Cá cảnh

Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Nên đặt bể cá ở vị trí nào trong nhà?

Bể cá phong thủy có ý nghĩa rất lớn đổi với gia chủ giúp điều hòa âm dương và thu hút tài lộc. Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Cách chăm sóc cá cảnh màu xanh như thế nào?

1. Cá cảnh màu xanh dương hợp mệnh Thủy

Cá cảnh màu xanh dương mang lại tài lộc và vận mệnh tốt cho người mệnh Thủy. Việc bài trí bể cá cảnh màu xanh dương vừa giúp ngôi nhà của bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt, xua đuổi nhiều tà khí trong gia đình.

Người mệnh Thủy hợp các con số hợp là 1, 6, 11, 16 … Do đó bạn có thể nuôi cá theo số lượng 1, 6, 11, 16 con …

Người mệnh Thủy sinh năm bao nhiêu:

  • Bính Tý – 1936, 1996
  • Đinh Sửu – 1937, 1997
  • Giáp Thân – 1944, 2004
  • Ất Dậu – 1945, 2005
  • Nhâm Thìn – 1952, 2012
  • Quý Tị – 1953, 2013
  • Bính Ngọ – 1966, 2026
  • Đinh Mùi – 1967, 2027
  • Giáp Dần – 1974, 2034
  • Ất Mão – 1975, 2035
  • Nhâm Tuất – 1982, 2042
  • Quý Hợi – 1983, 2043
Cá cảnh màu xanh
Cá cảnh màu xanh dương

Xem thêm: Cá cảnh đẹp nhất thế giới

2. Cá cảnh màu xanh lá cây hợp người mệnh Hỏa

Người mệnh Hỏa hợp nuôi cá màu xanh là cây thuộc Mộc, giúp mang lại may mắn, phú quý và thịnh vượng cho gia chủ, gia đình an khang, vạn sự như ý.

Bạn có thể lựa chọn số lượng cá cho người mệnh Hỏa như: 2, 7, 12, 17…

  • Giáp Tuất – 1934, 1994
  • Ất Hợi – 1935, 1995
  • Mậu Tý – 1948, 2008
  • Kỷ Sửu – 1949, 2009
  • Bính Thân – 1956, 2016
  • Đinh Dậu – 1957, 2017
  • Giáp Thìn – 1964, 2024
  • Ất Tỵ – 1965, 2025
  • Mậu Ngọ – 1978, 2038
  • Kỷ Mùi – 1979, 2039
  • Bính Dần – 1986, 1926
  • Đinh Mão – 1987, 1927
Cá cảnh màu xanh
Cá cảnh màu xanh lá cây

Click ngay: 5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất

3. Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh Mộc

Cá cảnh màu xanh dương hoặc màu xanh lá cây đều hợp với người mệnh Mộc giúp mang lại nhiều may mắn, thành công đồng thời giúp cho khuôn viên của gia đình trở nên sinh động hơn.

Số lượng cá màu xanh dương thích hợp cho người mệnh Mộc là 3, 8,13, 18 con …

  • Nhâm Ngọ – 1942, 2002
  • Quý Mùi – 1943, 2003
  • Canh Dần – 1950, 2010
  • Tân Mão – 1951, 2011
  • Mậu Tuất – 1958, 2018
  • Kỷ Hợi – 1959, 2019
  • Nhâm Tý – 1972, 2032
  • Quý Sửu – 1973, 2033
  • Canh Thân – 1980, 2040
  • Tân Dậu – 1981, 2041
  • Mậu Thìn – 1988, 1928
  • Kỷ Tỵ – 1989, 1929
Cá cảnh màu xanh
Cá cảnh màu xanh

4. Gợi ý tên các loại cá cảnh màu xanh đẹp nhất

Các loại cá cảnh màu xanh có thể kế đến như: cá dạ quang xanh, cá hắc molly, cá đuôi gai, cá rồng xanh biển, cá koi xanh, cá bảy màu xanh, cá phường hoàng xanh, cá ngựa vằn xanh lá cây, cá betta, cá thiên thần, cá trạng nguyên, cá ali, cá la hán xanh …

5. Nên đặt bể cá cảnh màu xanh phong thủy ở đâu?

Bể cá sẽ giúp đem lại may trong sự nghiệp, mang tài lộc tới do đó gia chủ cần đặt bể cá ở nơi có vị trí thuận lợi nhất ở trong ngôi nhà ví dụ như ngoài phòng khách. Vì đó là nơi hay đi lại nên dễ nhìn thấy như thế sẽ khiến phòng khách trở nên sang trọng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể để bể cá ở giữa phòng bếp và phòng khách cũng sẽ giúp cho ngôi nhà trở của bạn nên đẹp hơn …

Không nên đặt bể cá cảnh màu xanh ở các vị trí sau:

  • Tuyệt đối không để bể cá ở trước bàn thờ hoặc bệ thần.
  • Không nên để bể cá có hướng đối với bếp gây tương khắc không tốt cho tài lộc hay sức khỏe.
  • Không nên đặt ở sau bàn ghế trong phòng khách hoặc Sofa tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.

Cá cảnh màu xanh hợp với người mệnh gì? Nên đặt bể cá ở vị trí nào trong nhà? Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Cá cảnh

Tổng hợp danh sách các loại cá cảnh mini đẹp nhất hiện nay

Nuôi cá cảnh từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã của nhiều người. Dưới đây là tổng hợp danh sách các loại cá cảnh mini đẹp nhất hiện nay.

1. Cá ngựa vằn – các loại cá cảnh mini đẹp

Cá ngựa vằn có tên khoa học là Hippocampus comes, chúng là loại cá có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ. Đây là loại cá cảnh có màu sắc bắt mắt, chúng sống chủ yếu dưới đáy thủy triều và các rạn san hô. Loại cá này thường ăn giun, động vật thân giáp hay côn trùng …

Mức giá của chúng tương đối đắt từ 2-6 triệu đồng/con.

2. Cá hề – các loại cá cảnh mini đẹp

Là loại cá nước mặn vùng Nam Mỹ, có tên tiếng anh là Amphiprioninae hay Clownfish

Thức ăn của chúng là các loại phù du, ấu trùng sống đuôi, sâu và các loại tảo biển. Điều thú vị trong giao tiếp của chúng là đập hai hàm vào nhau để tạo ra một chuỗi liên tiếp các tiếng lách cách nhanh. Mỗi con cá có giá từ 120.000 – 150.000 đồng.

các loại cá cảnh mini đẹp
Cá hề – các loại cá cảnh mini đẹp

3. Cá thủy tinh – các loại cá cảnh mini đẹp

Là loại cá nước ngọt có xuất xứ từ vùng Malaysia và Indonesia. Điểm khác biệt và kì lạ nhất của loài cá này chính là cơ thể trong suốt như thủy tinh có thể nhìn xuyên thấu cả nội tạng bên trong, đó cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của loại cá này

Cá thủy tinh ưa thích tụ tập nơi nước chảy và có bóng râm, ánh sáng chỉ cần vừa đủ là được. Cá sống theo bầy đàn giúp chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu phải sống đơn độc, không theo đàn, chúng có xu hướng căng thẳng, bỏ ăn, bị bệnh tiêu hóa và chết.

4. Cá Neon Xanh – các loại cá cảnh mini đẹp

Nổi tiếng là một trong những loại cá cảnh mini đẹp nhất, cá Neon Xanh chiếm được cảm tình của đông đảo người yêu cá. Chúng là loài cá nhiệt đời bắt nguồn từ những quốc gia nằm ở phía Bắc của Nam Mỹ như Brazil, Colombia, và Peru. Chúng bơi thành đàn tạo thành những vệt sáng huỳnh quang long lanh trong bể thủy sinh.

Cá Neon nổi bật với màu sắc sặc sỡ ngay cả khi không có ánh đèn và luôn thu hút được sự chú ý cao nhất của những người chơi hồ thủy sinh. Để đàn cá khỏe mạnh, bóng bẩy bạn cần lưu ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng cho chúng với thức ăn mịn, nhỏ. Neon Xanh cũng có thể ăn trứng tôm hoặc tôm khô xay ra có thể rắc trên mặt nước.

các loại cá cảnh mini đẹp
Cá Neon Xanh – các loại cá cảnh mini đẹp

5. Cá Bảy Màu – các loại cá cảnh mini đẹp

Cá bảy màu với màu sắc rực rỡ bắt mắt, chúng là loại cá nước ngọt có tên khoa học là Poecilia reticulata xuất xứ từ Jamaica. Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.

6. Cá Ông Tiên – các loại cá cảnh mini đẹp

Cá ông tiên hay cá thần tiên có tên tiếng Anh là Pterophyllum scalare. Chúng là loài cá cảnh nước ngọt phổ biến sống trong vùng nhiệt đới.

Chúng là loại cá ăn tạp, chậm chạp, tầng sống hoạt động khá rộng. Điều đặc biệt của loại cá này là chúng có thể nhịn đói được khá lâu. Tuổi thọ trung bình của chúng từ 8 – 9 năm.

Cá thần tiên rất khó phân biệt được giới tính, giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn.

các loại cá cảnh mini đẹp
Cá Ông Tiên – các loại cá cảnh mini đẹp

7. Cá Galaxy – các loại cá cảnh mini đẹp

Cá Galaxy có tên khoa học là Danio margaritatus, xuất xứ từ Myanma. Loài cá thiên đường ngọc trai đòi hỏi môi trường sống hết sức đơn giản, nhưng sống và sinh sản tốt nhất trong môi trường nước mềm, nhiệt độ thấp và không cần quá nhiều không gian vì chúng bơi khá ít.

8. Cá Phượng Hoàng – các loại cá cảnh mini đẹp

Là loại cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Chúng có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi.

Bao gồm các loại: Cá phượng hoàng xanh, cá phượng hoàng lùn, cá phượng hoàng vàng. Cá Phượng Hoàng tương đối hiền có thể dễ dàng sống chung với các loài cá khác.

Trên đây là tổng hợp danh sách các loại cá cảnh mini đẹp nhất hiện nay. Chúc bạn đọc sở hữu những bể cá đẹp hấp dẫn.

Cá cảnh

Giải đáp thắc mắc cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng

Cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc. Mời bạn đọc cùng tham khảo và tìm câu trả lời qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng?

Câu trả lời là cá cảnh có cả loại đẻ trứng, có cả loại đẻ con. Bởi chúng đa dạng về chủng loại, mỗi chủng loại sẽ có những đặc điểm phát triển riêng biệt. Có loại cá ấp trứng trong miệng, có loại đẻ thai trứng, có loại cá cảnh đẻ con.

Cá cảnh đẻ con
Cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng

Xem thêm: Đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu

2. Các loại cá ấp trứng trong miệng

Cá ấp trứng trong miệng (mouthbrooder): đa số thuộc họ Cá hoàng đế Cichlidae cá Cichlid. Cá cái ấp trứng trong khoang miệng (oral cavity, buccal cavity). So với các loài cá Cichlid khác, những loài này sinh ra ít trứng nhưng kích cỡ lớn hơn, và khi cá con xuất hiện, chúng phát triển tốt hơn và có khả năng sống sót cao hơn.

3. Các loại cá đẻ thai trứng

Cá đẻ thai trứng (Ovoviviparous fish) sinh sản bằng hình thức noãn thai sinh. Các trứng được chứa bên trong bụng cá mẹ sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột (fry) đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú.

Một số loại cá cảnh đẻ thai trứng như:

Actinistia

Alfaro cultratus

Bộ Cá vây tay

Cá bảy màu

Cá bảy màu Endler

Cá chìa vôi mắt đơn

Cá đao đuôi nhỏ

Cá đao răng nhỏ Đại Tây Dương

Cá đao răng nhọn

Cá đẻ con sống

Cá đuối bồng đuôi vằn

Cá đuối ma

Cá đuối mõm bò

Cá Kiếm đỏ

Cá mập báo

Cá mập mako vây ngắn

Cá mập miệng bản lề

Cá mập miệng bản lề đuôi ngắn

Cá mập miệng to

Cá mập trắng lớn

Cá nhám cưa Đông Úc

Cá nhám dẹt

Cá nhám điểm sao

Cá nhám hổ

Cá nhám phơi nắng

Cá nhám voi

Cá ó sao

Carcharias taurus

Cyprinodon‎

Cyprinodontidae

Galeorhinus galeus

Gambusia amistadensis

Họ Cá khổng tước

Lamnidae

Mitsukurinidae

Mustelus antarcticus

Mustelus asterias

Nebrius ferrugineus

Orectolobus halei

Orectolobus japonicus

Orectolobus maculatus

Poecilia

Poecilia latipinna

Poecilia salvatoris

Poecilia sphenops

Pristidae

Sebastidae

Xiphophorus

Xiphophorus maculatus

Xiphophorus variatus

Các loại cá đẻ thai trứng
Các loại cá đẻ thai trứng

Click ngay: Cách làm thức ăn cho cá cảnh

4. Các loại cá cảnh đẻ con

Cá đẻ con (Viviparous fish) cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú.

Chúng là những loài cá đẻ con sống bất thường, chẳng hạn Họ Cá chìa vôi Syngnathidae bao gồm phân họ Hippocampinae chi cá ngựa Hippocampus, phân họ cá chìa vôi Syngnathinae (pipefish) do những cá đực ấp trứng (incubate) thay vì cá cái. Trong nhiều trường hợp trứng phụ thuộc vào nguồn oxy và dinh dưỡng cung cấp bởi cá đực. Một số loài cá đẻ con khác như họ Cá kìm, cá mập …

5. Cá cảnh con phát triển như thế nào?

Cá con thường được gọi là cá bột, cá ấu trùng hay cá ương. Cá con sẽ đi qua các giai đoạn khác nhau từ khi nở cho đến khi trưởng thành.

Khi trứng cá được nở thành ấu trùng thì chúng sẽ mang mang theo một lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng bởi lúc này chúng chưa có khả năng nuôi sống bản thân. Dần dần lòng đỏ biến mất, chúng phải tự thích nghi để có khả năng nuôi bản thân.

cá cảnh đẻ con
Cá con phát triển như thế nào?

Ban đầu ấu trùng sẽ bơi kém, khi chúng phát triển, thức ăn của chúng là trùng cỏ có kích thước rất nhỏ. Và nếu không may mắn thì trứng và ấu trùng cũng sẽ trở thành thức ăn của động vật lớn hơn.

Khi chúng có thể tự nuôi bản thân thì gọi là cá bột. Khi phát triển về kích thước và vây thì chúng trở thành cá thuần thục được gọi là cá giống, có kích thước băng ngón tay.

Giai đoạn vị thành niên kéo dài cho đến khi cá được phát triển đầy đủ, thành thục sinh dục và tương tác với cá trưởng thành khác.

Khi nuôi cá, người ta lưu ý rằng cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển.

Như vậy qua bài viết trên bạn có thể giải đáp được câu hỏi cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Cá cảnh

Đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu

Cá cảnh 7 màu được đánh giá là một trong những loại cá cảnh đẹp nhất thế giới thu hút mọi ánh nhìn. Dưới đây là đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu.

1. Nguồn gốc và đặc điểm cá cảnh 7 màu

Cá cảnh 7 màu hay còn gọi là cá công, cá mây chiều, cá hồ lan, cá hà lan. Chúng có thân hình bé, khi trưởng thành chiều dài chỉ đạt từ 2 – 3 cm, đối với những chú cá bảy màu đực.

Cá bảy màu là một chi nhánh nhỏ thuộc dòng cá khổng tước có tên khoa học tiếng anh là cá Poecilia reticulata, bắt nguồn từ khu vực vịnh, eo biển thuộc Jamaica.

Cá cảnh 7 màu khá dễ nuôi, sinh sản khá nhiều. Do đó, chúng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người chơi cá cảnh phong thủy.

Cá cảnh 7 màu đẹp
Cá cảnh 7 màu

Xem thêm: Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất

Thân hình của cá cảnh 7 màu khá nhỏ và mảnh, phần đầu của chúng tương đối nhỏ so với tỷ lệ chiều dài của thân mình. Khoang miệng nhỏ, đôi mắt nhỏ hơi lồi.

Phần đuôi và vây của loại cá này chính là điểm nhấn ấn tượng nhất với màu sắc rực rỡ vô cùng thu hút.

Cá cảnh 7 màu đẹp đa dạng về màu sắc: màu đơn sắc (màu rồng tím, màu rồng xanh, màu rồng đỏ, màu rồng mái…), màu viền anh, dumbo red tail, dumbo mosaic, endler, cá bảy màu ribbon, violet cobra, da báo, hạt cỏ, gạch khảm, màu đồng, bạch tạng, ánh kim (màu metalic, coral, micariff, platinum…).

2. Cá cảnh 7 màu sinh sản thế nào?

Cá cảnh 7 màu có quá trình sinh sản và giao phối tương đối nhiều. Một chu kỳ sinh sản của cá bảy màu mất khoảng 1 tháng. Ngay sau đó chúng có thể tiếp tục một chu kỳ sinh sản mới ngay lập tức.

Trung bình, trong một lần có bầu cá cái có thể đẻ được khoảng 200 trứng, trong đó sẽ có khoảng 20 – 30 cá con nở và có khả năng sinh tồn cao. Một chú cá con cần khoảng 2 tháng để phát triển và trưởng thành.

Đặc biệt, cá cảnh 7 màu là dòng cá có khả năng lưu trữ tinh trùng, cá cái chỉ cần giao phối với cá đực một lần và có thể sinh sản nhiều lần.

Cá cảnh 7 màu đẹp
Cá cảnh 7 màu đẹp

Click ngay: Cách làm thức ăn cho cá cảnh

3. Phân loại cá cảnh 7 màu đẹp hiện nay

Cá bảy màu Thái Lan

Với nhiều màu sắc bắt mắt như đỏ toàn thân, đen toàn thân, hay 7 màu đen mắt đỏ … như Full Platinum, Blue Grass, full black Metal Blue, dark night, cá 7 màu hb white …

Cá bảy màu Koi Nhật Bản

Cá cảnh 7 màu Nhật Bản được lai giữa cá chép Koi và cá 7 màu thông thường mang lại sự tinh tế và ý nghĩa phong thủy riêng.

Một số dòng cá 7 màu Koi phổ biến: cá 7 màu koi red ear, king koi, koi short, cá bảy màu koi đen…

Cá bảy màu rồng

Chúng có màu sắc sặc sỡ, thân hình uyển chuyển, dáng bơi khoan thai đã khiến cá 7 màu rồng là tâm điểm của mọi sự chú ý.

Các dòng cá bảy màu rồng: cá 7 màu rồng đỏ, cá 7 màu rồng tím, rồng vàng gold, cá bảy màu rồng xanh Indo….

Cá cảnh 7 màu đẹp
Cá cảnh 7 màu đẹp

4. Kinh nghiệm chăm sóc cá cảnh 7 màu

Kích thước bể nuôi cá cảnh 7 màu

Bể nuôi cá cảnh 7 màu không cần quá lớn. Nhiệt độ bể nuôi phải đạt từ 20 – 30 độ C, độ pH luôn dao động trong khoảng 5.5 – 8 để đảm bảo môi trường sống cho cá.

Cá bảy màu không cần quá nhiều ánh sáng, nếu như bạn nuôi trong nhà và bể to thì nên lắp thêm 1 chiếc bóng đỏ và 1 bóng trắng.

Cá cảnh 7 màu ăn gì?

Thức ăn của cá cảnh 7 màu khá phong phú, bạn cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho chúng. Cá bảy màu trưởng thành là lúc cá được khoảng 6 tuần tuổi, chúng có thể ăn được các loại thức ăn khô dạng hạt, tôm nhỏ, loăng quăng…

Cho cá cảnh 7 màu ăn 1 ngày từ 1 – 2 bữa là được. Loại thức ăn phù hợp với cá 7 màu con dưới 6 tuần tuổi bao gồm: tôm con mới nở, những ăn khô dạng bột, loăng quăng, tảo và trùn chỉ. 

Vệ sinh bể thường xuyên

Bạn cần thay nước định kỳ cho bể cá để đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, lưu ý tránh sử dụng các nguồn nước máy trực tiếp xả thẳng vào bể. Để đảm bảo an toàn bạn nên để nước ở ngoài không khí khoảng 2- 3 ngày để khí clo bay hết rồi mới sử dụng.

Vào mùa đông thì bạn nên lắp thêm hệ thống nhiệt. Hàng tuần, bạn nên thay nước cho cá khoảng 2 lần (mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước trong bể)

Phòng bệnh cho cá 7 màu

Để phòng bệnh cho cá bạn lưu ý cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa quá nhiều, sát khuẩn bể sạch sẽ trong mỗi lần vệ sinh.

Trên đây là đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Cá cảnh

Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh dễ nuôi đẹp nhất

Sở hữu những chú cá rực rỡ màu sắc là đam mê của rất nhiều người yêu cá cảnh. Dưới đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất.

1. Cá Koi (cá chép Nhật) – những loại cá cảnh đẹp dễ nuôi

Không thể không nhắc đến cá Koi trong danh sách các loại các cảnh đẹp dễ nuôi nhất hiện nay. Cá Koi là loại cá nước ngọt, với thân hình mảnh mai, thanh thoát mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ung dung, tự tại.

Người chơi cá vô cùng thích thú và muốn sở hữu chúng, những đàn cá màu ca, màu trắng biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, bình an. Mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mọi người.

Chúng khá dễ dàng chăm sóc dù trong môi trường khắc nghiệt chúng vẫ có thể sinh trưởng và phát triển được. Thức ăn của chúng khá đa dạng, phong phú và có có tuổi thọ khá cao so với các loại cá cảnh khác.

cá cảnh đẹp dễ nuôi
Cá Koi – cá cảnh đẹp dễ nuôi

Xem thêm: Cách làm thức ăn cho cá cảnh

2. Cá rồng – cá cảnh đẹp dễ nuôi

Cá rồng với vẻ đẹp kiêu sa, uy nghi, hấp dẫn và được nhiều người chơi cá săn đón. Không chỉ chơi cá cảnh trong nhà mà cá rồng còn được nhiều trung tâm du lịch sinh thái, khu vui chơi cố gắng sở hữu.

Kích thước của chúng từ 60 – 90 cm, nặng hơn 7 kg, thân hình dài dẹt. Chúng sống thành bầy đàn, hình dáng uy nghi, đẹp mãn nhãn. Theo phong thủy còn cho rằng loài cá rồng đem lại tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng, xua đuổi tà ma, điềm xấu. Mức giá có thể từ 7 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, loại khác nhau.

3. Cá hồng két – loại cá cảnh dễ nuôi đẹp

Cá hồng két hay còn gọi là cá Két đỏ, cá huyết anh vũ. Cá hồng két có cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng.

Cá hồng két là loại cá cảnh dễ nuôi. Theo phong thủy cá hồng két có ý nghĩa đem lại may mắn cho gia chủ nên khá nhiều người yêu thích.

loại cá cảnh dễ nuôi đẹp
Cá hồng két – loại cá cảnh dễ nuôi đẹp

Click ngay: Hướng dẫn cách thuần chào mào bổi

4. Cá trạng nguyên (Mandarinfish) – cá cảnh đẹp dễ nuôi

Cá trạng nguyên có bộ vây khá sặc sỡ đến từ vùng Đông Nam Thái Bình Dương và ở phía bắc của Australia dưới những rặng san hô kín đáo. Chúng sống và ăn các vi sinh vật ở các rặng san hô, thức ăn có thể là thức ăn tươi sống. Nếu muốn nuôi chúng trong bể cá thì cần phải bỏ đá vào trong bể trước khi thả cá 1 tháng.

Cá trạng nguyên ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Cá trạng nguyên có thể trạng khá tốt, có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với nhiều loại cá khác.

5. Cá bảy màu – cá cảnh đẹp dễ nuôi

Cá bảy màu là cá cảnh dễ nuôi không cần oxy. Chúng có màu sắc sặc sỡ bên ngoài vô cùng bắt mắt. Cá bảy màu phổ biến trên toàn thế giới, dễ thích ứng với môi trường xung quanh và thức ăn của chúng cũng đơn giản là rong rêu và các loại sinh vật nhỏ.

Chúng sống thành bầy đàn với sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, hình dáng vây, các tập tính và cá 7 màu được chia ra làm nhiều loại các nhau.

Cá bảy màu có chu kỳ sinh sản cách nhau khá ngắn, nên việc số lượng thành viên trong đàn tăng lên khá nhanh.

Cá cảnh đẹp dễ nuôi
Cá Phượng Hoàng – cá cảnh đẹp dễ nuôi

6. Cá Phượng Hoàng – loại cá cảnh dễ nuôi đẹp

Cá phượng hoàng khá đa dạng màu sắc và chủng loại. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là trùn chỉ, côn trùng nhỏ, thức ăn viên, loăng quăng, …chiều dài cơ thể từ 5 – 7 cm. Chúng cũng thường sống theo đàn, bao gồm bố mẹ và các con, khi sinh sản, đẻ trứng dính lên cá thể được dọn sẵn, trứng và cá con được bố mẹ chăm sóc.

Trên đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh dễ nuôi đẹp nhất. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị cho bạn đọc.

Cá cảnh

Cách làm thức ăn cho cá cảnh ngay tại nhà vô cùng đơn giản

Đối với bất kỳ loại cá cảnh nào, việc cung cấp một nguồn thức ăn đảm bảo sẽ giúp cho việc duy trì sức khỏe của cá. Rất nhiều người lựa chọn cách làm thức ăn cho cá cảnh để cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn cho chúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm thức ăn tươi cho cá cảnh.

1. Tìm hiểu về nguồn thức ăn của các loài cá cảnh

Thông thường nguồn thức ăn cho cá cảnh có 2 loại: loại thức ăn tự nhiên và loại thức ăn hỗn hợp.

1.1 Nguồn thức ăn tự nhiên

Thức ăn từ thực vật: Có thể kể đến đó là các loại rong rêu, bèo, rễ cỏ cây, rau xà lách, rau muống … ở các môi trường như sông, hồ, ao, ngòi… Cần phải nghiên cứu kỹ xem loài cá cảnh mà bạn nuôi có thích hợp với loại thức ăn tự nhiên từ thực vật này không, bởi có loại thích, có loại không thích.

Thức ăn từ động vật: Thức ăn tươi cho cá cảnh bao gồm các loại như bọ gậy, hồng trần, thủy trần, cho đến giun đất, giun chỉ, cua đồng, tôm tép, ốc sên … các loại này cùng thường sinh sống ở nước ao hồ, bờ máng, sông ngòi, … không quá khó đến tìm kiếm chúng.

 

1.2 Nguồn thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được chế biến theo tỷ lệ thành bột, hoặc dạng viên từ các nguyên liệu có sẵn như bột cám gạ, bột thóc, bột ngô, đỗ tương, bột sắn, bánh mì …

Bánh mì, cơm: đây có thể nói là loại thức ăn mà cá nào cũng có thể ăn được, tuy nhiên cần dùng ở số lượng vừa đủ và phải đa dạng thức ăn.

Cám hỗn hợp: đây là loại phổ biến dùng cho gia súc gia cầm, và cá cảnh cũng dễ dàng ăn được, người mua cũng dễ dàng tìm kiếm ở các cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, người chơi cá có thể tìm kiếm các loại thức ăn đông lạnh cho cá cảnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn để làm thức ăn cho cá.

2. Cách làm thức ăn cho cá cảnh

Ở dạng viên: bạn dùng các nguyên liêu khô, trộn theo tỷ lệ công thức, cho nước đủ ấm, đảo đều, tạo viên kích thước vừa đủ, phơi nắng bên ngoài trời hoặc sấy khô, sau đó đóng gói cẩn thận và dùng dần.

Ở dạng bột: bao gồm các nguyên liệu như bột ngô, thóc nghiền, bột đỗ tương, cám gạo … để tăng độ kết dính bạn nên cho thêm bột sắn dây. Sau đó nặn và cắt thành từng miếng nhỏ để cho cá ăn. Nếu có thể hãy dùng máy ép tạo thành viên để dễ cho cá ăn hơn.

Bột mịn nấu hoặc ủ men cũng là một gợi ý cho người chơi cá. Chế biến thức ăn lên men, các loại nguyên liệu được nấu chín hoặc trộn đủ ẩm, cấy giống nấm men, ủ kín 3-5 ngày. Có nhiều người thích lựa chọn cách này bởi thức ăn được chế biến theo dạng này thường có mùi thơm, nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và kích thích cá thèm ăn. Khi thức ăn ủ xong chỉ nên dùng trong 2 – 3 ngày bởi chúng thể bảo quản lâu được, dễ biến chất, hỏng gây bệnh cho cá.

3. Cách cho cá ăn đơn giản hiệu quả

Cách cho cá ăn rất quan trọng. Nên để ý đến việc cá thiếu ăn thường ốm yếu, lờ đờ, cơ thể biến dạng, không hào hứng bơi lộn, do đó cần bổ sung dinh dưỡng cho cá hợp lý. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.

Trên đây là cách làm thức ăn cho cá cảnh và cách cho cá ăn đơn giản hiệu quả.

Cá cảnh

Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những chú cá màu sắc sặc sỡ luôn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Dưới đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới mà bạn không thể bỏ qua.

1. Cá rồng

Được mệnh danh là ông vua của các loài cá cảnh đẹp nhất thế giới. Cá rồng với vẻ đẹp kiêu sa, uy nghi, hấp dẫn và được nhiều người chơi cá săn đón. Không chỉ chơi cá cảnh trong nhà mà cá rồng còn được nhiều trung tâm du lịch sinh thái, khu vui chơi cố gắng sở hữu.

cá cảnh đẹp nhất thế giới

Cá cảnh đẹp nhất thế giới

Kích thước của chúng từ 60 – 90 cm, nặng hơn 7 kg, thân hình dài dẹt. Do đó cần trang bị bể cá rất to mới có thể chứa chúng, giúp chúng thoải mái bơi lộn và sinh hoạt. Chúng sống thành bầy đàn, hình dáng uy nghi, đẹp mãn nhãn. Theo phong thủy còn cho rằng loài cá rồng đem lại tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng, xua đuổi tà ma, điềm xấu.

Cũng bởi lý do đó mà nhiều người chơi cá chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu chúng, mức giá có thể từ 7 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, loại khác nhau.

2. Cá Koi (cá chép Nhật)

Cá Koi là loại cá nước ngọt, với thân hình mảnh mai, thanh thoát mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ung dung, tự tại. Người chơi cá vô cùng thích thú và muốn sở hữu chúng, những đàn cá màu ca, màu trắng biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, bình an. Mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mọi người

các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới

Top các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới

Loại cái này còn có tên gọi là cá chép Nishikigoi, là loại cá chép được thuần hóa và lai tạo để nuôi làm cảnh. Chúng khá dễ dàng chăm sóc dù trong môi trường khắc nghiệt chúng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Thức ăn của chúng khá đa dạng, phong phú và có có tuổi thọ khá cao so với các loại cá cảnh khác.

3. Cá thần tiên

Cá thiên thần được mệnh danh loài cá đẹp nhất ở rặng san hô. Với màu sắc sặc sỡ, diễm lệ, khả năng uyển chuyển lướt nhanh, chúng được gọi cái tên ưu ái là cá thiên thần. Là loại cá độc lạ và hiếm có nên cá thiên thần được nhiều người săn són và tìm mua.

những con cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những con cá cảnh đẹp nhất thế giới

Loại cá này không thể nuôi trong những bể cá nhỏ bởi đặc trưng riêng của chúng. Chỉ có những người chơi cá chuyên nghiệp mới sẵn sàng chi trả những khoản tiền lớn và các chi phí kèm theo để có thể chăm sóc chúng. Thức ăn của chúng là tảo biển và vụn hữu cơ, cần có cách chăm sóc đặc biệt và cẩn thận để duy trì sự sống cho chúng.

4. Cá trạng nguyên (Mandarinfish)

Cá trạng nguyên có bộ vây khá sặc sỡ đến từ vùng Đông Nam Thái Bình Dương và ở phía bắc của Australia dưới những rặng san hô kín đáo. Chúng sống và ăn các vi sinh vật ở các rặng san hô, thức ăn có thể là thức ăn tươi sống. Nếu muốn nuôi chúng trong bể cá thì cần phải bỏ đá vào trong bể trước khi thả cá 1 tháng.

những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Cá trạng nguyên ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Cá trạng nguyên có thể trạng khá tốt, có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với nhiều loại cá khác.

5. Cá Phượng Hoàng

Cũng là một trong những loại cá được nhiều người săn tìm bởi chúng khá đa dạng màu sắc và chủng loại. Chúng là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là trùn chỉ, côn trùng nhỏ, thức ăn viên, loăng quăng, …chiều dài cơ thể từ 5 – 7 cm. Chúng cũng thường sống theo đàn, bao gồm bố mẹ và các con, khi sinh sản, đẻ trứng dính lên cá thể được dọn sẵn, trứng và cá con được bố mẹ chăm sóc.

những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Trên đây là một số loại cá cảnh đẹp nhất thế giới được nhiều người săn đón. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị cho bạn đọc.

 

 

Cá cảnh

Hướng dẫn cách nuôi cá lia thia cực dễ dàng

Cá lia thia là một trong những loại cá được nhiều chơi cá yêu thích bởi vẻ bề ngoài rực rỡ màu sắc và cách chăm sóc không quá khó khăn. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn cách nuôi cá lia thia hiệu quả nhé.

1. Cá lia thia là cá gì?

Cá lia thia là loại cá bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á. Chúng sống chủ yếu ở đồng ruộng, ao, hồ, sông, đầm … Môi trường sống của chúng không quá lớn, chúng được người chơi cá yêu thích bởi khả năng dễ thích nghi trong môi trường bể cá nhỏ. Đặc tính thích cạnh tranh nên những con đực thường sống riêng biệt để tránh xung đột. Cá lia thia là loại cá yêu thích môi trường tĩnh nên người chơi không nên sử dụng bể chạy Oxy hay máy lọc.

cách nuôi cá lia thia

Cách nuôi cá lia thia

2. Thức ăn của cá lia thia

Thức ăn của cá lia thia thường là các ấu trùng, côn trùng hoặc sinh vật nhỏ. Người chơi có thể cho chúng ăn các loại lăng quăng, bo bo, trùng chỉ, … nên cho chúng ăn với chế độ ăn cân bằng, phong phú và đa dạng.

Cần lưu ý rằng, mỗi lần cho ăn chỉ nên cho chúng ăn với số lượng khoảng 10 – 12 con lăng quăng, trùng chỉ là được. Không ăn quá nhiều dễ gây bệnh cho chúng. Có 1 đặc điểm là cá lia thia có khả năng nhịn đói cao nên nếu lỡ bỏ qua bữa ăn của chúng thì bổ sung sớm là được, không cần quá lo lắng.  

3. Khả năng sinh sản của cá lia thia

Thông thường đến tháng thứ 6, cá bắt đầu có thể tiến hành sinh sản. Cần phải lưu ý chăm sóc con cá đực, cá cái thật tốt để chúng có khả năng sinh sản tốt. Chọn cá đực khỏe, chú ý hoạt động thường ngày của chúng có sủi bọt nổi hay không, nếu trong thời gian chúng thường xuyên sủi bọt nổi tức là chúng đã sẵn sàng cho việc sinh sản.

cách nuôi cá lia thia con

Cách nuôi cá lia thia con

Đối với cá cái, bạn có thể theo dõi hậu môn cá có mụn trắng chưa, bụng chúng có to tròn chưa để sẵn sàng cho việc sinh nở. Khi cá sinh sản cần tách biệt cá đực, cá cái để cá đực chăm sóc ổ trứng. Trong thời gian 3 ngày trứng nở, có thể cho cá con ăn nước xà lách thối, dần dần cho ăn bo bo với lượng vừa đủ. Sau đó thay nước bể cá để cá thích nghi dần với môi trường mới.

4. Cách chăm sóc cá lia thia

4.1 Lựa chọn bể cá

Lự chọn một bể cá với kích thước vừa đủ giúp chúng hoạt động và phát triển thuận lợi. Nhiệt độ trong môi trường nước dao động khoảng 24 – 27 độ C. Môi trường tốt nhất để nuôi cá lia thia là nước mềm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.

4.2 Trang trí cho bể

Bạn có thể dùng các đồ vật trang trí cho lòng bể để tăng sự hứng thú cho cá, vừa đẹp mắt người xem. Cần chắc chắn rằng những thứ trang trí đó đều đã được rửa sạch sẽ, tránh việc mang vi khuẩn vào nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá

Bạn cũng có thể sử dụng các món đồ chơi nhỏ như bóng, vòng tròn nhỏ để nổi trên mặt nước để cá vui chơi, đùa nghịch.

cách nuôi cá lia thia đồng

Cách nuôi cá lia thia đồng

4.3 Chơi với cá lia thia như thế nào?

Di chuyển ngón tay bên ngoài thành bể cá để cá bơi theo, chúng sẽ vô cùng thích thú nếu có người thường xuyên tương tác chăm sóc nó. Búng vào thành bể để chúng có những phản xạ tự nhiên.

Bạn cũng có thể rèn luyện cho chúng việc ăn thức ăn bên trên mặt nước, bằng cách giữ thức ăn ngay bên trên để chúng hiểu là đang cho chúng ăn, chúng sẽ nhảy lên và đớp lấy thức ăn đó.

Cùng bằng cách trên, nếu kiên trì bạn cũng có thể dạy cho chúng cách nhào lộn bên trên mặt nước bằng cách nhảy qua một cái vòng tròn. Chỉ nên thi thoảng chơi thôi nhé, đừng bắt chúng hoạt động quá nhiều sẽ mất sức và mệt mỏi.

Hy vọng các thông tin thú vị trên sẽ giúp bạn có cách nuôi cá lia thia phù hợp. Chúc các bạn thành công!

 

Cá cảnh Kỹ năng

Cách làm trong nước bể cá cảnh đơn giản và hiệu quả

Nước trong bể cá cảnh trở nên đục mặc dù thay nước thường xuyên là vấn đề khiến cho người nuôi cá cảnh cảm thấy vô cùng đau đầu. Hãy cùng nghe những chia sẻ của dân chơi cá cảnh có kinh nghiệm lâu năm về cách làm trong nước bể cá cảnh.

1. Vì sao nước trong bể cá cảnh luôn đục?

Vì sao nước trong bể cá cảnh luôn đục?

Vì sao nước trong bể cá cảnh luôn đục?

>>>>Xem thêm: Những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục vẫn khỏe mạnh

Muốn làm trong nước bể cá cảnh, trước tiên cần phải tim hiểu rõ nguyên nhân nào làm cho nước trong bể luôn bị đục? Từ đó mới có thể khắc phục vấn đề một cách triệt để. Theo chia sẻ của anh Hưng, một dân chơi cá cảnh lâu năm có tiếng tại đất Sài thành sở hữu bộ sưu tập cá cảnh gần 80.000$, những nguyên nhân chính dẫn đến nước trong bể cá cảnh luôn đục đó là:

  • Chất lượng nước thay vào bể cá cảnh kém. Nước từ giếng hoặc nước máy có chất lượng không được tốt, bị đục. Đặc biệt là đối với những giếng đào tại những nơi thổ nhưỡng không được tốt, khi bơm lên sẽ lẫn cả bùn đất.
  • Sử dụng bể cá cảnh mới làm chưa được vệ sinh sạch sẽ, các bụi bẩn vẫn còn đọng lại trong bể.
  • Chất thải từ cá quá nhiều.
  • Bể cá chưa có hệ thống lọc nước hoặc hệ thống lọc chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
  • Thức ăn tồn đọng vì mỗi lần cho ăn thừa thãi.
  • Tảo, rêu, nấm độc hại phát triển trong nước
  • Bệnh dịch, nấm từ cá.

Ngoài ra nếu bể cá cảnh chưa được bố trí hệ thực vật thủy sinh hoặc quy trình thay nước không đúng cách cũng dẫn đến nước trong hồ cá cảnh trở nên đục.

2. Những cách làm trong nước bể cá cảnh vô cùng đơn giản

“Làm sao để hồ nuôi cá cảnh nước trong veo?” là thắc mắc của đa số người mới tập chơi cá cảnh. Bất kỳ ai cũng muốn ngắm nhìn vẻ đẹp hoàn mỹ của những chứ cá cảnh mà mình bỏ tâm huyết ra để sưu tập, chăm sóc hàng ngày. Vì vậy nước trong bể cá cảnh bị sẽ tạo cảm giác rất khó chịu, khiến mất giá trị thẩm mỹ của cả bể cá cảnh dù cho cá trong đó quý hiếm đến đâu đi chăng nữa.

Những “lão làng” có kinh nghiệm nuôi cá cảnh thường áp dụng những cách làm trong nước bể cá cảnh dưới đây:

Cho cá cảnh ăn với lượng vừa phải

Thức ăn thừa bị phân hủy sẽ làm ô nhiễm môi trường sống trong bể cá cảnh đồng thời gây đục nước. Cho ăn với lượng vừa phải sẽ giúp chất lượng nước trong hồ được đảm bảo ở mức tốt nhất, bên cạnh đó còn tránh được tình trạng cá ăn quá nhiều dẫn đến bội thực mà chết.

Không trang trí quá nhiều trong bể cá

Nhiều người muốn bể cá cảnh của mình trở nên linh linh do đó trang trí rất nhiều đồ vật, hoặc nuôi động vật thủy sinh với mật độ dày đặc, dẫn đến không gian sống của cá cảnh bị thu hẹp. Các chất thải và thức ăn dư thừa năm ở ngóc ngánh khó vệ sinh, lâu dần sẽ tích tụ thành lượng lớn gây ô nhiễm nước trong bể cá.

Bố trí hệ thực vật thủy sinh trong bể

Các chất hữu cơ từ thức ăn thừa hoặc chất thải của cá có thể làm nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh trong bể cá cảnh. Vì vậy phần nào đó chất gây đục nước trong bể có thể được loại bỏ. Đồng thời quá trình quang hợp của thực vậy thủy sinh hấp thụ CO2, sản sinh ra Oxy thuận lợi cho quá trình hô hấp của cá.

Bố trí hệ thực vật thủy sinh giúp làm trong nước bể cá cảnh

Bố trí hệ thực vật thủy sinh giúp làm trong nước bể cá cảnh

>>>>Bạn nên xem: 5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất có hình dáng và màu sắc đẹp

Bên cạnh đó hệ thực vật thủy sinh còn có tác dụng làm chỗ trú ẩn cho cá và trang trí giúp cho bể cá cảnh của bạn đẹp hơn.

Sử dụng bộ lọc nước

Muốn nước trong bể cá cảnh luôn trong thì bộ lọc nước là thứ không thể thiếu. Hiện nay phổ biến đó là lọc sinh học, lọc cơ học và lọc hóa học. Các bộ lọc có tác dụng loại bỏ các chất bẩn có trong nước, làm cho nước trở nên sạch và trong hơn.

Trong số các bộ lọc nước, lọc sinh học có vai trò quan trọng nhất vì có thể loại bỏ các chất độc gây hại cho cá như Nitrat và Amonia. Những chất này được sản sinh thường xuyên từ chất thải của cá. Trong lưới lọc sinh học sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các chất độc hại có trong nước do đó cần phải kiểm tra và thay lưới lọc 2 tuần một lần để đảm bảo nước trong bể cá cảnh luôn được sạch.

Thay nước cho bể cá

Kinh nghiệm các dân chơi cá kiểng lâu năm khi thay nước đó là sử dụng ống nhỏ để hút khoảng 1/3 nước trong bể cá kèm các chất thải và cặn bẩn có trong hồ. Sau đó thay vào bằng nước sạch. Nếu là nước máy cần phải xử lý trước khi cho vào bể.

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh:

  • Đổ nước máy vào thùng, chậu, để lắng và phơi ngoài trời nắng trong 24h để loại bỏ Clo.
  • Cũng có thể xử lý nươc máy để nuôi cá cảnh bằng cách sử dụng dung dịch khử Clo với liều lượng khoảng 4 giọt cho 10 lít nước.

Khi nay nước vào bể cá cảnh không được đổ mạnh mà phải làm một cách chậm rãi để không làm chất bẩn nằm bên dưới bị khuấy động gây đục bể cá. Trong quá trình thay nước cũng nên vệ sinh bể bằng cách sử dụng cọ để cọ sạch các mặt của bể và cát sỏi bung bẩn. Nhặt sạch rác thải, và cắt tỉa thực vật thủy sinh trong hồ đồng thời tách riêng cá bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang cả đàn cá.

Nuôi cá dọn bể

Cá dọn bể hay cá lau kiếng khi nuôi trong bể sẽ giúp làm sạch bề mặt của bể các cảnh, đặc biệt là đối với bể kính vì chúng có thể ăn rong, rêu và tạo độc hại bám trên đó. Không chỉ sạch bể, cá dọn bể còn có thể nuôi làm cảnh với nhiều màu sắc khác nhau, góp phần làm dẹp cho bể cá cảnh của bạn.

Cá cảnh

Những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục vẫn khỏe mạnh

Việc chọn lựa những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục rất hữu ích và quan trọng đối với những người mới tập chơi cá cảnh chưa có kinh nghiệm vì không phải loại bể nào cũng có thể lắp được sủi oxy.

Thông thường khi mới bắt đầu, nên lựa chọn các loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi để tiện cho chăm sóc và vệ sinh, thay nước. Độ hòa tan của oxy trong nước ngọt cao hơn nước biển do đó các loài cá cảnh nước ngọt có thể hô hấp thoải mái mà không cần sủi oxy.

Cùng điểm qua một số loại cá nước ngọt dễ nuôi không cần oxy sục.

1. Cá bảy màu

Cá bảy màu là loài cá cảnh dễ nuôi nhất, chúng có sức sống cực kỳ mạnh mẽ. Với hình dạng nhỏ nhắn xinh xắn, kích thước chỉ từ 2,5 đến 4,5 cm khi trưởng thành, cá bảy màu sở hữu chiếc đuôi như hình quạt rẽ lả lướt với những màu sắc sặc sỡ đan xen.

Cá bảy màu Grass

Cá bảy màu Grass

Khả năng sống tốt trong nước ngọt, sinh sản nhanh, chăm sóc đơn giản, giá rẻ và đặc biệt là vẻ đẹp của cá bảy màu làm cho chúng trở thành một trong những loại cá dễ nuôi nhất được rất nhiều người lựa chọn nuôi cảnh.

Các loại cá bảy màu đẹp nhất đã được lai tạo thành công:

  • Cá bảy màu Grass: Đuôi có hình hoa văn với các đốm li ti
  • Cá bảy màu Snake: Đuôi hoặc cả đuôi và thân có hoa văn như da rắn
  • Cá bảy màu Lace: Đuôi có hoa văn hình ren
  • Cá bảy màu Mosaic: Đuôi hoặc cả đuôi và thân khảm hoa văn với các mảng lớn chia ra từng phần
  • Cá bảy màu Galaxy: thân và đuôi có màu sắc và hoa văn gần giống nhau tuy nhiên phần thân sẽ nhạt hơn. Hoa văn đứt đoạn, không chia ra từng mảng như Mosaic.

Cá bảy màu snake

Cá bảy màu snake

Cá bảy màu có tuổi thọ trung bình 2,5 năm, tuy nhiên do khả năng sinh sản rất mạnh nên bạn không cần lo lắng vì tuổi thọ quá ngắn. Thức ăn cho cá bảy màu cũng tương đối đơn giản có thể dùng trùng chỉ, thức ăn tổng hợp cho cá hoặc ruột bánh mì. Nhưng cần lưu ý cá bày màu ăn rất ít đo đó cần cho ăn lượng vừa phải tránh thức ăn thừa làm bẩn nước trong bể cá.

Cá bày màu Lace

Cá bày màu Lace

2. Cá ngũ vân

Không sở hữu vẻ bề ngoài và màu sắc sặc sỡ, bóng bẩy như cá bảy màu, cá ngũ vân là loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục, đẹp giản dị một cách tự nhiên với 5 sọc màu đen trên thân.

Cá ngũ vân

Cá ngũ vân

Những người mới tập nuôi cá cảnh cũng thường lựa chọn cá ngũ vân để góp phần làm phong phú thêm cho bộ sưu tập cá cảnh của mình. Tuy nhiên cần lưu ý khi có cá đẻ trứng cần vớt cá ngũ vân ra nuôi riêng vì chúng có thói quen xấu là ăn trứng.

3. Cá sặc gấm

Với thân hình có dạng oval, màu sắc đa dạng, trên thân có những chấm óng ánh màu lam hoặc lục xếp thành hàng ngay ngắn tạo cho cá sặc gấm có vẻ đẹp cuốn hút người chơi cá cảnh. Không những vậy cá sặc gấm còn tạo ấn tượng với khả năng sống tốt trong điều kiện môi trường nước “nghèo” oxy. Vì vậy chúng rất thích hợp cho người mới chơi cá cảnh muốn tìm loại cá cảnh đẹp dễ nuôi không cần bơm tạo oxy.

sặc gấm là loài cá dễ nuôi và thân thiện với nhiều giống cá cảnh khác

Sặc gấm là loài cá dễ nuôi và thân thiện với nhiều giống cá cảnh khác

Cá sặc gấm rất hiền nên có thể nuôi cùng các loại cá cảnh khác trong bể kính, hồ xi măng, bể thủy sinh,… Đến mùa sinh sản cần tách cá sặc cái ra vì có thể bị cá sặc đực tấn công đến chết sau khi sinh xong. Thức ăn dành cho cá sặc có thể là trùng chỉ, vi sinh vật trong nước, thức ăn tổng hợp cho cá,…

4. Cá la hán

Cá la há có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phổ biến và lan rộng đến các nước châu Á kể từ năm 2001. Hình dạng của cá la hán đặc thù bởi màu sắc lấp lánh cùng chiếc đầu gù to rất ngộ nghĩnh. Chiếc gù trên đầu cá la hán chỉ xuất hiện khi cá đã trưởng thành và đó là gen di truyền không thể thay đổi, đó cũng chính là tiêu chí để định giá.

Cá la hán có gù trên đầu

Cá la hán có gù trên đầu

Sức sống của cá la hán rất tốt, chịu được môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên nên nuôi cá la hán trong nước sạch có độ pH từ 5 – 7, nhiệt độ giữ ở mức 21 – 30oC để đảm bảo sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Tuổi thọ của cá la hán cũng khá dài có thể sống trên 10 năm, từ lúc trưởng thành đến khi có khả năng sinh sản mất khoảng 1 năm. Trong quá trình nuôi cá la hán cần giữ môi trường nước ở mức ổn định bằng cách thay nước 1lần/tuần. Để tránh làm thay đổi độ pH đột ngột, mỗi lần thay nước chỉ nên thay ½ lượng nước của bể.

Thức ăn dành cho cá la hán có thể bao gồm thưc ăn tươi sống và thức ăn chế biến. Nên chia làm nhiều lần ăn trong ngày với lượng thức ăn vừa phải để tránh làm ô nhiễm môi trường nước trong bể cá.

Trên đây là một số loài cá cảnh dễ nuôi dành cho những người yêu thích động vật. Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc nhưng vì yêu thích động vật thì đây là những gợi ý tốt nhất cho các bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi ủng hộ!