Kỹ năng

Các loại cá cảnh nước ngọt lớn và được giới yêu cá rất ưa chuộng

Có rất nhiều loài cá cảnh nước ngọt lớn về kích thước, có những loài dễ nuôi nhưng cũng có loài được nuôi khá kỳ công. Ngoài việc chỉ để làm đẹp, các cảnh hiện nay còn mang là yếu tố phong thủy giúp gia chủ làm ăn phát đạt. Chúng tôi xin giới thiệu những loài cá cảnh được giới chơi cá rất ưa chuộng qua bài viết dưới đây!

Những loài cá cảnh nước ngọt lớn về kích thước, dễ nuôi

Bạn là người yêu thích cá, quan tâm đến cá cảnh nước ngọt, chúng tôi xin đưa ra một số loài cá cảnh mà người chơi cá rất ưa chuộng hiện nay!

1. Cá Rồng

Cá Rồng là một trong các loại cá cảnh nước ngọt lớn về kích thước và cũng có sức sống bền bỉ. Giới chơi cá cảnh rất ưa chuộng loại cá này và xem nó như là một loài cá cảnh đầu bảng bởi chúng có giá rất đắt có những con lên đến hàng tỷ đồng.

Các loại cá cảnh nước ngọt lớn - Cá Rồng mang đến sự thịnh vượng

Nuôi cá Rồng có ý nghĩa mang đến tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn bố trí bể cá cảnh đẹp và hợp phong thủy

Nuôi cá Rồng trong nhà thể hiện sự sang trọng và quyền lực. Nhiều người qua niệm rằng, nuôi cá Rồng sẽ đem lại nhiều phúc khí, may mắn, sự thịnh vượng và bình an… cho gia chủ.

Cá rông là loài cá có kích thước khá lớn, có những loại đạt đến chiều dài hơn 1m với tuổi thọ khoảng 20 năm. Đây là loài cá dữ nên chúng ta thường thấy người ta chỉ nuôi 1 con trong bể và tránh nuôi cùng với các loài cá khác.

2. Cá Tài Phát

Chính bởi cái tên gọi mà loài cá Tài Phát cũng là sinh vật cảnh được giới chơi cá cảnh săn đón. Cái tên mang ý nghĩa phát Tài Phát lộc cho gia chủ, tuy chưa được đánh giá cáo như cá Rồng nhưng loài cá Tài Phát rất được người yêu thích cá “tầm trung” ưa chuộng.

Cá Tài Phát thường thấy có 2 màu đặc trưng đó là hồng và trắng. Loài cá này và cũng là một trong các loại cá cảnh nước ngọt lớn, có tuổi thọ cao với kích thước khá lớn, chúng có thể đạt đến chiều dài gần 1m và nặng khoảng 10kg. Chúng có giá thành từ khoảng vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng tùy vào màu sắc và kích thước của cá.

Các loại cá cảnh nước ngọt lớn - Cá Tài Phát

Cá Tài Phá mang ý nghĩa làm ăn phát đạt

>>> Đọc thêm: 5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất có hình dáng và màu sắc đẹp

Cá Tài Phát là loại động vật khá nhạy cảm, qua cách nhìn tâm trạng của cá, chúng ta có thể dựa vào đó để dự đoán những điều không may mắn hoặc đoán biết thời tiết có dấu hiệu không tốt.

Sở dĩ cá Tài Phát được đặc biệt ưa chuộng là bởi chúng rất khỏe nên khi nuôi không cần quan trọng môi trường nước như các loài khác. Đây cũng là loài cá khá dữ nên không không thể nuôi cùng với các loài cá cảnh khác trong cùng một bể.

3. Cá La Hán

Cá La Hán là loài cá cảnh được khá nhiều người Việt ưa chuộng bởi chúng là loài cá đẹp với màu sắc sặc sỡ ở vẩy và còn mang ý nghĩa đem lại sự may mắn cho gia đình.

Cá La Hán có vẻ đẹp độc đáo với vây nhiều màu sắc và hình thù độc đáo có chiếc gù trên đầu như hình ảnh của Phật La Hán. Cá có nhiều nhiều vẩy lóng lánh với chiếc gù càng to thì càng có giá thành cao.

Cá La Hán - Các loại cá cảnh nước ngọt lớn

Cá La Hán

Đây là giống cá được lai tạo nên chúng là loài cá khá dễ nuôi và khỏe mạnh với tuổi thọ cao (khoảng 10 năm), kích thước của những con trưởng thành có thể đạt từ 25cm đến 30cm. Tuy không dữ dằn cho lắm nhưng loài cá này cũng được khuyên là không nên nuôi cùng với những loài khác.

4. Cá Hổ

Cá Hổ loại cá cảnh khá đẹp nhưng dữ dằn nhất hiện nay, trong điều kiện tự nhiên chúng loài cá săn mồi ăn thịt sống, vậy nên ở điều kiện nuôi cảnh thì cho chúng ăn những loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh.

Chúng có kích thước tương đối lớn, với chiều dài có thể lên tới 60cm. Đây là loài cá có những chiếc răng vô cùng sắc nhọn nên việc nuôi chúng cũng cần hết sức cẩn thận.

5. Cá Sam

Cá Sam là một giống cá đuối nước ngọt được nuôi làm cảnh. Chúng là loài cá có độc nên việc nuôi chúng cũng cần phải rất thận trọng. Thân mình của chúng có các hình thù hoa văn rất độc đáo với kiểu bơi đặc trưng uốn lượn uyển chuyển của loài cá đuối trông rất thú vị.

Cá Sam

Cá Sam

Cá Sam khi trưởng thành có thể đạt kích thước 50–60 cm. Một con cá Sam khỏe, đẹp, giống tốt thường được đánh giá căn cứ trên vài đặc điểm sau: 2 mắt giương cao, mắt sáng, có đốm hoa trong mắt, khoảng giữa 2 mắt phẳng nhẵn, đốm viền rõ nét, đuôi thẳng không lộ gai cái, Sam có sức khỏe

6. Cá Ranchu

Cá Ranchu được nhắc tối với danh hiệu là vua của các loài cá vàng, Ranchu được nuôi rộng rãi tại Nhật Bản. Một cặp giống cá chuẩn không bị lai tạp cũng có giá thành khá đắt đỏ. Đặc điểm nổi bật của loài cá vàng này là không vây lưng, cá có hình dáng trông cực kỳ ngộ nghĩnh và đây là loài cá dễ nuôi.

Trên đây là các loại cá cảnh nước ngọt lớn về kích thước và rất đẹp, đây là những loài cá theo đánh giá của nhiều người yêu thích cá đánh giá cao và rất ưa chuộng. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y
Kỹ năng

Cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi thú y được khá ít thí sinh quan tâm và đăng ký tuyển sinh. Tuy nhiên, đây lại là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở bởi nhà nước đang đầu tư mạnh mẽ để thúc đẩy chăn nuôi, thú y phát triển.

A. Ngành chăn nuôi thú y là gì?

Ngành chăn nuôi thú y thực chất là hai ngành có liên quan đến nhau là chăn nuôi và thú y. Vì hai ngành đều có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực chăn nuôi và chăm sóc sức khỏe thú nên nhiều trường đã gộp chung thành ngành chăn nuôi thú y.

Ngành chăn nuôi bao gồm các công việc chuyên môn về thao tác phòng thí nghiệm, xây dựng và thực hiện các quy trình chăn nuôi thú nông nghiệp. Sinh viên ngành chăn nuôi sẽ có những hiểu biết từ cơ bản đến chuyên sâu về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng cũng như kỹ thuật chăn nuôi thú và các kiến thức liên quan đến bệnh thông thường của các loài vật nuôi.

Trong khi đó, ngành thú y sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn hơn về chẩn đoán, điều trị bệnh thông thường cho thú; sử dụng thuốc, vắc-xin cho động vật; hiểu biết luật liên quan đến thú y và xây dựng, thực hiện chương trình thú y cho vật nuôi tại các trang trại.

Ngành chăn nuôi thú y đang được chú trọng đầu tư tại nước ta

Ngành chăn nuôi thú y đang được chú trọng đầu tư tại nước ta

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

B. Cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y

Theo phân tích của giới chuyên môn, đến năm 2020, lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta sẽ bị thiếu hụt tới 3.2 triệu lao động đã qua đào tạo. Trong đó, ngành chăn nuôi thú y cũng được dự đoán sẽ thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thực trạng hiện tại cũng cho thấy với tỉ lệ cạnh tranh thấp, có tới 50% sinh viên trước khi tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi thú y đã có chỗ thực tập, chỗ làm trước. TS. Trần Đức Hạnh – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Hạnh BMG cho biết, tập đoàn này sẵn sàng trả lương cho nhân viên chăn nuôi thú y với mức lương 20 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng tuyển dụng kỹ sư ngành chăn nuôi thú y với mức lương và thưởng hấp dẫn, từ 10 – 35 triệu/tháng. Do đó, sinh viên ngành này không cần quá lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ngành chăn nuôi thú y có cơ hội việc làm rộng mở

Ngành chăn nuôi thú y có cơ hội việc làm rộng mở

Các đơn vị thường xuyên tuyển sinh viên tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y là:

– Các cơ quan nhà nước: Trung tâm khuyến nông; Phòng nông nghiệp, thú y địa phương; Cục, Viện nghiên cứu nông nghiệp; Trạm thú y quận, huyện, tỉnh; Trạm kiểm dịch; Phòng xét nghiệm thú y của các cơ sở đào tạo; Khu bảo tồn động vật hoang dã…

– Các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y; Các doanh nghiệp chăn nuôi và sản xuất sản phẩm từ động vật; Các trang trại lớn…

– Các trường đại học đào tạo chăn nuôi thú y: Đại Học Cần Thơ; Đại Học Nông Lâm TPHCM; Đại Học Hùng Vương; Đại học Nông Nghiệp Hà Nội…

>>> Xem thêm ngay: Thông tin về các cuộc thi nhận chứng chỉ hành nghề.

C. Học ngành chăn nuôi thú y ở đâu?

Tại Việt Nam, có khá nhiều trường trung cấp, Cao đẳng và đại học tuyển sinh, đào tạo ngành chăn nuôi thú y. Có thể kể đến một số cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng như:

1. Trường Đại học Cần Thơ

Ngành chăn nuôi thú y Đại học Cần Thơ gồm nhiều chuyên ngành là Dược thú y, Thú y (5 năm) và Chăn nuôi (4 năm). Đây là một trong những địa chỉ đào tạo kỹ sư chăn nuôi thú y chất lượng, vừa giỏi kiến thức vừa vững kỹ năng.

2. Trường Đại học Lâm nghiệp

Trường Đại học Lâm nghiệp có địa chỉ tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội và một phân hiệu tại thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai.

3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những chuyên ngành liên quan đến chăn nuôi thú y là Khoa học vật nuôi, Dinh dưỡng và công nghệ thức ăn chăn nuôi và Chăn nuôi – Thú y.

4. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM

Khoa Chăn nuôi thú y của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được thành lập từ năm 1955. Từ đó đến nay, đây vẫn luôn là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực cao, chất lượng cho ngành chăn nuôi thú y của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn về chăn nuôi thú y, sinh viên ngành này còn được trang trị những kỹ năng mềm và thái độ, đạo đức nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm ngành chăn nuôi thú y vô cùng rộng mở với mức lương cao, ổn định.

Thực trạng ngành chăn nuôi nước ta hiện nay
Kỹ năng

Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

Chăn nuôi trước đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, khi kinh tế ngày càng phát triển và tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.

A. Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào. Ngành chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật nuôi (gia súc, gia cầm). Trong ngành này, 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Ngành chăn nuôi là nguồn cấp thực phẩm thiết yếu cho con người, trong đó các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa chiếm tỉ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, ngành còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu người lao động Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

B. Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay

Cùng tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi và những khó khăn gặp phải của ngành này.

1. Tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

Mô hình VAC phổ biến ngành chăn nuôi Việt Nam

>>>Xem thêm: Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

2. Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những thế mạnh và tiềm năng trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm còn ở mức cao, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều hoạt động quảng cáo. Do đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Theo chia sẻ của bạn Lệ Thu – Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: “Mình xuất thân cũng là con nhà nông, thấy bố mẹ trồng cỏ nuôi bò vất vả, đến khi bán giá cả rất bấp bênh, lúc lên lúc xuống, nghĩ cũng cực cho bà con nông dân”.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thành cao là bởi thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Cùng với đó, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ, không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Giá thành các sản phẩm chăn nuôi của nước ta vẫn còn ở mức cao

Tiếp đó, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, các mặt hàng nước ngoài lại dễ dàng tràn vào Việt Nam với chất lượng tốt và mức giá rẻ hơn.

Ở nước ta hiện nay còn tồn tại hiện tượng thực phẩm bẩn. Bởi người sản xuất, kinh doanh mong muốn hạ giá thành và kiếm lời nhiều hơn dùng các chất cấm để tăng trọng gia súc, gia cầm, hay thậm chí là để biến những vật nuôi đã chết bốc mùi thành món ăn ngon mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn việc sử dụng các sản phẩm trong nước, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước và chính người chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam
Kỹ năng

Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức mà chúng ta cần phải đối mặt.

1. Ngành chăn nuôi bò thịt trên đà phát triển

Trong ngành chăn nuôi bò được chia ra làm hai nhánh nhỏ là chăn nuôi bò sữa và bò thịt. Nuôi bò thịt thì đã có từ xa xưa, nhưng bò sữa thì chỉ mới mấy mươi năm gần đây.

Theo thống kê năm 2017, trên cả nước đang nuôi trên 5,6 triệu con bò, cung ứng một lượng thịt và sữa lớn hàng năm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Riêng về thực trạng ngành chăn nuôi bò sữa, tổng cộng đang chăn thả khoảng trên 300 nghìn con và cung cấp gần 900.000 tấn sữa tươi, đáp ứng khoảng 40 – 50% nhu cầu về sữa

Tuy chúng ta vẫn phải nhập khẩu sữa và thịt bò từ nước ngoài, nhưng song song với đó, ngành chăn nuôi bò trong nước cũng đang được đầu tư phát triển mạnh trong những năm qua.

Ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ

Ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay

Chúng ta có rất nhiều các điều kiện thuận lợi cho việc nuôi bò như nhu cầu tiêu thụ thịt và sữa bò trong nước tăng cao, nguồn lao động rẻ và dồi dào, nguồn thức ăn phong phú, các chính sách khuyến khích chăn nuôi của nhà nước được triển khai ở nhiều nơi… Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tồn tại.

Các giống bò, kể cả chuyên cho sữa hay cho thịt, thì Việt Nam ta vẫn chưa có. Giống đang được nuôi hiện nay chủ yếu là lai giữa giống của địa phương và các giống cho sữa, thịt khác.

Nên dù khả năng chống chịu bệnh có cao thì hiệu quả, năng suất vẫn tương đối thấp. Khí hậu nóng ấm của nước ta còn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, rất khó để phòng bệnh triệt để cho bò.

Các kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa thì chưa có nhiều, đặc biệt là về khẩu phần ăn cho bò. Vì vậy bò sữa có năng suất, sản lượng cao nhưng có tuổi thọ thấp, bò thịt thì nhiều mỡ, chất lượng thịt không cao, không ngon.

Việc chăn nuôi cũng chủ yếu là theo quy mô nhỏ lẻ, chưa có đồng bộ. Sự liên kết giữa các cơ sở thu mua, chế biến, chăn nuôi còn chưa chặt chẽ, hợp lý, dẫn đến nhiều trường hợp bà con bị ép giá, thua lỗ.

Áp dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng còn lẻ tẻ, hạn chế. Nếu không khắc phục, ngành chăn nuôi bò ở nước ta sẽ khó phát triển hơn được.

>>Xem thêm thông tin tuyển sinh ngành y Dược Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch

2. Ngành chăn nuôi bò sữa được chú trọng đầu tư

Tuy vậy, nhìn vào mặt tích cực, ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam đang có những thay đổi đáng mừng và tích cực. Để cho người tiêu dùng được sử dụng sữa bò chính hiệu, các doanh nghiệp sữa như Vinamilk, Mộc Châu, TH True Milk… đang đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa chuyên biệt, áp dụng các dây chuyền khoa học kỹ thuật cao.

Nhiều trang trại bò sữa đang được các công ty về sữa xây dựng

Nhiều trang trại bò sữa đang được các công ty về sữa xây dựng

Những trang trại này sẽ cho ra những sản phẩm sữa chất lượng và an toàn cho người sử dụng, phần nào giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung sữa và nhập siêu sữa ngoại.

Ngoài ra, trang trại cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Năm vừa qua, Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa số 1 với quy mô 4.000 con, sử dụng công nghệ cao.

Với ngành chăn nuôi bò thịt, chính phủ cũng đang cố gắng hỗ trợ người nông dân với các chính sách, tích cực nghiên cứu cải thiện giống bò, thực hiện quy hoạch các trang trại lớn, tăng cường đầu tư các cơ sở chế biến thịt bò và hướng tới xây dựng mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp, hiện đại, quản lý theo chuỗi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với những nỗ lực như hiện nay, những người nông dân hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thay đổi sắp tới trong ngành chăn nuôi bò. Chúng ta rồi sẽ được sử dụng những sản phẩm thịt và sữa bò chất lượng và an toàn được sản xuất tại chính Việt Nam.

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?
Kỹ năng

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển như thế nào?

Chăn nuôi vẫn luôn là ngành kinh tế chủ lực và truyền thống của Việt Nam hiện nay, nhất là chăn nuôi lợn. Mặc dù phát triển không ngừng nhưng giá cả vẫn lúc lên cao lúc xuống thấp, đặt ra cho nền kinh tế nước ta một thách thức không nhỏ của ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam là điều cần thiết.

1. Thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Có thể nói những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta vẫn đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, nhưng thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam trong thực tế năm 2017, 2018 cho thấy cả nguồn cung lẫn giá bán đều thiếu ổn định, nguy cơ dịch bệnh cao, tuy nhiên cũng cho thấy không ít cơ hội.

Theo số liệu thống kê ngành chăn nuôi lợn cho thấy năm 2017 là năm chăn nuôi lợn thua lỗ cực lớn, khủng hoảng về giá xuống quá thấp và kéo dài dẫn đến thiệt hại tới trên 100 tỷ đồng. Đây chính là một bài học vô cùng đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước cũng như người chăn nuôi lợn.

Tuy vậy, khủng hoảng ngành chăn nuôi lợn 2017 cũng tạo ra cơ hội, nếu quyết tâm tổ chức lại có thể mở ra thời kỳ phát triển mới cũng như phát triển bền vững cho ngành sản xuất thịt lợn nói riêng và ngành chăn nuôi lợn nói chung.

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

>>> Bài viết liên quan: Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam

Từ những số liệu thống kê ngành chăn nuôi lợn thì thực trạng của ngành năm 2018 có khả quan hơn, giá lợn hơi liên tục tăng và giữ ở mức cao. Nuôi lợn lãi được kha khá, có thể bù được một phần lỗ của năm 2017.

Nhưng với thực trạng giá tiếp tục tăng cao và kéo dài này lại là phần đáng lo hơn đáng mừng. Chăn nuôi lợn ở nước ta đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Cái đáng lo đầu tiên có thể kể đến như thiếu nguồn cung thịt lợn và giá cao như vậy nên người tiêu dùng chuyển sang các loại sản phẩm chăn nuôi khác như gia cầm, trứng, thủy sản.

Bên cạnh đó còn tăng nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu và khó tránh được tình trạng nhập lậu lợn qua tiểu ngạch. Đang lo tiếp theo là từ năm 2011 đến 2016 số hộ chăn nuôi lợn đã giảm đáng kể, đặc biệt sau khủng hoảng năm 2017 thì số hộ chăn nuôi lợn cũng đã giảm đánh kể.

Ngoài ra, thực trạng ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam diễn biến như này phần nhiều là do phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách và chưa được giải quyết ổn thỏa.

Khó khăn lớn nhất của ngành này là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để có thể tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, mới dẫn tới giá cả biến động.

Bên cạnh đó, giá thành sản xuất cao, nên phần lớn các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá cao hơn các nước trong cùng khu vực và cả những nước khác trên thế giới.

Hơn thế nữa, ngành chăn nuôi đang phụ thuộc khá nhiều vào những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Ngoài ra, ngành còn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý ô nhiễm và dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi.

2. Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta

Vai trò của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta là vô cùng quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn cùng với trồng lúa nước là hai thành phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

  • Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
  • Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chẳng hạn như chế biến thịt xông khói hay thịt hộp, giò nạc, giò mỡ, thịt heo xay và các món ăn truyền thống khác.

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam

  • Chăn nuôi lợn tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người.
  • Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu đem lại giá trị cao.
  • Đối với nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho sự phát triển của ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống cho các vi sinh vật đất.

Hi vọng rằng đứng trước những cơ hội và khó khăn đó thì nhà nước sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh phát triển Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam hơn nữa.

>>Xem thêm thông tin tuyển sinh Văn bằng 2 Sư phạm Mầm non

Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa
Thú cưng khác

Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Trong quá trình chăm sóc chào mào, thức ăn là yếu tố quyết định đến độ căng của chim. Chào mào ăn cám tốt đầy đủ dinh dưỡng sẽ khỏe mạnh và đấu hót tốt. Dưới đây là chia sẻ về cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa.

Vai trò của cám chào mào

Mặc dù chào mào ưa thích các loại trái cây, hoa quả chín, có vị ngọt tuy nhiên thức ăn chính đối với chào mào được thuần hóa, nuôi cảnh vẫn là cám. Cám là nguồn chính cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho chào mào. Do đó sẽ rất dễ xuất hiện vấn đề về đường tiêu hóa nếu nguyên liệu làm cám chào mào không được đảm bảo.

Ngoài ra cám cho chào mào mùa thay lông cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyế định độ bóng mượt cũng như tình trạng của chim sau mùa thay lông, nếu cám dưỡng chào mào tốt thì chim sẽ có thể trạng tốt và lông đẹp, ngược lại chim sẽ yếu dần qua các mùa thay lông.

Bí quyết làm cám chào mào giúp chim căng lửa

Đa số thành phần trong cám chào mào bán đại trà trên thị trường đều chứa ngũ cốc, tôm, trứng, thịt. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự tiêu hóa của chào mào vì trong tự nhiên thức ăn của chúng hoàn toàn không bao gồm những thứ đó. Sự mất cân bằng giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng và axit amin gây nên hiện tượng chim chơi thất thường, không ổn định.

Cám chào mào tốt đầy đủ dưỡng chất giúp chào mào căng lửa

Cám chào mào tốt đầy đủ dưỡng chất giúp chào mào căng lửa

>>>>Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Lysine và Methionine là 2 loại axit amin quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự dinh trưởng và phát triển đối với chào mào trong quá trình nuôi nhốt. Vì cơ thể không thể tự tổng hợp 2 axit amin này nên cần phải bổ sung từ những nguồn thức ăn bên ngoài. Thức ăn của chào mào trong tự nhiên là côn trùng đã chứa đầy đủ và cân đối những axit amin đó đó chim hoàn toàn phát triển bình thường. Còn khi sử dụng cám chim có thể thiếu hoặc thừa dẫn đến mất cân bằng.

Do đó cần phải phân bổ hợp lý hàm lượng các loại chất tanh và hoa quả, ngũ cốc để bổ sung cân đối dưỡng chất, giúp chào mào có phong độ ổn định, chơi bền và căng lửa.

Công thức làm cám chào mào giữ lửa cho chim

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Củ khoai tâi: 500g
  • Củ cà rốt: 500g
  • Chuối sấy: 400g
  • Táo: 4 quả
  • Hỗn hợp đậu đỏ, đậu lạc, gạo lứt: 2 lon
  • Hỗn hợp đậu xanh, ngô, đậu nành: 1 lon
  • Đường trắng: 200g
  • Mật ong: 50ml
  • Kỳ tử: 200g
  • Tôm: 400g
  • Trứng gà ta: 20 quả
  • Trứng vịt: 5 quả

Chọn ngũ cốc tốt sẽ giúp tạo ra hạt cám chất lượng

Chọn ngũ cốc tốt sẽ giúp tạo ra hạt cám chất lượng

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Các bước chế biến

Bước 1: Rang ngũ cốc vừa chín sau đó đem nghiền thành bột

Bước 2: Hấp chín các loại củ quả,tiếp theo cho kỳ tử vào và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, sau đó trộn đều với hỗn hợp ngũ cốc.

Bước 3: Hấp chín tôm cùng trứng gà, trứng vịt, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn

Bước 4: Trộn đều hỗn hợp trứng, tôm cùng hỗn hợp ngũ cốc, hoa quả, để khô trong khoảng 30 phút.

Bước 5: Cho tiếp mật ong vào nguyên liệu và tiến hành nhào nặn cho đều bằng tay để mật ong có thể thấm đều toàn bộ nguyên liệu

Bước 6: Rút bớt nước có trong hỗn hợp bột bằng cách phơi nắng, nếu thời tiết âm u không có nắng có thể đặt trước quạt hoặc trong lò vi sóng,…

Tạo ra hạt cám chào mào thành phẩm

Sau khi đã hoàn tất các bước chế biến nguyên liệu, chỉ còn một công đoạn cuối cùng đó là đùn cám để tạo thành hạt giúp chào mào có thể ăn dễ dàng.

Trong công đoạn đùn cám bạn cần có máy xay thịt để có thể tạo ra các sợi cám. Sau đó cho các sợi cám vào chảo, bắc lên bếp lửa và đảo đều tay. Có thể chia thành nhiều mẻ nếu không vừa chảo.

Hạt cám thành phẩm

Hạt cám thành phẩm

Cuối cùng cho vào các hũ thủy tinh để bảo quản cám cho chim ăn dần.

Những lưu ý khi làm cám chào mào

Trước khi đóng hộp bạn nên phơi nắng hoặc sấy khô nhiều lần nhằm tránh ẩm mốc khi bảo quản.

Công thức trên áp dụng với đàn chim chào mào khoảng chục con , do đó nếu bạn có 3-4 con bạn nên làm ít lại ( khoảng 1/2 nguyên liệu mỗi loại) .

Thời gian thực hiện : khoảng 3h đồng hồ

Thú cưng khác

Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Trong giới nghệ nhân chơi chim cảnh, ai ai cũng đều biết giá trị của chào mào bông. Vậy chào mào bông quý hiếm đến thế nào mà khiến nhiều người cất công săn lùng? Tại sao lại có nhiều người vẫn chấp nhận bỏ ra số tiền bạc tỷ chỉ để sở hữu chào mào bông? là câu hỏi vẫn làm nhiều người thắc mắc.

Chào mào bông là gì?

Chào mào bông hay còn gọi là chào mơ cũng là loại chào mào mà mọi người vẫn nuôi cảnh hót đấu, tuy nhiên điểm khác chính là những lông bình thường vốn có màu đen sẽ là màu trắng (bông). Thông thường bông xuất hiện ở đầu, cổ, lưng và cánh chim. Ngoài ra một số con đột biến còn có mắt đỏ, mí đỏ, mỏ hồng, chân hồng.

Những con chào mào có phần rìa lông xuất hiện màu trắng sẽ không được gọi là chào mào bông, trong giới nghệ nhân chơi chim gọi đó là vảy cá.

Chào mào bông toàn thân (có bộ lông hoàn toàn là màu) trắng đi kèm mắt đỏ, mí lửa, chân hồng mỏ hồng được gọi là chào mào bạch tạng và có giá trị rất cao.

Thế nào là chào mào bông đẹp?

Chào mào bông được đánh giá là đẹp hay không dựa vào phần bông xuất hiện ở đâu? Nhiều ít như thế nào? Bên cạnh đó một tiêu chí đánh giá về độ đẹp của chào mào bông đó là độ trắng của bông. Thông thường bông xuất hiện ở mào sẽ được đánh giá cao hơn là phần bông xuất hiện ở các phần khác. Vì chiếc màu chính là điểm nổi bật và là đặc trưng của chim chào mào. Những con chào mào có bông bao phủ cả đầu cũng được giới nghệ nhân truy lùng không kém gì chào mào bạch tạng.

  Chào mào bông đẹp

Chào mào bông đẹp

>>>>Xem thêm: Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Chim chào mào được yêu thích nhiều cũng bởi khả năng hót đấu mang đậm phong cách của một đấu sĩ, vì vậy những con chào mào bông được cho là đẹp cũng cần phải hót hay và đấu tốt. Vì vậy chắc chắn đó phải là chim trống. Chào mài mái dù là bông hay bạch tạng vẫn không có giá trị cao có chăng cũng chỉ dành để nuôi phong thủy hoặc ghép đẻ, tạo ra thế hệ chào mào bông non. Tuy nhiên chào mào bông non cũng không được giới chơi chim chuyên nghiệp yêu thích vì không thể sổ bọng như những chào mào bổi rừng già mùa.

Những con chào mào bông có bộ lông màu cà phê sữa cũng là loại đột biến và hiếm so với các con bình thường, tuy nhiên để đánh giá đẹp hay không vẫn phải dựa và tiếng hot và phong cách đấu. Nếu không hot đấu được cũng chỉ có thể dùng để nuôi cảnh.

Cách phân biệt chào mào bông nhuộm và thật

Xuất phát từ giá trị cao và sự quý hiếm và nhiều người quan tâm, nhiều thành phần cơ hội đã nhuộm các con chào mào bình thường sau đó lừa bán với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Những người không am hiểu về chào mào bông và tham của rẻ rất dễ trở thành đối tượng bị lừa gạt. Hiện nay các đối tượng thực hiện hành vi nhuộm chim rất tinh vi, kể cả công nghệ bắn thêm lông giả vào da. Chúng sử dụng những công nghệ nhuộm nếu bằng mắt thường  các dân chơi chim khó mà phân biệt được thật giả, kể cả những dân chơi lâu năm.

Những con chào mào bông khi còn má trắng sẽ có bông hơi đục, nếu trắng toát rất có thể là chim nhuộm. Đối với chào mào bạch tạng không có mắt đỏ, mí đỏ, mỏ hồng, chân hồng chắc chắn đó là chim nhuộn.

Chào mào bông nhuộm thường có bộ lông xơ

Chào mào bông nhuộm thường có bộ lông xơ

>>>>Xem thêm: Cách chọn và thuần hóa chào mào bổi nhanh đứng lồng

Để có thể biết được đó là chào mào mơ thật hay là chào mào công nghệ, chính xác nhất nên nhổ một cọng lông bông trên thân chim và quan sát. Thông thường nếu là bông thật thì lông sẽ mượt và trắng đến tận gốc, lông nhuộm sẽ xơ và gốc lông có màu đen vì thuốc nhuộm không ăn vào gốc lông được. Tiếp theo lấy lông đó nhúng vào xăng, nếu là bông thật sẽ không có hiện tượng loang màu, ngược lại đó chính là chào mào nhuộm.

Tại sao chim chào mào bông có giá trị cao đến vậy?

Cũng chỉ là một con chim bình thường, tại sao chào mào bông lại có giá cao hơn bình thường rất nhiều lần, thậm chí những con chào mào bạch tạng giá đến hàng trăm triệu đồng?

Chào mào bạch tạng có giá lên đến hàng trăm triệu đồng

Chào mào bạch tạng có giá lên đến hàng trăm triệu đồng

Theo giải thích của những nghệ nhân chơi chim có kinh nghiệm, chào mào bạch tạng là giống vô cùng độc là và quý hiếm. Ai cũng muốn sở hữu để khẳng định đẳng cấp của mình. Để mua được một con chào mào bông hoặc bạch tạng đẹp, hót hay không phải cứ có tiền là mua được, phải thời gian, công sức tìm kiếm và thương thảo mới thuyết phục thành công được người bán.Bên cạnh đó theo quan niệm phong thủy, nuôi chào mào bạch tạng trong nhà sẽ mang đến những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Do đó chào mào bông được định giá rất cao, hiện tại chim bạch tạng đắt nhất Việt Nam đang có giá hơn 300 triệu đồng.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa
Thú cưng khác

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Chào mào thay lông là giai đoạn yếu nhất và rất dễ bị tuột lửa nếu không được chăm sóc cẩn thận. Dưới đây xin giới thiệu đến các nghệ nhân kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông đúng cách giúp chào mào có bộ lông đẹp và giữ lửa sau quá trình thay lông.

Chào mào thay lông vào lúc nào?

Thời gian chào mào thay lông thường không cố định. Đối với chim ngoài thiên nhiên thì chào mào thường thay lông vào khoảng tháng 8 – 11 dương lịch và thay 1 lần trong năm. Với những chim nuôi nhốt thời gian thay lông có thể rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nguyên nhân này thường do thay đổi cám, thời tiết, môi trường sống. Quá trình thay lông của chào mào kéo dài trung bình từ 60 – 80 ngày.

Chào mào thay lông cho ăn gì?

Dưỡng chất cần thiết là thứ cần rất quan trọng trong quá trình thay lông của chào mào. Thức ăn cho chào mào thay lông phải có tính mát, chứa nhiều trái cây và khoáng chất để bổ xung cho quá trình thay lông. Các nghệ nhân cần chú ý là không cho chào mào ăn cám lên lửa. Trong cám lửa có hàm lượng đạm cao, gây nóng không tốt cho chim và sẽ gây hỏng lông của chúng.

Cà rốt hấp là thức ăn rất tốt dành cho chim chào mào thay lôngCà rốt hấp là thức ăn rất tốt dành cho chim chào mào thay lông

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Một số loại cám dưỡng thay lông dành cho chào mào trên thị trường được đánh giá cao có thể sử dụng như cám Thắng Mẹo, Hiển Bảo Khánh, Nam Đà Nẵng,.. Chào mào thay lông nếu không cung cấp đủ dưỡng chất sẽ khiến màu dỏ trên má (má đỏ) và màu đỏ ở đuôi nhạt dần và chuyển thành màu cam. Kinh nghiệm nuôi chim của các nghệ nhân cho thấy, trong quá trình chim đang thay lông, nếu sử dụng các loại cám dưỡng tốt sẽ giúp giữ được màu lông nguyên thủy của chim, lông sẽ mượt và óng như khi mới ở rừng về.

Trong quá trình thay lông, chào mào tiêu tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất, vì vậy các nghệ nhân cần phải cung cấp đồ tươi có chứa nhiều đạm và can xi cho chào mào. Có thể sử dụng cào cào non, châu chấu non, hoặc trứng kiến, những thức ăn này có tính mát. Tuyệt đối không sử dụng sâu gạo làm thức ăn cho chào mào khi thay lông vì gây nóng và làm xoắn lông.

Chế độ vệ sinh, phơi phóng dành cho chào mào thay lông

Để chào mào có một bộ lông đẹp thì việc nghỉ ngơi và tắm táp là rất quan trọng. Đa số chim chào mào đang thay lông không chịu tắm. Tuy nhiên Nghệ nhân vẫn cần có một chế độ và tắm táp cho chim một cách hợp lý. Cho chim tắm nắng, tắm nước 2-3 ngày/1 lần.

Tắm nước giúp cho lông cũ rụng nhanh. Và giúp cho lông ống nhanh ra hơn. Tắm nắng thì nên hạn chế, vì nắng làm cho bộ lông mới còn yếu sẽ bị khô. Tuy nhiên trong ánh nắng mặt trời có chứa Vitamin D sẽ giúp bộ lông chim phát triển nhanh hơn. Nếu cho tắm thì nên phơi khoảng 15 phút vào lúc mặt trời mới lên.

Đa số chim chào mào thay lông không tắmĐa số chim chào mào thay lông không tắm nhân nghệ nhân vẫn phải có chế độ tắm cho chim

>>>>Xem thêm: Cách làm cám chào mào đầy đủ dưỡng chất giúp chim căng lửa

Trong quá trình chào mào thay lông, phải giữ ổn định về điều kiện sống, không đổi lồng, chuyển vùng. Đối với chim bổi thì không sao, nhưng với chim có 1-2 mùa có thể làm dừng quá trình thay lông. Rồi 1 – 2 tháng sau lại bắt đầu rụng lại làm thể trạng chú chim yếu đi và bộ lông không được đẹp.

Chú ý chim đang thay lông không mang chi đi dợt, và kè chim. Chim sẽ không có sức chơi, và do lông đuôi còn mới, chưa cứng kè chim sẽ làm cho lông đuôi bị xòe như cánh quạt. Nghỉ ngơi thì nghệ nhân cần có một lịch trình đầy đủ và hợp lý cho chim. Thời điểm tốt nhất cho chim đi ngủ là 6h tối chứ đừng cho chim ngủ trễ quá.

Để quá trình thay lông nhanh hơn, nghệ nhân có thể dùng đậu phộng rang xay nhuyễn trộn chung với cám cho chim ăn, cho ăn nhiều đu đủ. 2 ngày mở áo lồng 1 lần. Ngoài ra nên lấy vỏ cam, quýt để dưới đáy lồng. Vỏ quýt, cam bốc hơi lên làm nhiệt độ bên trong lồng cao hơn bên ngoài giúp chim thay lông nhanh hơn. Khi chim thay lông xong thì nghệ nhân bắt đầu phơi nắng, dợt dãi để chào mào lên lửa.

Thú cưng khác

Cách chọn và thuần hóa chào mào bổi nhanh đứng lồng

Cách nuôi chào mào bổi căng lửa với mỗi người khác nhau chung quy tất cả những chú chim chào mào đoạt giải trong các hội thi đấu hót đều được chọn lựa, chăm sóc, tập luyện cực kỳ công phu và tỉ mỉ.

Khu vực sống của chào mào trải rộng ở Châu Á, có thể dễ dàng bắt gặp chào mào tại những nơi có cây cối rậm rạp trong tự nhiên. Với vẻ đẹp trong hình dáng và phong cách hót đấu, thức ăn dành chủ yếu là hoa quả và sâu bọ, chào mào là loại chim chim được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên muốn thuần hóa và tìm ra cách nuôi chào mào căng lửa dường như là vấn đề không chỉ đối với người mới tập chơi chim cảnh.

Cách chọn chào mào bổi hay

Chào mào bổi là hay chào mào mộc là chào mào đã đủ lông, lên má đỏ và sống ngoài tự nhiên hơn một mùa. Việc lựa chọn chào mào bổi hay sẽ giúp nghệ nhân tiết kiệm thời gian thuần hóa và huấn luyện chim chào mào.

Chọn chào mào bổi hay dáng đẹp vô cùng quan trọng đối với nghệ nhân

Chọn chào mào bổi hay dáng đẹp vô cùng quan trọng đối với nghệ nhân

>>>>Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chào mào thay lông xong vẫn giữ lửa

Cách chọn chào mào bổi già rừng

Chào mào bổi già rừng là chào mào bổi có độ tuổi từ 3 năm trở lên, nếu đi bẫy thì dễ phân biệt, chịu khó quan sát và nghe chim xổ bọng là biết. Cách này chỉ dành cho anh em không có điều kiện đi bẫy mà mua chim ở cửa hàng hoặc của người khác bán lại.

Về màu lông

Đây là cái nhìn tổng quan đầu tiên khi anh em chọn chim. Chim già lồng có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm, cánh. Không như chim non khoảng 1 năm lồng có màu lông nhạt, phần cổ và gáy có màu trắng. Vì chim chưa thay hết được toàn bộ lông mẹ (từ lúc sinh). Cách này hơi khó nhận biết, vì nếu chim đã thay hết rồi cũng chịu. Chim già lông không bó vào thân, vì chim nhảy nhiều.

Về giọng hót

Cách này là dễ phân biệt nhất và cũng quan trọng nhất, nhưng cũng khó cho anh em ra tiệm mua chim và chim chưa tách lồng. Chim già hót giọng đanh và gắt. Giọng có độ vang, nảy và luyến láy 2 hoặc 3 âm tiết cuối khi xổ bọng.

Về cách đứng và nhảy

Chim đứng dáng chữ C, lúc đứng thường xòe đuôi. Chim nhảy kiểu cuộn cầu, và ít khi đâm đầu vào lồng. Nếu chim đang nhốt trong lồng tập thể anh em chịu khó ngồi gần, thấy em nào hót và cắn con khác, hoặc kè thử chim mà bung cánh đòi chơi thì bắt ngay kẻo lỡ. Và cũng chú ý mấy em mái khoảng 1 mùa người ta cũng thường bỏ vào trong lồng tập thể nhé, chim mái lúc kè con khác nó cũng chớp cánh đòi chơi

Về chân chim

Chim chào mào già rừng thì chân màu rất đen và ống chân hóp lại, khớp giữa ống chân và bàn chân có ngấn to và dày, còn chim non thì chân đen bóng và ống chân tròn.

Cách chọn chào mào bổi dáng đẹp

Chào mào bổi dáng đẹp sẽ có một hoặc nhiều đặc điểm dưới đây:

  • Mào lân: Có mào dựng cong như sừng lân
  • Yếm khít: 2 dải yếm đen gần sát hoặc sát nhau
  • Mí lửa: Trên mí mắt của chào chào có đốm đỏ
  • Họng bò: Khi hót có hầu phình to
  • Lưng tôm: Chào mào có lưng cong như hình con tôm.

Cách nuôi chào mào bổi nhanh đứng lồng

Đa số đều có hiện tượng nhát và tung đối với chim bổi mới bắt về, để chim đứng lồng cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần sử dụng áo tủ lồng chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi. Có thể nuôi chào mào bổi trong các lồng ép bổi, có nan dày để hạn chế chào mào tung, nhảy làm trầy mỏ, gãy lông

Có thể nuôi chào mào bổi trong lồng ép giúp chim nhanh dạn

Có thể nuôi chào mào bổi trong lồng ép giúp chim nhanh dạn

>>>>Xem thêm: Vì sao giá chào mào bông lên đến hàng trăm triệu?

Sau khi chim bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới (thường thì 2 – 3 tháng). Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách sang chim vào lồng tắm để chúng có thể tắm rửa hoặc treo lồng nhiều chỗ… Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Tạo thói quen mỗi lần cho chim ăn dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Nếu làm được điều đó 3 – 5 tháng tiếp theo chào mào bổi sẽ trở nên dạn hơn và bắt đầu cất tiếng hót

Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

Thức ăn dành cho chim chào mào

Thức ăn chính của chim Chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài.

Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột. Quả đủ đủ là chất tạo sắc tố đỏ cho chim, giúp chim thay lông nhanh, có bộ lông óng mượt và đặc biệt phần tách đỏ ở má và hậu môn được cải thiện rất nhiều

Táo có chứa hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim. Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.

Cam là loại quả có nhiều vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho Chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn.

Ngoài những loại trái cây, để chim có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nghệ nhân cần cung cấp thêm các khoáng chất bằng cách cho chào mào ăn cám khoáng.