kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp
Thú cưng khác

Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả

Chim bồ câu Pháp là một giống chim được nhiều người nông dân lựa chọn để nuôi tại nhà bởi loài chim này đem lại hiệu quả kinh tế cao mà chi phí đầu tư khá thấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp. 

Mục Lục

1. Cách chọn giống chim bồ câu Pháp

Giống bồ câu Pháp là giống chuyên thịt nổi tiếng và được người nông dân lựa chọn nuôi nhiều nhất. Chim bồ câu Pháp có năng suất cao, chất lượng thịt không thua kém chim nội. Mỗi năm một cặp chim này có thể đẻ 8 – 9 lứa, với trọng lượng khi chim ra ràng từ 28 ngày tuổi đạt 530 – 580g/con. Không chỉ vậy, giống chim này còn có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta với tỷ lệ nuôi sống đạt 94 – 99%.

Để chăn nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như khỏe mạnh, lông mượt và hoạt động nhanh nhẹn, không có bệnh tật, dị tật. 

Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình như con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Ngược lại, con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Bạn nên chọn mua chim giống từ các cơ sở uy tín để đảm bảo không có dịch bệnh.

kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả

2. Khả năng sinh sản của giống chim bồ câu Pháp

Giống chim bồ câu Pháp (dòng VN1) được nhập vào nước ta năm 1996. Sau đó, đến năm 1998, có 2 dòng chim Mimas (dòng VN2) và Titan (dòng VN3) tiếp tục được nhập vào nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Cả 3 dòng chim đều cho tỷ lệ nuôi sống cao và mang lại hiệu quả chăn nuôi tốt. 

Hiện nay, có nhiều trang trại đã nuôi và sản xuất con giống của các dòng chim bồ câu Pháp. Nếu nuôi tốt 1 con chim bồ câu mái thì sau 4 – 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày trứng sẽ nở và chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng khoảng 7 – 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế một cặp chim bồ câu bố mẹ sau 1 năm sẽ cho ra đời 17 cặp con cháu.

3. Lưu ý khi làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp

Không giống như các vật nuôi khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với chim bồ câu Pháp nhất định bạn phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên xây chuồng cho chim có độ cao vừa phải và quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt.

Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim có chiều cao 40 cm, chiều rộng 50cm và chiều sâu 40cm. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Bên cạnh đó, máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo và tránh làm bằng kim loại.

Trong các bước kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp cho năng suất cao, bạn cần phải chú ý tới việc thiết kế ổ đẻ để chim thuận tiện cho việc sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của vật nuôi này là đẻ trứng và nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nuôi con ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có đường kính khoảng 20cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.

Ngoài ra, nếu bạn nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng phải đủ diện tích cho một đôi chim sinh sản. Còn nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng. Khi chim được 28 ngày tuổi và bắt đầu tách mẹ thì lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản từ 10 – 14 con/m2.

kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp hiệu qu

Xem thêm: Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?

4. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản

Các loại thức ăn cho chim

Thông thường chim bồ câu thích ăn các loại hạt thực vật như đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã chế biến chứa các chất khoáng và vitamin. Trong đó, đỗ bao gồm đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen… Nếu bạn chọn đỗ tương thì cần phải rang trước khi cho chim ăn. Thức ăn cơ sở để nuôi chim thường là thóc, ngô, gạo, cao lương… trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Những loại thức ăn này cần phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt và không bị mốc, mọt. 

Ngoài ra, chim bồ câu cũng cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho quá trình tiêu hoá của chim tốt hơn. Kích cỡ của các hạt từ 0,5 – 0,8mm và có đường kính 0,3 – 0,4mm. Bạn nên cho sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

Cách trộn thức ăn 

Thức ăn bổ sung cho chim bồ câu gồm: khoáng Premix 85%, NaCl (muối ăn) 5% và sỏi 10% cho chim ăn tự do. Tuy nhiên, bạn chỉ nên trộn hỗn hợp này với một lượng vừa phải cho chim ăn trong 1 – 2 ngày. Không để quá nhiều thức ăn bổ sung trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Khi trộn thức ăn cho chim, bạn trộn càng nhiều thành phần càng tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất lượng và bổ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy vào các nguyên liệu mà sẽ cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường trộn hạt đậu đỗ với tỉ lệ từ 25 – 30%; ngô và thóc gạo từ 70 – 75%.

Cách cho chim ăn

Bạn có thể cho chim bồ câu ăn 2 lần trong ngày vào buổi sáng lúc 8h – 9h và buổi chiều lúc 14h – 15h. Lưu ý, nên cho chim ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim bồ câu mà cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. 

– Chim dò (từ 2 – 5 tháng tuổi): 40 – 50g thức ăn/con/ngày.

– Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi):

 + Khi nuôi con: 125 – 130g thức ăn/đôi/ngày.

 + Không nuôi con: 90 – 100g thức ăn/đôi/ngày.

Nước uống

Nhu cầu nước uống của chim bồ câu Pháp không lớn, mỗi cần trung bình 50 – 90ml nước/ngày. Bên cạnh đó, nước uống phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. 

Phòng bệnh

Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ và phun thuốc sát trùng chuồng. Hàng ngày nên rửa máng nước uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.

Tổng hợp

Rate this post