Chim sẻ ăn gì? Chim sẻ có ăn được gạo không?
Chim sẻ là loài chim rất phổ biến ở nước ta vậy chim sẻ ăn gì là thắc mắc của rất nhiều yêu thích chim và có ý định muốn nuôi loài chim này. Để giải thích cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chim sẻ ăn gì?
Thức ăn của chim sẻ sẽ tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể chúng để phù hợp với hệ tiêu hóa.
- Chim sẻ non sẽ ăn sâu để có nhiều dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của chim.
- Chim bắt đầu trưởng thành có thể tự đi kiếm ăn thức ăn chính của chim sẻ là các loại hạt cả động vật và thực vật.
- Chim sẻ trưởng thành có thể ăn đa dạng thức ăn hơn từ các loại hạt đến các côn trùng nhỏ, hạt các loại, châu chấu, sâu, bướm…
Chim sẻ ăn gì?
Xem thêm:
Giới thiệu chung về loài chim sẻ
Chim sẻ sinh sống nhiều tại các vùng nông thôn Việt Nam chúng có mặt tại các cánh đồng và trên các con đường làng quê. Chúng là loài nhỏ nhắn nhưng vô cùng khôn lanh, có đặc tính sống gần con người để tìm kiếm thức ăn, trong môi trường tự nhiên chúng sinh sản và phát triển rất nhanh.
Đặc điểm của chim sẻ như thế nào?
Chim sẻ là loài chim có kích thước nhỏ, chim trưởng thành chỉ khoảng 10 – 15cm bao gồm cả phần đuôi. Trọng lượng của chim sẻ chỉ nặng khoảng 24 – 40g, vậy chúng ta có thể nhận ra chim sẻ qua những đặc điểm nào:
- Chim sẻ có phần đầu nhỏ nhưng có thân hình khá cân đôi, chúng có mỏ nhọn, ngắn dễ dàng lấy thức ăn và cho vào miệng nuốt, có 2 lỗ mũi ở phía trên mỏ.
- Đôi mắt loài chim sẻ tròn, nhỏ, có màu đen láy rất tinh anh.
- Chim sẻ có phần cổ ngắn nối vói phần thân nên tạo ra thân hình nhỏ tròn đáng yêu.
- Chúng có đôi chân nhỏ, ngắn, mỗi chân có 4 ngón, bộ móng sắc nhọn nên chúng có thể bám chắc vào các cành cây khi đậu.
- Lông chim sẻ có 2 lớp, bên trong là lớp lông tơ mềm mịn, bên ngoài là lớp lông cứng để bảo vệ cơ thể.
- Vận tốc bay của loài chim sẻ lên tới 35 – 38 km/h và có thể nhanh hơn khi chúng bị loài khác rượt đuổi.
Đặc tính của chim sẻ
Chim sẻ thường phát triển tốt vào mùa xuân, bởi thời tiết lúc này rất dễ chịu và có nguồn thức ăn dồi dào giúp chim sẻ phát triển tốt. Khi trưởng thành chim đực sẽ đi tìm chim cái để giao phối và làm tổ đẻ trứng. Chim sẻ thường làm tổ tại các vách đá, cây cao, các cột điện, hoặc trong nhà có vượng khí tốt, không khí trong lành. Mỗi lần sinh sản chim sẻ chỉ đẻ 3 – 5 trứng, cả chim bố và chim mẹ sẽ cùng nhau ấp trứng. Sau khoảng 15 ngày sẽ nở ra chim non, chúng sẽ được chim bố mẹ tìm thức ăn về chăm sóc cho đến khi chúng có thể tự lập kiếm ăn được.
Hướng dẫn cách nuôi chim sẻ non
Nuôi chim sẻ non cần đảm bảo được nhiệt độ môi trường: Chim sẻ non mới nở không có lông, trong thời gian này bạn cần để ý đến nhiệt độ của môi trường để luôn đảm bảo thân nhiệt của chim non luôn ấm áp. Đặc biệt vào bạn đêm, nhiệt độ xuống thấp bạn cần sử dụng đèn sưởi để ủ ấm cho chim.
- Bạn có thể nuôi trong lồng nhỏ hoặc những chiếc lồng lớn nếu nuôi với số lượng lớn. Đến khi chim trưởng thành bạn cần làm tổ bằng vải cho chim sưởi ấm và đẻ trứng. Cần đảm bảo giữ vệ sinh cho lồng luôn sạch sẽ bằng các dọn dẹp phân chim thường xuyên.
- Thời gian cho chim non mới nở ăn: Chim mới nở trong 7 ngày đầu tiên bạn nên cho chim sẻ ăn 30 phút/ lần. Sau đó bạn cho chim ăn thêm các loại thức ăn khác như: dế, nhộng khoảng từ 1 – 2 tiếng/lần.
- Thức ăn của chim non: Khi chim sẻ mới nở chúng sẽ ăn sâu non, côn trùng nhỏ, nhộng, dế nhỏ, cào cào, do chúng còn nhỏ nên chúng ta hãy bón cho chúng ăn thay thế cho chim mẹ,.. tới khi chim non được khoảng 2 tuần chúng có thể tự ăn thức ăn được. Khi lớn trưởng thành hãy bắt đầu cho chúng ăn các loại hạt.
Chim sẻ non ăn gạo được không?
Gạo là nguyên liệu dễ kiếm nhưng chim sẻ non có ăn được gạo không? bởi khi này hệ tiêu hóa của chim non còn đang rất yếu. Theo kinh nghiệm cho thấy gạo không phải là thức ăn lý tưởng cho chim sẻ non, bởi khi gạo được chim non ăn vào cơ thể sẽ bị nở ra gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của chim. Vậy nên chim non tốt nhất chúng ta không nên cho ăn gạo.
Như vậy qua bài viết bạn đã giải đáp được thắc mắc chim sẻ ăn gì? Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp cho bạn có được kiến thức chăm sóc chim sẻ tốt hơn.