, trên mỏ nó ngậm nhánh trám màu lục. Noe hết sức sung sướng, chứng tỏ nước rút để lộ ra những nhánh cây non, ông đã đưa tất cả gia đình trở về lục địa và bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới.
Sau khi trận đại hồng thủy kết thúc, ông đã thả chú chim bồ câu đi thám thính xem liệu sự sống trên trái đất có khả thi không, chú chim bồ câu đã trở lại và ngậm một nhánh cây olive. Noe hiểu rằng đó là biểu hiện của sự sống đã trở lại trên Trái Đất, đã có thể bắt đầu quá trình tái thiết lại thế giới. Từ đó chim bồ câu đã trở thành biểu tượng của sự sống, của hòa bình. Câu chuyện về con chim bồ câu và nhánh trám đã theo Kinh Thánh phổ biến ra toàn thế giới.
Những năm 30 của thế kỷ XVII ở Châu Âu nổ ra cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm làm cho nhân dân Đức chìm vào đau thương. Ở Đức lưu hành một thức khăn kỷ niệm trên vẽ con chim bồ câu ngậm một nhành trám để nói lên nguyện vọng mong chờ hòa bình của nhân dân. Vì thế đây cũng là lý do con chim bồ câu và nhành trám trở thành vật tượng trưng cho hòa bình.
Chim bồ câu còn là biểu tượng cho tình yêu
Tục lệ chọn chim bồ câu trong nhiều loài chim vì nó được gắn liền với vị thần tình yêu của Hy Lạp, nữ thần Aphrodite.
Xem thêm: Các loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày
Người ta ta tin rằng mùa sinh sản của chim thường rơi vào xung quanh ngày lễ Valentine ngày lễ của tình yêu. Bồ câu được chọn vì sự chung thủy của nó, người ta tin rằng mùa sinh sản, nó chỉ “đi lại” với chỉ một đối tác chứ không chung cặp như nhiều con vật khác.
Chim bồ câu là loài chim hiền lành, thân thiện, là một loài động vật không có tính dữ như các loài chim săn mồi khác như chim ưng, diều hâu. Màu lông trắng trong sáng, thuần khiết, biểu tượng của hòa bình vì màu lông đẹp đẽ của nó.
Vì nhiều lý do mà sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II, nhà họa sĩ lớn Picasso đã vẽ một con chim bồ câu trắng đang bay gửi tặng cho hội Hòa bình toàn thế giới. Đây là con chim bồ câu hòa bình, biểu tượng của sự hòa bình, thân thiện của loài người.