Mỗi giai đoạn chó con sẽ có cách chăm sóc khác nhau
Chó

Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì và kinh nghiệm chăm sóc

Chó 1 tháng tuổi nên ăn gì? Thường chó con giai đoạn này vẫn được bú mẹ nhưng bổ sung thêm thức ăn giúp chúng nhanh chóng phát triển là lấy lại sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thức ăn cho chó 1 tháng tuổi, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

Mục Lục

1. Đặc điểm của chó con 1 tháng tuổi

Những chú chó 1 tháng tuổi thường có cơ thể non nớt, yếu ớt, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc tốt nhất. Giai đoạn này chó con phải được chăm sóc thật cẩn thận, nhất là về chế độ ăn uống. Từ đó chăm sóc chú chó luôn phát triển khỏe mạnh và an toàn thì phải nắm được phương pháp chăm sóc chú chó.

Chó con 1 tháng tuổi có chế độ chăm sóc riêng
Chó con 1 tháng tuổi có chế độ chăm sóc riêng

Chó con giai đoạn từ 1 – 4 tháng tuổi đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc riêng biệt. Khi được 1 tháng tuổi là chúng bắt đầu mọc răng, ngứa lợi nên hay cắn hoặc gặm những thứ nhìn thấy. Thậm chí chó có thể nhai và nuốt những dị vậy như sắt hoặc nhựa, gây nguy hiểm rất lớn.

Nếu thấy những chú ý xuất hiện những biểu hiện ở trên thì bạn hãy lấy một cục xương để cho chúng, như vậy sẽ không làm hỏng đồ trong nhà.

>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc mèo Ba Tư lai cực dễ dàng 

2. Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì?

Thức ăn chó 1 tháng tuổi ăn gì? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người yêu thích thú cưng. Ở giai đoạn 1 tháng tuổi đặc biệt của chó con thì chúng cũng khá khó nuôi và phải phân biệt cách chăm sóc, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh mắc bệnh.

2.1. Chó 1 tháng tuổi nên ăn gì?

Chó con 1 tháng tuổi vẫn khá yếu ớt nên nguồn dinh dưỡng nhất vẫn từ sữa mẹ. Với những chú chó mới sinh thì vẫn phải cần được dùng sữa mẹ nhằm tăng cường sức đề kháng trong cơ thể và chống lại bệnh tật về sau. 

  • Khi mới sinh: Chó con vẫn chưa mở mắt, chưa đi vững được nhưng vẫn có khả năng tìm đến bầu sữa. Với chó mẹ đầy đủ sức khỏe thì vẫn hoàn toàn cho chó con bú trong vòng 3 tuần đầu đời.
  • Sau 10 ~ 15 ngày: Chó con sẽ mở mắt và hoàn toàn chỉnh thính giác vào 25 ngày tuổi. Đây cũng là giai đoạn mọc răng sữa ở cún con và bắt đầu tập tự đi những bước đầu tiên. 
  • Khi chó được 20 ~ 25 ngày tuổi: Bạn có thể bổ sung thêm cho cún cưng những loại thức ăn có vị sữa, giúp chúng bắt đầu cai được sữa mẹ. Bjn có thể bắt đầu cho cún con ăn cháo xay nhuyễn, thêm ít thịt năm để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Giai đoạn 20 ~ 25 ngày tuổi: Còn được gọi là giai đoạn cho chó con ăn dặm này. Bạn hãy theo dõi cân nặng chó con thường xuyên để biết đồng thời bổ sung dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe với sự phát triển của cơ thể chúng.

Với những chú cún lười ăn, ít bú mẹ, mẹ thiếu sữa thì bạn có thể bổ sung thức ăn bằng cách thêm thức ăn ngoài hoặc pha sữa cho chúng uống. Nếu bạn đến các cửa hàng thú cưng nhất là chó có thể thay thế sữa mẹ theo công thức với nhu cầu dinh dưỡng với chó con như sau:

  • 1 cốc sữa dê hoặc bò
  • 1 muỗng súp dầu bắp.
  • 1 ít muối.
  • ¼ muỗng trà vitamin dạng nước

Thời gian cho chó con bú trong ngày:

  • Tuần 1: Cách 2 tiếng cho ăn 1 lần vào ban ngày, vào ban đêm là 3 tiếng/lần.
  • Tuần 2: Cách 3 tiếng cho ăn 1 lần vào ban ngày và ban đêm 4 tiếng/lần nhưng lượng ăn nhiều hơn.
  • Tuần 3: Ban ngày thì 4 tiếng cho ăn 1 lần và 6 tiếng/lần vào ban đêm.
  • Tuần 4: Có thể cho chó ăn cháo, 4 lần/ngày bằng bình.

2.2. Dinh dưỡng dành cho chó 1 tháng tuổi ăn gì?

  • Từ ngày sinh thứ 5 trở đi bạn hãy lấy một vài thìa canh sữa bò thềm cho chó ăn, có thể cho chó bú bằng vú cao su và sau rót ra đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa để chúng tự liếm sữa. Ngoài ra, bạn có thể hâm sữa cho ấm trước khi cho chúng ăn. 
  • Từ tuần thứ 2 lượng sữa lên 200 – 300gr/con/ngày. Bước sang tuần thừ 3 thì bạn cho chó con ăn thêm cháo lỏng với thịt xay nhuyễn, mỗi ngày có thể ăn 1-2 bữa. Nếu có điều kiện thì bạn hãy bổ sung thêm vào sữa 2 ống Cloruacanxi/con/ngày.
  • Từ ngày 21 – ngày 30: Bạn hãy cho chó con mỗi ngày ăn 2 bữa hỗn hợp cháo nấu thịt băm. Có thể thêm vào sữa  1 – 2 giọt Tetravit hoặc Trivit. Từ ngày tuổi thứ 5 – 8: khe tai chó con bắt đầu mở và thính giác cững bắt đầu phát triển.

3. Một số lưu ý trong cách chăm sóc chó con

Chó 1 tháng tuổi cần được bảo vệ để được phát triển khỏe mạnh toàn diện. Dưới đây là những lưu ý cụ thể trong việc chăm sóc chó con nhé:

Mỗi giai đoạn chó con sẽ có cách chăm sóc khác nhau
Mỗi giai đoạn chó con sẽ có cách chăm sóc khác nhau

3.1. Tiêm phòng đầy đủ

Chó được 1 tháng tuổi thì bạn hãy đưa nó đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để phòng bệnh. Bởi đây là thời điểm là sức đề kháng chưa được hoàn thiện và dễ gặp phải những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả tính mạng của chó.

Chó con giai đoạn bé thì thường gặp 2 căn bệnh nguy hiểm nhất là Pravo và Care đều có biểu hiện đi ngoài ra máu. Chó dưới 3 tháng tuổi thì nguy cơ bị chết rất cao nếu mắc phải, dù còn sống cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng sau này.

>>> Bạn có biết: Đặc điểm nhận dạng và giá bán chó Golden hiện nay

3.2. Tẩy giun định kỳ cho chó con

Giun sán không gây nguy hiểm nhiều đến chó con nhưng chó 3 tháng tuổi ăn gì để hấp thu tốt nhất. Tẩy giun sẽ giúp cho chó được hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng. Tốt nhất hãy thực hiện tẩy giun theo đúng liệu trình để đảm bảo tốt nhất.

3.3. Nơi ở dành cho chú chó

Chó con đòi hỏi phải có nơi ở sạch sẽ, ấm áp và luôn khô thoáng. Bạn có thể lót thêm một tấm vải vừa đủ chỗ nằm và trong chuồng chó. Tránh đặt chó ở nơi trước quạt hay nơi có điều hòa bởi chúng sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên vệ sinh nơi ở đồng thời thay lớp vải lót để tránh mắc bệnh cho chó.

Nên chú ý, chó con mới sinh sẽ không tự giữ ấm cho cơ thể, thân nhiệt chúng bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Do vậy cần đặc biệt giữ ấm và tăng nhiệt độ bên ngoài khi trời lạnh. Cần đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn cho chó con vừa đủ.

Từ 2 – 4 tuần đầu mới chào đời, bạn tránh tắm cho các chú chó. Do vậy, bạn hãy vệ sinh thường xuyên bằng cách lau nhẹ bằng khăn ướt hay vải. Với chú chó 1 tháng tuổi thì cần dạy chúng vệ sinh đúng chỗ để đảm bảo tốt nhất sức khỏe chúng sau này. 

Hãy dạy chúng thói quen đi vệ sinh, tránh đi lung tung trong nhà. Bên cạnh môi trường sống thì người nuôi chó cần chú ý đến sự phát triển tâm lý của chúng. Nhất là khi vừa tách mẹ thì hãy thường xuyên chơi và vuốt ve chúng. Với những con bị ủ rũ quá lâu thì dễ dẫn đến bỏ ăn và mắc bệnh tật.

Bài viết trên đây nhằm chia sẻ về việc chó 1 tháng tuổi ăn gì và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc chó 1 tháng tuổi tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác nhé. Chúc bạn thành công!

Rate this post