Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt.
Mục Lục
1. Ngành chăn nuôi bò thịt trên đà phát triển
Trong ngành chăn nuôi bò được chia ra làm hai nhánh nhỏ là chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Nuôi bò thịt thì đã có từ xa xưa, nhưng bò sữa thì chỉ mới mấy mươi năm gần đây.
Theo thống kê năm 2017, trên cả nước đang nuôi trên 5,6 triệu con bò, cung ứng một lượng thịt và sữa lớn hàng năm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Riêng về thực trạng ngành chăn nuôi bò sữa, tổng cộng đang chăn thả khoảng trên 300 nghìn con và cung cấp gần 900.000 tấn sữa tươi, đáp ứng khoảng 40 – 50% nhu cầu về sữa
Tuy chúng ta vẫn phải nhập khẩu sữa và thịt bò từ nước ngoài, nhưng song song với đó, ngành chăn nuôi bò trong nước cũng đang được đầu tư phát triển mạnh trong những năm qua.
Ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ
>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay
Chúng ta có rất nhiều các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi bò như nhu cầu tiêu thụ thịt và sữa bò trong nước tăng cao, nguồn lao động rẻ và dồi dào, nguồn thức ăn phong phú, các chính sách khuyến khích chăn nuôi của nhà nước được triển khai ở nhiều nơi… Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tồn tại.
Các giống bò, kể cả chuyên cho sữa hay cho thịt, thì Việt Nam ta vẫn chưa có. Giống đang được nuôi hiện nay chủ yếu là lai giữa giống của địa phương và các giống cho sữa, thịt khác.
Nên dù khả năng chống chịu bệnh có cao thì hiệu quả, năng suất vẫn tương đối thấp. Khí hậu nóng ấm của nước ta còn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, rất khó để phòng bệnh triệt để cho bò.
Các kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa thì chưa có nhiều, đặc biệt là về khẩu phần ăn cho bò. Vì vậy bò sữa có năng suất, sản lượng cao nhưng có tuổi thọ thấp, bò thịt thì nhiều mỡ, chất lượng thịt không cao, không ngon.
Việc chăn nuôi cũng chủ yếu là theo quy mô nhỏ lẻ, chưa có đồng bộ. Sự liên kết giữa các cơ sở thu mua, chế biến, chăn nuôi còn chưa chặt chẽ, hợp lý, dẫn đến nhiều trường hợp bà con bị ép giá, thua lỗ.
Áp dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng còn lẻ tẻ, hạn chế. Nếu không khắc phục, ngành chăn nuôi bò ở nước ta sẽ khó phát triển hơn được.
>>Xem thêm thông tin tuyển sinh ngành y Dược Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch
2. Ngành chăn nuôi bò sữa được chú trọng đầu tư
Tuy vậy, nhìn vào mặt tích cực, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang có những thay đổi đáng mừng và tích cực. Để cho người tiêu dùng được sử dụng sữa bò chính hiệu, các doanh nghiệp sữa như Vinamilk, Mộc Châu, TH True Milk… đang đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa chuyên biệt, áp dụng các dây chuyền khoa học kỹ thuật cao.
Nhiều trang trại bò sữa đang được các công ty về sữa xây dựng
Những trang trại này sẽ cho ra những sản phẩm sữa chất lượng và an toàn cho người sử dụng, phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung sữa và nhập siêu sữa ngoại.
Ngoài ra, trang trại cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Năm vừa qua, Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa số 1 với quy mô 4.000 con, sử dụng công nghệ cao.
Với ngành chăn nuôi bò thịt, chính phủ cũng đang cố gắng hỗ trợ người nông dân với các chính sách, tích cực nghiên cứu cải thiện giống bò, thực hiện quy hoạch các trang trại lớn, tăng cường đầu tư các cơ sở chế biến thịt bò và hướng tới xây dựng mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp, hiện đại, quản lý theo chuỗi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực như hiện nay, những người nông dân hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thay đổi sắp tới trong ngành chăn nuôi bò. Chúng ta rồi sẽ được sử dụng những sản phẩm thịt và sữa bò chất lượng và an toàn được sản xuất tại chính Việt Nam.