Ngành Y sĩ học mấy năm?
Kỹ năng

Ngành Y sĩ học mấy năm? Thời gian đào tạo Y sĩ là bao lâu? 

Ngành Y sĩ học mấy năm thì tốt nghiệp? Cũng như các lĩnh vực Y học khác, Y sĩ là một trong những ngành học đặc thù, là nghề cao quý vì nó có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, Bộ y tế đã có những chỉ đạo đặc biệt liên quan đến chất lượng, chương trình đào tạo của ngành Y sĩ. 

Mục Lục

1. Ngành Y sĩ học mấy năm?  

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia hiện đang thiếu hụt nhân lực ngành Y sĩ đa khoa. Đây là điều hoàn dễ hiểu bởi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tăng cao khiến ngành Y sĩ càng trở nên hót hơn bao giờ hết. 

Ở thời điểm hiện tại, khá nhiều bạn trẻ đang quan tâm tới vấn đề ngành Y sĩ học mấy năm. Chương trình đào tạo Y sĩ ở Việt Nam được chia thành 2 trình độ đào tạo đó là Trung cấp Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa ở bậc Đại học. Vậy, đối với hệ Trung cấp, ngành Y sĩ học mấy năm thì tốt nghiệp? 

Theo nhiều nguồn tin, các thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì cần đào tạo 2 năm để có thể trở thành một cử nhân Y sĩ đa khoa hệ Trung cấp. Đối với các bạn đã hoàn thành các khóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp ở mọi nhóm ngành, các bạn sẽ được đào tạo thêm 1 năm để trở thành 1 cử nhân Trung cấp Y sĩ. 

Ngành Y sĩ học mấy năm? Thời gian đào tạo Y sĩ là bao lâu? Ngành Y sĩ học mấy năm? Thời gian đào tạo Y sĩ là bao lâu?

Các học viên học theo hệ chuyển đổi này sẽ chỉ phải học 1 năm bởi họ được miễn toàn bộ các môn học đại cương ở các trường trước đây các em đã theo học. Vì vậy, các em sẽ đào tạo các kiến thức chuyên sâu về ngành Y sĩ mà không phải học các môn đại cương như Ngoại Ngữ, Quốc Phòng, Thể Dục, Tin Học, Chính trị, Pháp luật, Văn hóa,… 

2. Chương trình học ngành Y sĩ

Chương trình đào tạo ngành Y sĩ hệ trung cấp được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là chương trình học lý thuyết, các em sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức Y khoa căn bản như Truyền nhiễm, Vi – Ký, Giải phẫu, Khoa nhi, Nội khoa, Sản khoa, Ngoại khoa,… cùng với đó là những nội dung lâm sàn. 

Ở giai đoạn 2, các bạn sinh viên sẽ được học tập, thực tập Y lâm sàng, đi thực tập thực tế ở các bệnh viện, các cơ sở y tế từ Trung ương tới địa phương. Đây là cơ hội để các sinh viên dần làm quen với công việc, làm quen với tay nghề trước khi ra trường. 

Sau khi kết thúc chương trình học lý thuyết và thực tập, các em sinh viên ngành Y sĩ sẽ được cấp bằng Y sĩ đa khoa hệ Trung cấp để có thể theo đuổi ngành Y. Ngoài ra, các em cũng có thể học liên thông lên đại học để có thể được làm Bác sĩ theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

3. Công việc chính của các Y sĩ 

Vấn đề ngành Y sĩ học mấy năm đã được giải quyết cụ thể. Hiện tại, khá nhiều các bạn trẻ cũng quan tâm tới các công việc của nghề Y sĩ ngay sau khi ra trường. Theo theo học ngành Y sĩ, các em sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức, sở hữu các kỹ năng cực chuẩn để có thể làm việc tại các cơ sở y khoa. Ngoài việc chào đón bệnh nhân, sắp xếp lịch hẹn, sắp xếp văn bản thì người làm nghề Y sĩ có thể lưu trữ, báo cáo thông tin cho dịch vụ Y khoa. 

Chưa dừng lại ở đó, các Y sĩ có thể đảm nhận các công việc của một Điều dưỡng viên hay trợ lý bác sĩ để làm các nhiệm vụ lâm sàn trong phòng y tế. Nhiệm vụ lâm sàn mà người Y sĩ có thể làm đó là đo lường, thống kê các chỉ số sinh tồn; giải quyết các kết quả xét nghiệm;… Nhìn chung, các Y sĩ sẽ làm việc dưới sự giám sát của các Bác sĩ hay các Điều dưỡng viên. 

Ngành Y sĩ học mấy năm?Ngành Y sĩ học mấy năm?

Các Y sĩ có thể làm việc tại các phòng nhãn khoa, nhi khoa hay sản khoa,… Mỗi một Y sĩ đều có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng liên quan tới các lĩnh vực mà họ làm. Các Y sĩ sẽ thực hiện các công việc riêng biệt tùy vào từng chuyên khoa cụ thể. 

  • Nhiệm vụ hỗ trợ các các sĩ xét nghiệm, sắp xếp kết quả xét nghiệm tại phòng mạch là các Y sĩ khoa sản. 
  • Nhiệm vụ của các bác sĩ khoa mắt là giúp đỡ, chăm sóc các bệnh nhân thực hiện chẩn đoán các bài kiểm tra mắt. 
  • Nhiệm vụ của Y sĩ nhi khoa chính là chăm sóc sức khỏe cho các trẻ em dưới sự quản lý, giám sát của các bác sĩ nhi khoa. 

Người Y sĩ cần thường xuyên tương tác, nói chuyện cùng các bệnh nhân để hiểu thêm các tâm tư, nguyện vọng của họ, qua đó có thể giúp đỡ các bệnh nhân vượt qua khó khăn, vươn lên để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Và đó cũng là những mong ước giản đơn của các Y sĩ. Họ xứng đáng được tôn vinh vì những cống hiến với nền Y học nước nhà. 

Trên đây là bài viết phân tích của tác giả về các vấn đề như ngành Y sĩ học mấy năm, chương trình học ngành Y sĩ hay các công việc chính của các Y sĩ,… Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp quý độc giả có thêm những góc nhìn khác quan và đa chiều nhất. Và các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng y tế Hà Nội để học ngành Y sĩ. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn. 

Rate this post