Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?
Kỹ năng

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Chăn nuôi vẫn luôn là ngành kinh tế chủ lực và truyền thống của Việt Nam hiện nay, nhất là chăn nuôi lợn. Mặc dù phát triển không ngừng nhưng giá cả vẫn lúc lên cao lúc xuống thấp, đặt ra cho nền kinh tế nước ta một thách thức không nhỏ của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam là điều cần thiết.

Mục Lục

1. Thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Có thể nói những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta vẫn đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, nhưng thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam trong thực tế năm 2017, 2018 cho thấy cả nguồn cung lẫn giá bán đều thiếu ổn định, nguy cơ dịch bệnh cao, tuy nhiên cũng cho thấy không ít cơ hội.

Theo số liệu thống kê ngành chăn nuôi lợn cho thấy năm 2017 là năm chăn nuôi lợn thua lỗ cực lớn, khủng hoảng về giá xuống quá thấp và kéo dài dẫn đến thiệt hại tới trên 100 tỷ đồng. Đây chính là một bài học vô cùng đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước cũng như người chăn nuôi lợn.

Tuy vậy, khủng hoảng ngành chăn nuôi lợn 2017 cũng tạo ra cơ hội, nếu quyết tâm tổ chức lại có thể mở ra thời kỳ phát triển mới cũng như phát triển bền vững cho ngành sản xuất thịt lợn nói riêng và ngành chăn nuôi lợn nói chung.

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

>>> Bài viết liên quan: Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam

Từ những số liệu thống kê ngành chăn nuôi lợn thì thực trạng của ngành năm 2018 có khả quan hơn, giá lợn hơi liên tục tăng và giữ ở mức cao. Nuôi lợn lãi được kha khá, có thể bù được một phần lỗ của năm 2017.

Nhưng với thực trạng giá tiếp tục tăng cao và kéo dài này lại là phần đáng lo hơn đáng mừng. Chăn nuôi lợn ở nước ta đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Cái đáng lo đầu tiên có thể kể đến như thiếu nguồn cung thịt lợn và giá cao như vậy nên người tiêu dùng chuyển sang các loại sản phẩm chăn nuôi khác như gia cầm, trứng, thủy sản.

Bên cạnh đó còn tăng nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu và khó tránh được tình trạng nhập lậu lợn qua tiểu ngạch. Đang lo tiếp theo là từ năm 2011 đến 2016 số hộ chăn nuôi lợn đã giảm đáng kể, đặc biệt sau khủng hoảng năm 2017 thì số hộ chăn nuôi lợn cũng đã giảm đánh kể.

Ngoài ra, thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam diễn biến như này phần nhiều là do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và chưa được giải quyết ổn thỏa.

Khó khăn lớn nhất của ngành này là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để có thể tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, mới dẫn tới giá cả biến động.

Bên cạnh đó, giá thành sản xuất cao, nên phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá cao hơn các nước trong cùng khu vực và cả những nước khác trên thế giới.

Hơn thế nữa, ngành chăn nuôi đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Ngoài ra, ngành còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý ô nhiễm và dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi.

2. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta

Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta là vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn cùng với trồng lúa nước là hai thành phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

  • Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
  • Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chẳng hạn như chế biến thịt xông khói hay thịt hộp, giò nạc, giò mỡ, thịt heo xay và các món ăn truyền thống khác.

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

  • Chăn nuôi lợn tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.
  • Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu đem lại giá trị cao.
  • Đối với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho sự phát triển của ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống cho các vi sinh vật đất.

Hi vọng rằng đứng trước những cơ hội và khó khăn đó thì nhà nước sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh phát triển Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam hơn nữa.

>>Xem thêm thông tin tuyển sinh Văn bằng 2 Sư phạm Mầm non

5/5 - (1 bình chọn)