Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa
Thú cưng khác

Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Trong quá trình chăm sóc chào mào, thức ăn là yếu tố quyết định đến độ căng của chim. Chào mào ăn cám tốt đầy đủ dinh dưỡng sẽ khỏe mạnh và đấu hót tốt. Dưới đây là chia sẻ về cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa.

Vai trò của cám chào mào

Mặc dù chào mào ưa thích các loại trái cây, hoa quả chín, có vị ngọt tuy nhiên thức ăn chính đối với chào mào được thuần hóa, nuôi cảnh vẫn là cám. Cám là nguồn chính cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho chào mào. Do đó sẽ rất dễ xuất hiện vấn đề về đường tiêu hóa nếu nguyên liệu làm cám chào mào không được đảm bảo.

Ngoài ra cám cho chào mào mùa thay lông cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyế định độ bóng mượt cũng như tình trạng của chim sau mùa thay lông, nếu cám dưỡng chào mào tốt thì chim sẽ có thể trạng tốt và lông đẹp, ngược lại chim sẽ yếu dần qua các mùa thay lông.

Bí quyết làm cám chào mào giúp chim căng lửa

Đa số thành phần trong cám chào mào bán đại trà trên thị trường đều chứa ngũ cốc, tôm, trứng, thịt. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự tiêu hóa của chào mào vì trong tự nhiên thức ăn của chúng hoàn toàn không bao gồm những thứ đó. Sự mất cân bằng giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng và axit amin gây nên hiện tượng chim chơi thất thường, không ổn định.

Cám chào mào tốt đầy đủ dưỡng chất giúp chào mào căng lửa

Cám chào mào tốt đầy đủ dưỡng chất giúp chào mào căng lửa

>>>>Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Lysine và Methionine là 2 loại axit amin quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự dinh trưởng và phát triển đối với chào mào trong quá trình nuôi nhốt. Vì cơ thể không thể tự tổng hợp 2 axit amin này nên cần phải bổ sung từ những nguồn thức ăn bên ngoài. Thức ăn của chào mào trong tự nhiên là côn trùng đã chứa đầy đủ và cân đối những axit amin đó đó chim hoàn toàn phát triển bình thường. Còn khi sử dụng cám chim có thể thiếu hoặc thừa dẫn đến mất cân bằng.

Do đó cần phải phân bổ hợp lý hàm lượng các loại chất tanh và hoa quả, ngũ cốc để bổ sung cân đối dưỡng chất, giúp chào mào có phong độ ổn định, chơi bền và căng lửa.

Công thức làm cám chào mào giữ lửa cho chim

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Củ khoai tâi: 500g
  • Củ cà rốt: 500g
  • Chuối sấy: 400g
  • Táo: 4 quả
  • Hỗn hợp đậu đỏ, đậu lạc, gạo lứt: 2 lon
  • Hỗn hợp đậu xanh, ngô, đậu nành: 1 lon
  • Đường trắng: 200g
  • Mật ong: 50ml
  • Kỳ tử: 200g
  • Tôm: 400g
  • Trứng gà ta: 20 quả
  • Trứng vịt: 5 quả

Chọn ngũ cốc tốt sẽ giúp tạo ra hạt cám chất lượng

Chọn ngũ cốc tốt sẽ giúp tạo ra hạt cám chất lượng

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Các bước chế biến

Bước 1: Rang ngũ cốc vừa chín sau đó đem nghiền thành bột

Bước 2: Hấp chín các loại củ quả,tiếp theo cho kỳ tử vào và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, sau đó trộn đều với hỗn hợp ngũ cốc.

Bước 3: Hấp chín tôm cùng trứng gà, trứng vịt, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn

Bước 4: Trộn đều hỗn hợp trứng, tôm cùng hỗn hợp ngũ cốc, hoa quả, để khô trong khoảng 30 phút.

Bước 5: Cho tiếp mật ong vào nguyên liệu và tiến hành nhào nặn cho đều bằng tay để mật ong có thể thấm đều toàn bộ nguyên liệu

Bước 6: Rút bớt nước có trong hỗn hợp bột bằng cách phơi nắng, nếu thời tiết âm u không có nắng có thể đặt trước quạt hoặc trong lò vi sóng,…

Tạo ra hạt cám chào mào thành phẩm

Sau khi đã hoàn tất các bước chế biến nguyên liệu, chỉ còn một công đoạn cuối cùng đó là đùn cám để tạo thành hạt giúp chào mào có thể ăn dễ dàng.

Trong công đoạn đùn cám bạn cần có máy xay thịt để có thể tạo ra các sợi cám. Sau đó cho các sợi cám vào chảo, bắc lên bếp lửa và đảo đều tay. Có thể chia thành nhiều mẻ nếu không vừa chảo.

Hạt cám thành phẩm

Hạt cám thành phẩm

Cuối cùng cho vào các hũ thủy tinh để bảo quản cám cho chim ăn dần.

Những lưu ý khi làm cám chào mào

Trước khi đóng hộp bạn nên phơi nắng hoặc sấy khô nhiều lần nhằm tránh ẩm mốc khi bảo quản.

Công thức trên áp dụng với đàn chim chào mào khoảng chục con , do đó nếu bạn có 3-4 con bạn nên làm ít lại ( khoảng 1/2 nguyên liệu mỗi loại) .

Thời gian thực hiện : khoảng 3h đồng hồ

Thú cưng khác

Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Trong giới nghệ nhân chơi chim cảnh, ai ai cũng đều biết giá trị của chào mào bông. Vậy chào mào bông quý hiếm đến thế nào mà khiến nhiều người cất công săn lùng? Tại sao lại có nhiều người vẫn chấp nhận bỏ ra số tiền bạc tỷ chỉ để sở hữu chào mào bông? là câu hỏi vẫn làm nhiều người thắc mắc.

Chào mào bông là gì?

Chào mào bông hay còn gọi là chào mơ cũng là loại chào mào mà mọi người vẫn nuôi cảnh hót đấu, tuy nhiên điểm khác chính là những lông bình thường vốn có màu đen sẽ là màu trắng (bông). Thông thường bông xuất hiện ở đầu, cổ, lưng và cánh chim. Ngoài ra một số con đột biến còn có mắt đỏ, mí đỏ, mỏ hồng, chân hồng.

Những con chào mào có phần rìa lông xuất hiện màu trắng sẽ không được gọi là chào mào bông, trong giới nghệ nhân chơi chim gọi đó là vảy cá.

Chào mào bông toàn thân (có bộ lông hoàn toàn là màu) trắng đi kèm mắt đỏ, mí lửa, chân hồng mỏ hồng được gọi là chào mào bạch tạng và có giá trị rất cao.

Thế nào là chào mào bông đẹp?

Chào mào bông được đánh giá là đẹp hay không dựa vào phần bông xuất hiện ở đâu? Nhiều ít như thế nào? Bên cạnh đó một tiêu chí đánh giá về độ đẹp của chào mào bông đó là độ trắng của bông. Thông thường bông xuất hiện ở mào sẽ được đánh giá cao hơn là phần bông xuất hiện ở các phần khác. Vì chiếc màu chính là điểm nổi bật và là đặc trưng của chim chào mào. Những con chào mào có bông bao phủ cả đầu cũng được giới nghệ nhân truy lùng không kém gì chào mào bạch tạng.

  Chào mào bông đẹp

Chào mào bông đẹp

>>>>Xem thêm: Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Chim chào mào được yêu thích nhiều cũng bởi khả năng hót đấu mang đậm phong cách của một đấu sĩ, vì vậy những con chào mào bông được cho là đẹp cũng cần phải hót hay và đấu tốt. Vì vậy chắc chắn đó phải là chim trống. Chào mài mái dù là bông hay bạch tạng vẫn không có giá trị cao có chăng cũng chỉ dành để nuôi phong thủy hoặc ghép đẻ, tạo ra thế hệ chào mào bông non. Tuy nhiên chào mào bông non cũng không được giới chơi chim chuyên nghiệp yêu thích vì không thể sổ bọng như những chào mào bổi rừng già mùa.

Những con chào mào bông có bộ lông màu cà phê sữa cũng là loại đột biến và hiếm so với các con bình thường, tuy nhiên để đánh giá đẹp hay không vẫn phải dựa và tiếng hot và phong cách đấu. Nếu không hot đấu được cũng chỉ có thể dùng để nuôi cảnh.

Cách phân biệt chào mào bông nhuộm và thật

Xuất phát từ giá trị cao và sự quý hiếm và nhiều người quan tâm, nhiều thành phần cơ hội đã nhuộm các con chào mào bình thường sau đó lừa bán với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Những người không am hiểu về chào mào bông và tham của rẻ rất dễ trở thành đối tượng bị lừa gạt. Hiện nay các đối tượng thực hiện hành vi nhuộm chim rất tinh vi, kể cả công nghệ bắn thêm lông giả vào da. Chúng sử dụng những công nghệ nhuộm nếu bằng mắt thường  các dân chơi chim khó mà phân biệt được thật giả, kể cả những dân chơi lâu năm.

Những con chào mào bông khi còn má trắng sẽ có bông hơi đục, nếu trắng toát rất có thể là chim nhuộm. Đối với chào mào bạch tạng không có mắt đỏ, mí đỏ, mỏ hồng, chân hồng chắc chắn đó là chim nhuộn.

Chào mào bông nhuộm thường có bộ lông xơ

Chào mào bông nhuộm thường có bộ lông xơ

>>>>Xem thêm: Cách chọn và thuần hóa chào mào bổi nhanh đứng lồng

Để có thể biết được đó là chào mào mơ thật hay là chào mào công nghệ, chính xác nhất nên nhổ một cọng lông bông trên thân chim và quan sát. Thông thường nếu là bông thật thì lông sẽ mượt và trắng đến tận gốc, lông nhuộm sẽ xơ và gốc lông có màu đen vì thuốc nhuộm không ăn vào gốc lông được. Tiếp theo lấy lông đó nhúng vào xăng, nếu là bông thật sẽ không có hiện tượng loang màu, ngược lại đó chính là chào mào nhuộm.

Tại sao chim chào mào bông có giá trị cao đến vậy?

Cũng chỉ là một con chim bình thường, tại sao chào mào bông lại có giá cao hơn bình thường rất nhiều lần, thậm chí những con chào mào bạch tạng giá đến hàng trăm triệu đồng?

Chào mào bạch tạng có giá lên đến hàng trăm triệu đồng

Chào mào bạch tạng có giá lên đến hàng trăm triệu đồng

Theo giải thích của những nghệ nhân chơi chim có kinh nghiệm, chào mào bạch tạng là giống vô cùng độc là và quý hiếm. Ai cũng muốn sở hữu để khẳng định đẳng cấp của mình. Để mua được một con chào mào bông hoặc bạch tạng đẹp, hót hay không phải cứ có tiền là mua được, phải thời gian, công sức tìm kiếm và thương thảo mới thuyết phục thành công được người bán.Bên cạnh đó theo quan niệm phong thủy, nuôi chào mào bạch tạng trong nhà sẽ mang đến những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Do đó chào mào bông được định giá rất cao, hiện tại chim bạch tạng đắt nhất Việt Nam đang có giá hơn 300 triệu đồng.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa
Thú cưng khác

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Chào mào thay lông là giai đoạn yếu nhất và rất dễ bị tuột lửa nếu không được chăm sóc cẩn thận. Dưới đây xin giới thiệu đến các nghệ nhân kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông đúng cách giúp chào mào có bộ lông đẹp và giữ lửa sau quá trình thay lông.

Chào mào thay lông vào lúc nào?

Thời gian chào mào thay lông thường không cố định. Đối với chim ngoài thiên nhiên thì chào mào thường thay lông vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch và thay 1 lần trong năm. Với những chim nuôi nhốt thời gian thay lông có thể rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nguyên nhân này thường do thay đổi cám, thời tiết, môi trường sống. Quá trình thay lông của chào mào kéo dài trung bình từ 60 – 80 ngày.

Chào mào thay lông cho ăn gì?

Dưỡng chất cần thiết là thứ cần rất quan trọng trong quá trình thay lông của chào mào. Thức ăn cho chào mào thay lông phải có tính mát, chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Các nghệ nhân cần chú ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Trong cám lửa có hàm lượng đạm cao, gây nóng không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.

Cà rốt hấp là thức ăn rất tốt dành cho chim chào mào thay lôngCà rốt hấp là thức ăn rất tốt dành cho chim chào mào thay lông

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Một số loại cám dưỡng thay lông dành cho chào mào trên thị trường được đánh giá cao có thể sử dụng như cám Thắng Mẹo, Hiển Bảo Khánh, Nam Đà Nẵng,.. Chào mào thay lông nếu không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến màu dỏ trên má (má đỏ) và màu đỏ ở đuôi nhạt dần và chuyển thành màu cam. Kinh nghiệm nuôi chim của các nghệ nhân cho thấy, trong quá trình chim đang thay lông, nếu sử dụng các loại cám dưỡng tốt sẽ giúp giữ được màu lông nguyên thủy của chim, lông sẽ mượt và óng như khi mới ở rừng về.

Trong quá trình thay lông, chào mào tiêu tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất, vì vậy các nghệ nhân cần phải cung cấp đồ tươi có chứa nhiều đạm và can xi cho chào mào. Có thể sử dụng cào cào non, châu chấu non, hoặc trứng kiến, những thức ăn này có tính mát. Tuyệt đối không sử dụng sâu gạo làm thức ăn cho chào mào khi thay lông vì gây nóng và làm xoắn lông.

Chế độ vệ sinh, phơi phóng dành cho chào mào thay lông

Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp là rất quan trọng. Đa số chim chào mào đang thay lông không chịu tắm. Tuy nhiên Nghệ nhân vẫn cần có một chế độ và tắm táp cho chim một cách hợp lý. Cho chim tắm nắng, tắm nước 2-3 ngày/1 lần.

Tắm nước giúp cho lông cũ rụng nhanh. Và giúp cho lông ống nhanh ra hơn. Tắm nắng thì nên hạn chế, vì nắng làm cho bộ lông mới còn yếu sẽ bị khô. Tuy nhiên trong ánh nắng mặt trời có chứa Vitamin D sẽ giúp bộ lông chim phát triển nhanh hơn. Nếu cho tắm thì nên phơi khoảng 15 phút vào lúc mặt trời mới lên.

Đa số chim chào mào thay lông không tắmĐa số chim chào mào thay lông không tắm nhân nghệ nhân vẫn phải có chế độ tắm cho chim

>>>>Xem thêm: Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Trong quá trình chào mào thay lông, phải giữ ổn định về điều kiện sống, không đổi lồng, chuyển vùng. Đối với chim bổi thì không sao, nhưng với chim có 1-2 mùa có thể làm dừng quá trình thay lông. Rồi 1 – 2 tháng sau lại bắt đầu rụng lại làm thể trạng chú chim yếu đi và bộ lông không được đẹp.

Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim. Chim sẽ không có sức chơi, và do lông đuôi còn mới, chưa cứng kè chim sẽ làm cho lông đuôi bị xòe như cánh quạt. Nghỉ ngơi thì nghệ nhân cần có một lịch trình đầy đủ và hợp lý cho chim. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối chứ đừng cho chim ngủ trễ quá.

Để quá trình thay lông nhanh hơn, nghệ nhân có thể dùng đậu phộng rang xay nhuyễn trộn chung với cám cho chim ăn, cho ăn nhiều đu đủ. 2 ngày mở áo lồng 1 lần. Ngoài ra nên lấy vỏ cam, quýt để dưới đáy lồng. Vỏ quýt, cam bốc hơi lên làm nhiệt độ bên trong lồng cao hơn bên ngoài giúp chim thay lông nhanh hơn. Khi chim thay lông xong thì nghệ nhân bắt đầu phơi nắng, dợt dãi để chào mào lên lửa.

Thú cưng khác

Cách chọn và thuần hóa chào mào bổi nhanh đứng lồng

Cách nuôi chào mào bổi căng lửa với mỗi người khác nhau chung quy tất cả những chú chim chào mào đoạt giải trong các hội thi đấu hót đều được chọn lựa, chăm sóc, tập luyện cực kỳ công phu và tỉ mỉ.

Khu vực sống của chào mào trải rộng ở Châu Á, có thể dễ dàng bắt gặp chào mào tại những nơi có cây cối rậm rạp trong tự nhiên. Với vẻ đẹp trong hình dáng và phong cách hót đấu, thức ăn dành chủ yếu là hoa quả và sâu bọ, chào mào là loại chim chim được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên muốn thuần hóa và tìm ra cách nuôi chào mào căng lửa dường như là vấn đề không chỉ đối với người mới tập chơi chim cảnh.

Cách chọn chào mào bổi hay

Chào mào bổi là hay chào mào mộc là chào mào đã đủ lông, lên má đỏ và sống ngoài tự nhiên hơn một mùa. Việc lựa chọn chào mào bổi hay sẽ giúp nghệ nhân tiết kiệm thời gian thuần hóa và huấn luyện chim chào mào.

Chọn chào mào bổi hay dáng đẹp vô cùng quan trọng đối với nghệ nhân

Chọn chào mào bổi hay dáng đẹp vô cùng quan trọng đối với nghệ nhân

>>>>Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Cách chọn chào mào bổi già rừng

Chào mào bổi già rừng là chào mào bổi có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Về màu lông

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Về giọng hót

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Về cách đứng và nhảy

Chim đứng dáng chữ C, lúc đứng thường xòe đuôi. Chim nhảy kiểu cuộn cầu, và ít khi đâm đầu vào lồng. Nếu chim đang nhốt trong lồng tập thể anh em chịu khó ngồi gần, thấy em nào hót và cắn con khác, hoặc kè thử chim mà bung cánh đòi chơi thì bắt ngay kẻo lỡ. Và cũng chú ý mấy em mái khoảng 1 mùa người ta cũng thường bỏ vào trong lồng tập thể nhé, chim mái lúc kè con khác nó cũng chớp cánh đòi chơi

Về chân chim

Chim chào mào già rừng thì chân màu rất đen và ống chân hóp lại, khớp giữa ống chân và bàn chân có ngấn to và dày, còn chim non thì chân đen bóng và ống chân tròn.

Cách chọn chào mào bổi dáng đẹp

Chào mào bổi dáng đẹp sẽ có một hoặc nhiều đặc điểm dưới đây:

  • Mào lân: Có mào dựng cong như sừng lân
  • Yếm khít: 2 dải yếm đen gần sát hoặc sát nhau
  • Mí lửa: Trên mí mắt của chào chào có đốm đỏ
  • Họng bò: Khi hót có hầu phình to
  • Lưng tôm: Chào mào có lưng cong như hình con tôm.

Cách nuôi chào mào bổi nhanh đứng lồng

Đa số đều có hiện tượng nhát và tung đối với chim bổi mới bắt về, để chim đứng lồng cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần sử dụng áo tủ lồng chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi. Có thể nuôi chào mào bổi trong các lồng ép bổi, có nan dày để hạn chế chào mào tung, nhảy làm trầy mỏ, gãy lông

Có thể nuôi chào mào bổi trong lồng ép giúp chim nhanh dạn

Có thể nuôi chào mào bổi trong lồng ép giúp chim nhanh dạn

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Sau khi chim bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới (thường thì 2 – 3 tháng). Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách sang chim vào lồng tắm để chúng có thể tắm rửa hoặc treo lồng nhiều chỗ… Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Tạo thói quen mỗi lần cho chim ăn dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Nếu làm được điều đó 3 – 5 tháng tiếp theo chào mào bổi sẽ trở nên dạn hơn và bắt đầu cất tiếng hót

Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

Thức ăn dành cho chim chào mào

Thức ăn chính của chim Chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài.

Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Quả đủ đủ là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt và đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều

Táo có chứa hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

Cam là loại quả có nhiều vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho Chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn.

Ngoài những loại trái cây, để chim có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nghệ nhân cần cung cấp thêm các khoáng chất bằng cách cho chào mào ăn cám khoáng.