Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa
Thú cưng khác

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Chào mào thay lông là giai đoạn yếu nhất và rất dễ bị tuột lửa nếu không được chăm sóc cẩn thận. Dưới đây xin giới thiệu đến các nghệ nhân kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông đúng cách giúp chào mào có bộ lông đẹp và giữ lửa sau quá trình thay lông.

Mục Lục

Chào mào thay lông vào lúc nào?

Thời gian chào mào thay lông thường không cố định. Đối với chim ngoài thiên nhiên thì chào mào thường thay lông vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch và thay 1 lần trong năm. Với những chim nuôi nhốt thời gian thay lông có thể rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nguyên nhân này thường do thay đổi cám, thời tiết, môi trường sống. Quá trình thay lông của chào mào kéo dài trung bình từ 60 – 80 ngày.

Chào mào thay lông cho ăn gì?

Dưỡng chất cần thiết là thứ cần rất quan trọng trong quá trình thay lông của chào mào. Thức ăn cho chào mào thay lông phải có tính mát, chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Các nghệ nhân cần chú ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Trong cám lửa có hàm lượng đạm cao, gây nóng không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.

Cà rốt hấp là thức ăn rất tốt dành cho chim chào mào thay lôngCà rốt hấp là thức ăn rất tốt dành cho chim chào mào thay lông

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Một số loại cám dưỡng thay lông dành cho chào mào trên thị trường được đánh giá cao có thể sử dụng như cám Thắng Mẹo, Hiển Bảo Khánh, Nam Đà Nẵng,.. Chào mào thay lông nếu không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến màu dỏ trên má (má đỏ) và màu đỏ ở đuôi nhạt dần và chuyển thành màu cam. Kinh nghiệm nuôi chim của các nghệ nhân cho thấy, trong quá trình chim đang thay lông, nếu sử dụng các loại cám dưỡng tốt sẽ giúp giữ được màu lông nguyên thủy của chim, lông sẽ mượt và óng như khi mới ở rừng về.

Trong quá trình thay lông, chào mào tiêu tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất, vì vậy các nghệ nhân cần phải cung cấp đồ tươi có chứa nhiều đạm và can xi cho chào mào. Có thể sử dụng cào cào non, châu chấu non, hoặc trứng kiến, những thức ăn này có tính mát. Tuyệt đối không sử dụng sâu gạo làm thức ăn cho chào mào khi thay lông vì gây nóng và làm xoắn lông.

Chế độ vệ sinh, phơi phóng dành cho chào mào thay lông

Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp là rất quan trọng. Đa số chim chào mào đang thay lông không chịu tắm. Tuy nhiên Nghệ nhân vẫn cần có một chế độ và tắm táp cho chim một cách hợp lý. Cho chim tắm nắng, tắm nước 2-3 ngày/1 lần.

Tắm nước giúp cho lông cũ rụng nhanh. Và giúp cho lông ống nhanh ra hơn. Tắm nắng thì nên hạn chế, vì nắng làm cho bộ lông mới còn yếu sẽ bị khô. Tuy nhiên trong ánh nắng mặt trời có chứa Vitamin D sẽ giúp bộ lông chim phát triển nhanh hơn. Nếu cho tắm thì nên phơi khoảng 15 phút vào lúc mặt trời mới lên.

Đa số chim chào mào thay lông không tắmĐa số chim chào mào thay lông không tắm nhân nghệ nhân vẫn phải có chế độ tắm cho chim

>>>>Xem thêm: Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Trong quá trình chào mào thay lông, phải giữ ổn định về điều kiện sống, không đổi lồng, chuyển vùng. Đối với chim bổi thì không sao, nhưng với chim có 1-2 mùa có thể làm dừng quá trình thay lông. Rồi 1 – 2 tháng sau lại bắt đầu rụng lại làm thể trạng chú chim yếu đi và bộ lông không được đẹp.

Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim. Chim sẽ không có sức chơi, và do lông đuôi còn mới, chưa cứng kè chim sẽ làm cho lông đuôi bị xòe như cánh quạt. Nghỉ ngơi thì nghệ nhân cần có một lịch trình đầy đủ và hợp lý cho chim. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối chứ đừng cho chim ngủ trễ quá.

Để quá trình thay lông nhanh hơn, nghệ nhân có thể dùng đậu phộng rang xay nhuyễn trộn chung với cám cho chim ăn, cho ăn nhiều đu đủ. 2 ngày mở áo lồng 1 lần. Ngoài ra nên lấy vỏ cam, quýt để dưới đáy lồng. Vỏ quýt, cam bốc hơi lên làm nhiệt độ bên trong lồng cao hơn bên ngoài giúp chim thay lông nhanh hơn. Khi chim thay lông xong thì nghệ nhân bắt đầu phơi nắng, dợt dãi để chào mào lên lửa.

3/5 - (2 bình chọn)