Thực trạng ngành chăn nuôi nước ta hiện nay
Kỹ năng

Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

Chăn nuôi trước đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, khi kinh tế ngày càng phát triển và tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

Mục Lục

A. Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào. Ngành chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật nuôi (gia súc, gia cầm). Trong ngành này, 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Ngành chăn nuôi là nguồn cấp thực phẩm thiết yếu cho con người, trong đó các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa chiếm tỉ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, ngành còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu người lao động Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

B. Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay

Cùng tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi và những khó khăn gặp phải của ngành này.

1. Tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Mô hình VAC phổ biến ngành chăn nuôi Việt Nam

>>>Xem thêm: Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

2. Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những thế mạnh và tiềm năng trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm còn ở mức cao, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều hoạt động quảng cáo. Do đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Theo chia sẻ của bạn Lệ Thu – Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: “Mình xuất thân cũng là con nhà nông, thấy bố mẹ trồng cỏ nuôi bò vất vả, đến khi bán giá cả rất bấp bênh, lúc lên lúc xuống, nghĩ cũng cực cho bà con nông dân”.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thành cao là bởi thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Cùng với đó, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ, không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Tiếp đó, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, các mặt hàng nước ngoài lại dễ dàng tràn vào Việt Nam với chất lượng tốt và mức giá rẻ hơn.

Ở nước ta hiện nay còn tồn tại hiện tượng thực phẩm bẩn. Bởi người sản xuất, kinh doanh mong muốn hạ giá thành và kiếm lời nhiều hơn dùng các chất cấm để tăng trọng gia súc, gia cầm, hay thậm chí là để biến những vật nuôi đã chết bốc mùi thành món ăn ngon mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn việc sử dụng các sản phẩm trong nước, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước và chính người chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

5/5 - (3 bình chọn)