Chó quá ngày đẻ có sao không? Xử lý khi chó khó đẻ
Chó quá ngày đẻ là tình trạng khiến cho những người nuôi cún cưng rất đau đầu. Nếu không có sự can thiệp kịp thời có thể gây ra hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và chó con. Bài viết dưới đây sẽ giải thích về tình trạng chó quá ngày đẻ và cách xử lý như thế nào để thuận tiện khi nuôi dưỡng nhất.
1. Chó quá ngày đẻ có sao không?
Thường giai đoạn mang thai ở chó trong khoảng 2 tháng, nếu quá thời gian dự tính mà chó chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể coi là chó khó đẻ. Việc xác định được thời điểm sinh rất cần thiết để đảm bảo “ mẹ tròn con vuông”. Đa số những con chó sẽ tự đẻ nhưng tình trạng chó quá ngày đẻ xảy ra ngày càng nhiều.
Với những con chó có dấu hiệu chuyển dạ với thời gian co thắt tử cung hơn 2 tiếng đồng hồ sẽ khiến cho cơ thể chúng xuất hiện tình trạng bất thường. Tình trạng tử cung co thắt yếu do cơ thể mệt mỏi, lượng đường, canxi thấp gây ra … Tình trạng chó khó đẻ như vậy cần phải hỗ trợ thuốc kích đẻ hoặc phẫu thuật. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến cho chó mẹ và con gặp phải nguy kịch.
2. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng chó khó đẻ
Tình trạng chó quá ngày đẻ không hề xa lạ hiện nay. Những con chó giai đoạn sắp đẻ sẽ có những biểu hiện như bồn chồn, cồn cào vào đệm, tổ, biếng ăn. Chúng có thể chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ, nôn nhẹ trước khi sinh. Thân nhiệt của chó khi đó cũng giảm hơn bình thường, rặn liên tục, thậm chí vỡ ối mà thai vẫn bị kẹt trong khung chậu. Dù đến ngày đẻ nhưng mãi không thấy sinh, khi có dịch nước ối chảy ra từ cửa mình gây ra sự đau đớn.
Chó khó đẻ do những nguyên nhân dưới đây:
2.1. Do giống chó
Những giống chó có thân hình nhỏ con như Chihuahua, Phốc sóc hay Yorkshire Terrier… thường có kết cấu xương chậu hẹp hơn bình thường dễ dẫn đến tình trạng khó đẻ. Trường hợp này thường sẽ được chỉ định mổ do thai không thể lọt qua cửa khung xương chậu. Bên cạnh đó, những giống chó to như Pit Bull…cũng có tỷ lệ đẻ mổ lên đến trên 70% bởi giống chó này có cấu tạo hộp sọ lớn nên thường khó sinh.
2.2. Do chó sinh nở ở độ tuổi quá già
Thường chó trong độ tuổi sinh sản là bắt đầu từ tuổi lên 4. Tuy nhiên khi chó đẻ sớm hoặc những con chó quá già sẽ dẫn đến tình trạng khung xương chậu không còn sụn. Tình trạng đó kéo theo sự đàn hồi giảm đi và dẫn đến tình trạng khó đẻ ở chó.
2.3. Do bệnh tật
Bệnh tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến cho chó khó đẻ bao gồm: bệnh tim bẩm sinh, cơ thể phù nề, suy dinh dưỡng, viêm tử cung, rong kinh sau khi phối, bệnh gen như quái thai, cận huyết hoặc lộn tử cung khi phối giống.
2.4. Do tâm lý chó mẹ lúc đẻ
Bước vào giai đoạn đẻ thì chó có xu hướng hoảng loạn tâm thần, sợ hãi gây xung huyết, chảy máu đường sinh dục, vỡ ối trước khiến cho thai chết ngạt không ra được. Tình trạng này gây tắc nghẽn với những thai sau. Bên cạnh đó, người chủ nếu quá âu yếm, vuốt ve nhiều nhằm giảm tâm lý đau đẻ cũng là nguyên nhân khiến chó khó hoặc đẻ lâu.
2.5. Do ăn uống không hợp lý
Với những con chó được bổ sung nhiều chất giai đoạn mang thai mà ít vận động, đi lại, thai to, mẹ ì ạch, trì trệ sẽ rất khó đẻ. Hoặc việc chuyển chỗ ở mới cho chó trước khi sinh cũng khiến cho chó quá ngày đẻ chưa sinh.
3. Cách xử lý tình trạng chó khó đẻ
Tình trạng chó khó đẻ, chó quá ngày đẻ là xương chậu đã giãn nở thì xử lý bằng cách can thiệp với thuốc Oxytocin. Cách này sẽ giúp tống thai ra bằng đường âm đạo. Với trường hợp thai nằm ở tư thế bình thường, hay chó đã đẻ được một con, và vẫn khỏe mạnh thì dùng Oxytocin sẽ kích thích tử cung co bóp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho chó dùng khi đã kiểm tra kỹ lưỡng thông tin, bởi đôi khi thuốc có thể dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, chó con bị ngạt.
Khi trợ giúp bằng oxytocin mà chó vẫn không sinh được sau 30 phút rặn thì tốt nhất hãy can thiệp bằng phương pháp mổ.
>>> Bạn có biết: Chó mang thai bao lâu thì đẻ? Cách chăm sóc chó bầu tốt nhất
4. Phòng tránh tình trạng chó khó đẻ
Với những chú chó có tiền sử khó đẻ thì bạn hãy tạo cho chó có chế độ ăn uống và hoạt động phù hợp trong thời gian mang thai. Tránh bồi bổ quá nhiều chất dinh dưỡng cho chó, khiến cho thai quá to khó đẻ. Đồng thời chọn phối giống hợp lý để tránh tình trạng trên…
Thời gian sinh của chó mẹ thường diễn ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đây là thời điểm không thuận lợi đưa đi bác sĩ thú y, bạn có thể cho chúng di chuyển chậm rãi và massage nhẹ nhàng phần bụng của chúng. Thêm một chút đồ ăn dinh dưỡng để chúng có sức rặn đẻ.
Bài viết trên đây giúp bạn giải thích tính trạng chó quá ngày đẻ và có cách xử lý kịp thời. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để biết cách chăm sóc chó khi mang thai thuận lợi để có ngày dự sinh đúng chuẩn, chào đón chó con ra đời tốt nhất.
Chó mang thai bao lâu thì đẻ? Cách chăm sóc chó bầu tốt nhất
Chó mang thai bao lâu thì đẻ? Đó là câu hỏi của rất nhiều người đang nuôi và tìm hiểu thông tin chăm sóc cún cưng. Để giúp các bạn thuận tiện hơn, hãy cùng tham khảo chia sẻ dưới đây.
1. Chó mang thai bao lâu thì đẻ?
Theo các bác sĩ thú y, tính từ ngày hình thành bào thai, làm tổ ở trong tử cung và đến khi đẻ ở chó cái là khoảng 58 cho tới 68 ngày. Theo đó thì chó mang thai tầm trong 2 tháng là sẽ đẻ.
Tuy nhiên, mỗi giống chó sẽ có thời gian mang thai khác nhau. Với chó nhỏ như Chihuahua, chó Nhật, Bắc Kinh… sẽ có thời gian mang thai kéo dài hơn 2 tháng.
2. Biểu hiện chó mang thai sau khi giao phối
Để nhận biết được chó mang thai khi nào thì các bạn hãy theo dõi những biểu hiện dưới đây:
- Núm vú của chó trở lên hồng hào, căng phồng hơn bình thường: Khả năng cao cún cưng của bạn đang mang thai. Thường tình trạng này rõ rệt hơn sau ngày phối giống khoảng 2-3 tuần.
- Bụng của cô chó sẽ phình to hơn giai đoạn tuần thứ 4 – tuần 5, đồng thời các núm vú sẽ phình to ra, bụng tròn đầy hơn.
- Từ tuần thứ 6-9, bụng của cô chó sẽ phình to hơn nhiều, đồng thời núm vú cũng căng phồng, khi sờ vào có thể nắm núm vú chúng để cảm nhận.
Những dấu hiệu nhận biết chó mang thai thường phổ biến giai đoạn tuần thứ 2-3 sau khi giao phối.
3. Dấu hiệu chó sắp đẻ?
Cún cưng của bạn khi mang thai đến gần 2 tháng là sẽ có những dấu hiệu sắp đẻ. Bạn hãy luôn chú ý đến những biểu hiện dưới đây:
- Biểu hiện mệt mỏi, nặng nề, không muốn di chuyển nhiều.
- Phần bụng lớn, bầu ngực tiết ra sữa.
- Chó có xu hướng đi vòng tròn một khu vực, cào chuồng, cào tường để đi tìm ổ đẻ.
- Chó sẽ há miệng để thở, kể cả khi trời lạnh, thở mạnh phát ra tiếng động.
- Bên cạnh đó, chó sắp đẻ thường có mùi hôi khó chịu hơn bình thường.
- Chó thường sẽ tìm chỗ nước mát để nằm và uống nhiều nước.
- Những ngày sắp đẻ thì chó thường xuất hiện tình trạng chán hoặc bỏ ăn.
Tham khảo thêm: Chó vào nhà dự báo điềm gì? – Hên hay xui
4. Hướng dẫn chăm sóc chó mang thai sắp đẻ
Việc chăm sóc cún cưng luôn là không thực sự dễ dàng với chủ nhà, tuy nhiên chăm sóc chó chửa đẻ lại càng khó khăn hơn.
4.1. Chế độ ăn uống của chó mang thai nên ăn gì?
Trong thời gian mang thai, bổ sung dưỡng chất cho chó là rất cần thiết để chó mẹ và chó con phát triển khỏe mạnh. Mỗi giai đoạn mang thai sẽ có cách chăm sóc chó khác nhau, trong 6 tuần đầu thì bạn chỉ nên cho chó ăn chế độ dinh dưỡng như bình thường.
Bắt đầu từ 6 tuần tuổi thì đây là thời điểm phát triển của chó con. Giai đoạn này các bạn hãy chú ý đến dinh dưỡng của mẹ để con được hấp thu tốt nhất. Theo đó thì bạn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, từ 4 -5 bữa và tránh tăng lượng thức ăn, hãy giữ nguyên lượng bữa ăn của 2 bữa/ngày.
Tăng cường thêm chất đạm cho chó, nguồn dinh dưỡng tốt nhất giai đoạn này là trứng vịt lộn với thịt bò rất giàu đạm tốt cho thời điểm mang thai. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên cho chó ăn 1 – 2 bữa/tuần.
>>> Tham khảo thêm: Top 10 giống chó xấu nhất thế giới đáng chiêm ngưỡng
4.2. Chó mang thai có nên tắm?
Giai đoạn tuần thứ 3 – thứ 7, 8 thì các bạn có thể bắt đầu tắm cho chó. Bạn cần chú ý tắm cho chúng nhẹ nhàng, nên dùng sữa tắm phù hợp. Trường hợp chó không hợp tác thì bạn cũng không nên ép mà thật nhẹ nhàng vỗ về để chúng hợp tác dễ chịu.
Giai đoạn cuối chu kỳ mang thai hay khoảng 1 tháng trước khi chó đẻ thì bạn không nên tắm cho chó mẹ. Nếu tắm giai đoạn này dễ khiến cho chó bị cảm lạnh, có thể dẫn đến sảy thai hay sinh thiếu ngày.
Bài viết trên đây giải đáp câu hỏi chó mang thai bao lâu? Đồng thời hướng dẫn bạn cách chăm sóc chó khi mang thai như thế nào. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc chó mang thai tốt nhất, thuận tiện khi sinh nở.