Thú cưng khác

Danh sách những loài chim không biết bay trên thế giới

Cùng họ nhà chim, nhưng bên cạnh những loài có thể sải cánh bay trên bầu trời rộng lớn thì còn có những loài chim không biết bay. Các bạn hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu những loại chim này nhé.

Những loài chim không biết bay

Chim cánh cụt

những loài chim không biết bayNhững loài chim không biết bay

Khi nhắc đến chim cánh cụt thì chẳng còn ai xa lạ gì, mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Thức ăn ưa thích của loài chim này là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước. Chim cánh cụt sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam, hiện nay người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt, giống lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh.

Chim Kiwi

Đây là loài chim bản địa của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ. Chim Kiwi rất bé nhỏ nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm, chỉ có thể nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm.

***** Tham khảo thêm: Danh sách các loại chim sáo ở Việt Nam hiện nay biết nói

Đà điểu

Đà điểu là loài khá lớn và sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46m/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn không nên đến gần loài chim này vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá nguy hiểm khôn lường.

Chim cốc Galapagos

Đây là loài chim bản địa trên đảo Galapagos gần Ecuador, nó là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn, chúng sống chủ yếu dưới nước và trên cạn. Hiện nay chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong tự nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.

Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào.

Vịt trời Campbell

Vịt trời Campbell là loài chim không biết bayVịt trời Campbell là loài chim không biết bay

Loài vịt này được tìm thấy trên đảo Campbell nên được đặt tên luôn theo đảo. Vịt trời Campbell là loài kiếm ăn vào ban đêm, chúng thường ăn côn trùng và loài giáp xác. Hiện nay vịt Campbell đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để bảo tồn và duy trì sự phát triển của loài vịt hiếm này.

Chim Takahe

Chim Takahe được tìm thấy tại New Zealand và đã được cho là tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy một vài cá thể ít ỏi ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim bé nhỏ, đôi cánh nhỏ yếu nhưng bù lại có cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to khác thường.

Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài. Tuy nhiên do quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp nên loài chom này đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng.

Chim Rhea

Là loài chim bản địa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Loài chim này phải mất 6 tháng để trưởng thành và khi được 2 tuổi mới bắt đầu quá trình sinh sản, phối giống. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin.

Chim Kakapo

Chim Kakapo còn được gọi là cú vẹt, được tìm thấy phổ biến ở New Zealand, tuy nhiên hiện nay nó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện để ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây số lượng của loài đã tăng lên đáng kể.

Trên đây là những loài chim không biết bay mà chúng tôi sưu tầm được, hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến cho bạn đọc.

Thú cưng khác

Danh sách các loại chim sáo ở Việt Nam hiện nay biết nói

Chim sáo là loài chim đã quá quen thuộc trong giới chơi chim cảnh. Loài này không chỉ thu hút người chơi bởi vẻ bề ngoài, mà chúng còn thu hút bởi giọng hót và nói tiếng người rất chuẩn. Các bạn hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về các loại chim sáo ở Việt Nam nhé.

Đặc điểm của loài chim sáo

Chim sáo là loài chim có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng chỉ dài khoảng 15 – 30cm, cân nặng dao động khoảng 35 – 220 gam. Đây là loài chim rất nhanh nhẹn, phần đầu của nó nhỏ, hơi dẹt, phần mỏ dài nhọn và rất cứng. Đôi mắt tròn, tùy thuộc vào màu lông để quyết định màu mắt (có thể là màu đen hoặc màu nâu).

Đặc điểm của chim sáo là gìĐặc điểm của chim sáo là gì

Cổ của giống chim này khá dài, phần thân có kích thước cơ thể lớn hơn nhiều so với phần đầu, lưng thẳng và bụng hơi ưỡn.

Cánh của chim sáo khá dài và chắc khỏe. Đôi chân của chúng cao, nhỏ và khá khô, mỗi bàn chân được chia thành 3 ngón lớn dài có móng sắc nhọn và 1 ngón ngắn ở phía sau để giúp chúng bám chặt hơn vào các cành cây. Đuôi của chim sao khá dài và lớn.

Lông của chim sáo được cấu tạo bởi 2 lớp, một lớp lông mềm  bên trong có màu trắng hơi pha đen và lớp lông cứng ở bên ngoài rất dài. Tùy thuộc vào từng dòng, màu sắc của chim cũng thay đổi, tuy nhiên màu sắc cơ bản của giống chim này: màu đen, màu nâu và màu đốm sao xanh.

***Tham khảo thêm: Danh sách các loài chim đẹp nhất thế giới hiện nay

Các loại chim sáo ở Việt Nam

Chim sáo đá xanh mỏ vàng

các loại chim sáo ở việt namCác loại chim sáo ở Việt Nam

Chim có tên tiếng anh khoa học là Sturnus vulgaris, chúng có nguồn gốc đến từ khu vực Tây Á. Chim này có đôi chân rất chắc khỏe và hơi có màu đỏ hồng nhạt. Mỏ của chim đực thường có màu xám xanh, còn con cái thường có màu vàng. Khi chúng còn nhỏ, phần mỏ và bộ lông thường có màu nâu. Bộ lông khi trưởng thành thường có màu xanh dương và những đốm sao màu trắng, đốm của con đực thường dày hơn so với con cái.

Giống chim sáo này có kích cỡ cơ thể tương đối lớn, khi trưởng thành chúng có thể dài từ 20 – 25cm, cân nặng trung bình của chúng dao động trong khoảng 55 – 100gam và con đực thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với con cái.

Chim sáo đen – chim sáo trâu

các loại chim sáo biết nóiCác loại chim sáo biết nói

Chim sáo đen hay còn được gọi là chim sáo trâu. Chim này thường có thân hình thuôn dài, mỏ nhọn và cứng hơn những dòng chim sáo khác với điểm đặc biệt chính là phần lông trên đỉnh đầu giống những chiếc mào rất oai vệ. Mỏ cùng với đôi chân của chúng có màu vàng óng bộ lông đen óng mượt. Chim sáo đen tuy không phải dòng có bộ lông cũng như hình dáng đẹp nhất, nhưng chúng lại rất thân thiện và dễ dạy dỗ.

Chim sáo nâu

chim sáo biết nói Chim sáo biết nói

Sáo nâu có tên khoa học tiếng anh là Acridotheres tristis, là một trong những giống chim phổ biến nhất ở Việt Nam, phân bổ chủ yếu ở khu vực bán đảo Đông Dương. Chim sáo nâu có thân hình cân đối giữa đầu và người. Phần đầu, cổ và đuôi của nó có màu đen bóng. Ngực của chúng có màu nâu xám, lưng – lông cánh – ngực thường có màu nâu nhạt.

Ở phần viền lông cánh có màu đen và trắng. Mắt của chim sáo nâu khá tròn, viền xung quanh mắt của chúng có màu vàng nhạt, lòng mắt có màu đỏ. Mỏ và chân có màu vàng sáng hoặc vàng cam.

Trên đây là đặc điểm về các loại chim sáo ở Việt Nam, hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thực sự hữu ích đến bạn đọc.

Thú cưng khác

Danh sách các loài chim đẹp nhất thế giới hiện nay

Trên thế giới có vô vàn loài chim, trong đó có một số loài vô cùng xinh đẹp, sặc sỡ. Vậy các loài chim đẹp nhất thế giới là những loại nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và chiêm ngưỡng chúng qua bài viết sau đây nhé.

Các loài chim đẹp nhất thế giới

Chim trĩ vàng

các loài chim đẹp nhất trên thế giớiCác loài chim đẹp nhất trên thế giới

Đây là chim có nguồn gốc từ miền Tây Trung Quốc, bộ lông của chúng có màu sắc tươi sáng. Chiếc “áo choàng” màu cam mà chúng trùm quanh cổ chỉ thực sự phục vụ cho một mục đích duy nhất là đến mùa giao phối, con đực sẽ xòe rộng phần lông này ra như hình một chiếc quạt để khoe trọn vẻ đẹp của mình với bạn tình.

Chim Giẻ cùi xanh

Chim Giẻ cùi xanhChim Giẻ cùi xanh

Chim này có nguồn gốc ở những cánh rừng miền Đông và Trung Bắc Mỹ. Chúng là một trong số những loài chim thông minh và đẹp nhất trên thế giới với bộ lông màu xanh, trắng và đen tuyệt đẹp. Điểm khác biệt nhất của loài chim này là tiếng kêu “jay jay” như tên gọi, chúng cũng có thể bắt chước tiếng kêu của những loài chim khác.

Chim Giẻ cùi xanh có thể ăn cắp con non và trứng của những con chim khác, và đây là loài chim sống theo đàn nhỏ, nhưng khi di cư vào mùa đông đến miền Nam thì chúng tập hợp thành những đàn lớn. 

Nuốc nữ hoàng

các loài chim trên thế giớiCác loài chim trên thế giới

Loài chim này xuất hiện lần đầu tiên ở các khu rừng Trung Mỹ. Chúng xứng danh với cái tên nữ hoàng của mình, không chỉ có lớp lông với màu sắc sặc sỡ hiếm thấy mà còn cả bộ “tóc” rất đặc biệt. Khẩu phần ăn của loài này rất đa dạng, chúng ăn từ thằn lằn, côn trùng, các sinh vật nhỏ cho đến trái cây.

Chim thiên đường lam

Chim thiên đường lamChim thiên đường lam

Chim thiên đường thường được tìm thấy ở Neu Guinea, trong đó nổi tiếng nhất là loại chim thiên đường lam là. Chúng được biết đến không chỉ nhờ vẻ đẹp, mà còn được biết đến nhờ “màn biểu diễn” vui nhộn của mình. Khi đó, chúng treo ngược cơ thể lên trên cành cây, rũ bộ lông xanh mượt của mình xuống và hót vang với cái giọng khàn khàn, trầm ấm.

>>> Tham khảo thêm: Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh trong nhà

Chim Kim tước (Bohemian Waxwing)

Chim Kim tướcChim Kim tước

Chim Kim tước hay còn gọi là chim Bohemian Waxwing sống tại những cánh rừng phía bắc của Bắc Mỹ, Canada và Alaska.
Đây là một trong số những loài chim sẻ đẹp nhất thế giới, chúng có kích cỡ trung bình, đầu có mào đặc biệt và mặt nạ đen. Chúng có màu nâu xám tổng thể và có viền màu trắng và vàng. 
Vào mùa đông, chúng thường di chuyển theo đàn lớn đến vùng Tây Bắc của Hoa Kỳ. Cả con đực và con cái đều được biết đến với tiếng kêu the thé. Chúng làm tổ trên cành cây và thức ăn chủ yếu ăn côn trùng và quả mọng.

Chim Thiên đường

các loài chim đẹp nhất thế giớiCác loài chim đẹp nhất thế giới

Có nguồn gốc chủ yếu ở khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Indonesia và phía đông Australia.
Hiện nay Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.  
Chim Thiên Đường là biểu trưng của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của loài chim này.Thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây, sâu bọ và các động vật chân khớp khác.

Chim bói cá (The Kingfishers)

Chim bói cá Chim bói cá

Đúng như tên của nó, chim bói cá được coi là một tay ngư dân lành nghề. Nhờ vào chiếc mỏ lớn và mạnh mà chim bói cá có thể ăn nhiều thức ăn như cá, ếch, cua, côn trùng, chuột, thằn lằn và thậm chí cả các loài chim khác. Khi săn mồi, chúng thường tìm chỗ đậu và chờ đợi để con mồi xuất hiện, một khi con mồi bị bắt chúng sẽ mang đi và đập mạnh cho tới chết.

Trên đây là các loài chim đẹp nhất thế giới cũng như một số đặc điểm của chúng, trên thế giới còn rất nhiều loài chim đẹp khác, bạn đọc hãy tìm hiểu và bổ sung vào bộ sưu tập này nhé.  

vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Kỹ năng

Tổng quan thông tin về ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Hiện nay, phương pháp điều trị bằng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng được áp dụng nhiều đối với những bệnh nhân bị tai biến hoặc bị khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

1. Tìm hiểu ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Để con người luôn khỏe mạnh thì ngoài phòng bệnh và chữa bệnh, sau quá trình điều trị vẫn cần áp dụng các phương pháp trị liệu để phục hồi hoàn toàn chức năng của cơ thể. Những phương pháp trị liệu ấy gọi chung là Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Đây là biện pháp nhằm cải thiện và hồi phục các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, trả lại khả năng hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế.

Ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một ngành chuyên khoa về kỹ thuật y học thuộc khoa học sức khỏe. Điều đặc biệt khi ứng dụng Vật lý trị liệu trong việc phục hồi sức khỏe là không sử dụng thuốc để tác động trực tiếp lên người điều trị.

Theo đó, phương pháp điều trị này sử dụng lực và năng lượng như: nhiệt trị liệu, laser trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu, xoa bóp… để giúp người bệnh phục hồi chức năng, sức khỏe cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa tình trạng bệnh tật, di chứng mà phương pháp điều trị bằng Tây y không làm được.

vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

2. Mục đích của Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng cần được thực hiện song song với việc phòng bệnh và chữa bệnh, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để tác động như vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt, chọn công việc phù hợp… Mục đích chính của biện pháp này là:

  • Hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận bị tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.
  • Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, sống tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau điều trị. Đồng thời duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.
  • Tác động tích cực vào suy nghĩ của người bệnh, giúp họ có cách nhìn nhận xã hội tốt hơn, có tinh thần thoải mái, hạn chế các dấu hiệu căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống.

3. Vai trò của Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm hơn. Chính vì vậy, ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nếu những phương pháp phẫu thuật có thể giúp người bệnh giải quyết những vấn đề về sức khỏe mang tính trước mắt thì điều trị bằng Vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe một cách triệt để, đặc biệt đối với những trường hợp bị tai biến, tai nạn…

vật lý trị liệu phục hồi chức năngNgành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Việc sử dụng kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu nhằm mục đích trả lại khả năng hoạt động cho một người đang có nguy cơ suy giảm khả năng và trở nên tàn phế. Việc phục hồi chức năng không chỉ tập trung vào bộ phận đang suy giảm mà còn hỗ trợ tăng cường các khả năng còn lại nhằm giảm tối thiểu hậu quả của bệnh tật. Quá trình phục hồi chức năng nhằm giúp cho những người bệnh hoạt động dễ dàng hơn. Vì vậy, bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe, vui chơi, học tập và làm việc và hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, đối với những người tàn tật, khuyết tật có động lực hơn trong cuộc sống. Do đó, ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng được đánh giá là một chuyên ngành mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

4. Các trường cao đẳng Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những trường được đánh giá cao với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế. Hiện trường đang đào tạo chuyên ngành Vật lý trị liệu và hồi phục chức năng để cung ứng nhân lực cho các cơ sở y tế.

Khi học tập tại trường, các bạn sẽ có nhiều cơ hội được thực hành để nâng cao tay nghề tại các phòng thực hành có đầy đủ thiết bị hiện đại, kết hợp thực tập tại các bệnh viện lớn. Với việc thực hành nhiều ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, khi ra trường sinh viên sẽ có thể hành nghề luôn.

Ngoài đào tạo chuyên ngành Vật lý trị liệu, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch còn đào tạo những chuyên ngành khác như Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Hộ sinh… để có thêm nhiều lựa chọn cho các bạn theo học tại trường.

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là một trong những ngôi trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín tại khu vực miền Nam. Đến nay, trường đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy các ngành học thuộc lĩnh vực y dược. Bên cạnh cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, trường còn có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và luôn tận tình chỉ dạy, giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức mới cũng như những kỹ năng tay nghề mới.

Với ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, trường luôn chú trọng đào tạo lý thuyết song song với thực hành để đảm bảo sinh viên ra trường có chuyên môn tốt để công tác tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước. Thời lượng tiết học thực hành chiếm đến 70% giúp cho các sinh viên có được những kiến thức thực tiễn và tay nghề kỹ năng nhất định khi tốt nghiệp, nâng cao cơ hội việc làm.

Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành này.

Thú cưng khác

Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh trong nhà

Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng lớn về hệ chim. Bài viết hôm nay xin giới thiệu các loài chim ở Việt Nam thường được nuôi làm cảnh trong nhà.

Các loài chim ở Việt Nam được nuôi làm cảnh

Chim Yến Phụng

Chim Yến Phụng là một trong các loài chim quý hiếm của Việt NamChim Yến Phụng là một trong các loài chim quý hiếm của Việt Nam

Yến Phụng tên khoa học là Melopsittacus Undulatus, là một loài chim cảnh đẹp thuộc bộ Vẹt, có nguồn gốc từ Châu Úc. Chim Yến Phụng là loài chim có dáng khoằm, mỏ sắc nhọn, mắt tròn và to. Yến Phụng là một dòng nhỏ trong họ Vẹt nên có màu lông đa sắc như Vẹt nhưng dáng người và phần mỏ nhỏ hơn. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 loài chim Yến Phụng khác nhau.

Điểm để người ta yêu thích loại chim này đó chính là tính dịu dàng và khả năng làm quen đến mức thân thiện và gần như là tin tưởng tuyệt đối của chúng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

Chim vàng anh

các loài chim đẹp ở việt nam Các loài chim đẹp ở Việt Nam

Vàng anh là một trong những loại chim cảnh ở Việt Nam được nhiều người yêu thích, nó sở hữu một bộ lông vàng với thân hình nhỏ nhắn. Loài chim này khá dễ nuôi, nó không cần quá cầu kì trong cách nuôi dưỡng chăm sóc, không cần đòi hỏi chủ nhân của chúng phải chăm chút từng giờ những chú chim vàng anh vẫn khỏe mạnh và thánh thót trong từng âm vực trong giọng cả của mình. Thức ăn của chúng có thể là các loại côn trùng và hoa quả rất dễ tìm kiếm.

>>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu và chiêm ngưỡng loài mèo tam thể đẹp và quý hiếm trên thế giới

Chim sơn ca

các loài chim ở việt namCác loài chim ở Việt Nam

Đây là loại chim sở hữu một giọng ca xuất sắc, chúng có một màu lông khá đặc trưng, giống chim này rất dễ dàng trong chuyện ăn uống chúng có thể ăn được các loại ngũ cốc khác nhau cách chăm sóc cũng không cầu kì. Tuy nhiên khi nuôi loài chim này bạn cần phải cho chúng một khoảng lồng đủ rộng để chúng có thể sống một cách thoải mái nhất.

Chim Họa Mi

Chim Họa MiChim Họa Mi

Có tên khoa học là Garrulux Canorus, chúng thường sinh sống ở các khu rừng, vườn cây, công viên,… Chim Họa Mi thường có màu lông vàng hoặc hạt dẻ tùy từng loại, vùng miền sinh sống. Để nhận biết Chim Họa Mi như thế nào thì bạn hãy nhìn vào mắt chúng, chim họa mi sẽ luôn có một đường viền trắng nhỏ quanh mắt.

Chúng là một trong các loại chim hót hay nhất ở nước ta. Tuy nhiên không phải con nào cũng có thể hót hay, một số con có giọng hơi khàn, thấp sẽ không được đánh giá cao. Chim Họa Mi chuẩn phải có giọng cao, vang và hót được nhiều loại âm thanh.

Chim Chào Mào

Chào Mào cũng là một trong các loại chim cảnh thường nuôi trong nhà được nhiều người yêu thích. Loài chim này sống theo bầy đàn, ăn các loại côn trùng nhỏ và hoa quả. Khi làm tổ chúng sẽ quấn các sợi rơm, cành cây nhỏ thành hình cái cốc nhỏ.

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của loài chim này là phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu, lông chim có màu nâu nhạt, đậm nhất ở phần đầu và mào. Hiện nay tại Việt Nam có hơn 20 loại Chào Mào khác nhau như: huế, bạch, nữ hoàng, bạch tạng,…

Vẹt

Vẹt

Vẹt là loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài và 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ, loài này được phân bố khắp các miền nhiệt đới và một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu.

Chế độ ăn uống của các loài vẹt thường là hạt, trái cây, chuối, chồi và các bộ phận thực vật khác, số ít loài ăn động vật và xác thối. Đa phần các loài vẹt làm tổ trong các hốc cây. Đây được xem là một loài chim cảnh đẹp và thông minh khi có thể bắt chước được tiếng người.

Trên đây là các loài chim ở Việt Nam được nhiều người yêu thích để nuôi trong nhà.. Chúc bạn có thêm những niềm vui mới bên những chú chim cảnh tuyệt vời này nhé. 

Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng là gì?
Kỹ năng

Những thông tin về ngành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng

Trở thành một Y sĩ đa khoa luôn là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Nếu không thể vào được Đại học, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn Cao đẳng để gửi gắm niềm đam mê. Sau đây là những thông tin về ngành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng. 

1. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng là gì?

Thông thường, người hành nghề Y sĩ đa khoa thường được phân thành 2 loại đó là y sĩ đa khoa có trình độ Trung cấp và Cao đẳng và Bác sĩ đa khoa có trình độ đại học trở lên. Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng là những sinh viên học ngành Y sĩ đa khoa ở hệ Cao đẳng.

Bác sĩ đa khoa là những người phụ trách và thực hiện các công việc xét nghiệm, phẫu thuật cho người bệnh. Y sĩ đa khoa là những người hỗ trợ, chia sẻ các công việc, giúp các bác sĩ giảm tải công việc. Người Y sĩ đa khoa có thể làm các công việc như xét nghiệm máu, nước tiểu của các bệnh nhân; phụ giúp việc cho các bác sĩ. 

Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng là gì?Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng là gì?

Y sĩ đa khoa là một trong những ngành nghề cao quý, được nhiều người xem trọng. Nhiều ý kiến cho rằng chính Y sĩ đa khoa mới là một công việc hấp dẫn trong lĩnh vực Y khoa ở thời điểm hiện tại. Cũng như các bác sĩ và các Điều dưỡng viên thì Y sĩ đa khoa có vai trò khá quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe người bệnh. 

2. Ngành Y sĩ đa khoa học những gì?

Khi theo học ngành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng, các bạn sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên môn như Y học cơ sở, bệnh truyền nhiễm – xã hội, các bệnh nội hay ngoại khoa, sức khỏe trẻ em cũng như sức khỏe của các bà bầu, kỹ năng tiền lâm sàn, bệnh chuyên khoa, Y tế công cộng,… 

Ngành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳngNgành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng

Người học ngành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng sau khi ra trường có thể tự tin đảm nhận các công việc khác nhau nhờ vào những kiến thức khi được học trên trường. Cụ thể, các sinh viên sẽ sở hữu những kiến thức về việc điều trị, chẩn đoán và đề phòng 1 số căn bệnh thường gặp; hiểu rõ cấu tạo và các chức năng của các bộ phận trên cơ thể người;… 

Chưa dừng lại ở đó, các Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng cũng được trang bị các kỹ năng thực hành, xử lý các trường hợp cấp cứu khẩn cấp cũng như các kỹ năng mềm khác. Học Y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng, các sinh viên sẽ được trang bị, đào tạo chi tiết và đầy đủ các kiến thức cơ bản cũng như chuyên môn của ngành Y để đáp ứng các công việc được giao từ phía Bác sĩ. 

Trên đây là những thông tin về ngành y sĩ đa khoa hệ Cao đẳng do trường Cao đẳng Y Hà Nội tìm hiểu và phân tích, giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin về ngành này. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Ngành Y sĩ học mấy năm?
Kỹ năng

Ngành Y sĩ học mấy năm? Thời gian đào tạo Y sĩ là bao lâu? 

Ngành Y sĩ học mấy năm thì tốt nghiệp? Cũng như các lĩnh vực Y học khác, Y sĩ là một trong những ngành học đặc thù, là nghề cao quý vì nó có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, Bộ y tế đã có những chỉ đạo đặc biệt liên quan đến chất lượng, chương trình đào tạo của ngành Y sĩ. 

1. Ngành Y sĩ học mấy năm?  

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia hiện đang thiếu hụt nhân lực ngành Y sĩ đa khoa. Đây là điều hoàn dễ hiểu bởi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tăng cao khiến ngành Y sĩ càng trở nên hót hơn bao giờ hết. 

Ở thời điểm hiện tại, khá nhiều bạn trẻ đang quan tâm tới vấn đề ngành Y sĩ học mấy năm. Chương trình đào tạo Y sĩ ở Việt Nam được chia thành 2 trình độ đào tạo đó là Trung cấp Y sĩ đa khoa và Bác sĩ đa khoa ở bậc Đại học. Vậy, đối với hệ Trung cấp, ngành Y sĩ học mấy năm thì tốt nghiệp? 

Theo nhiều nguồn tin, các thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì cần đào tạo 2 năm để có thể trở thành một cử nhân Y sĩ đa khoa hệ Trung cấp. Đối với các bạn đã hoàn thành các khóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp ở mọi nhóm ngành, các bạn sẽ được đào tạo thêm 1 năm để trở thành 1 cử nhân Trung cấp Y sĩ. 

Ngành Y sĩ học mấy năm? Thời gian đào tạo Y sĩ là bao lâu? Ngành Y sĩ học mấy năm? Thời gian đào tạo Y sĩ là bao lâu?

Các học viên học theo hệ chuyển đổi này sẽ chỉ phải học 1 năm bởi họ được miễn toàn bộ các môn học đại cương ở các trường trước đây các em đã theo học. Vì vậy, các em sẽ đào tạo các kiến thức chuyên sâu về ngành Y sĩ mà không phải học các môn đại cương như Ngoại Ngữ, Quốc Phòng, Thể Dục, Tin Học, Chính trị, Pháp luật, Văn hóa,… 

2. Chương trình học ngành Y sĩ

Chương trình đào tạo ngành Y sĩ hệ trung cấp được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là chương trình học lý thuyết, các em sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức Y khoa căn bản như Truyền nhiễm, Vi – Ký, Giải phẫu, Khoa nhi, Nội khoa, Sản khoa, Ngoại khoa,… cùng với đó là những nội dung lâm sàn. 

Ở giai đoạn 2, các bạn sinh viên sẽ được học tập, thực tập Y lâm sàng, đi thực tập thực tế ở các bệnh viện, các cơ sở y tế từ Trung ương tới địa phương. Đây là cơ hội để các sinh viên dần làm quen với công việc, làm quen với tay nghề trước khi ra trường. 

Sau khi kết thúc chương trình học lý thuyết và thực tập, các em sinh viên ngành Y sĩ sẽ được cấp bằng Y sĩ đa khoa hệ Trung cấp để có thể theo đuổi ngành Y. Ngoài ra, các em cũng có thể học liên thông lên đại học để có thể được làm Bác sĩ theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

3. Công việc chính của các Y sĩ 

Vấn đề ngành Y sĩ học mấy năm đã được giải quyết cụ thể. Hiện tại, khá nhiều các bạn trẻ cũng quan tâm tới các công việc của nghề Y sĩ ngay sau khi ra trường. Theo theo học ngành Y sĩ, các em sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức, sở hữu các kỹ năng cực chuẩn để có thể làm việc tại các cơ sở y khoa. Ngoài việc chào đón bệnh nhân, sắp xếp lịch hẹn, sắp xếp văn bản thì người làm nghề Y sĩ có thể lưu trữ, báo cáo thông tin cho dịch vụ Y khoa. 

Chưa dừng lại ở đó, các Y sĩ có thể đảm nhận các công việc của một Điều dưỡng viên hay trợ lý bác sĩ để làm các nhiệm vụ lâm sàn trong phòng y tế. Nhiệm vụ lâm sàn mà người Y sĩ có thể làm đó là đo lường, thống kê các chỉ số sinh tồn; giải quyết các kết quả xét nghiệm;… Nhìn chung, các Y sĩ sẽ làm việc dưới sự giám sát của các Bác sĩ hay các Điều dưỡng viên. 

Ngành Y sĩ học mấy năm?Ngành Y sĩ học mấy năm?

Các Y sĩ có thể làm việc tại các phòng nhãn khoa, nhi khoa hay sản khoa,… Mỗi một Y sĩ đều có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng liên quan tới các lĩnh vực mà họ làm. Các Y sĩ sẽ thực hiện các công việc riêng biệt tùy vào từng chuyên khoa cụ thể. 

  • Nhiệm vụ hỗ trợ các các sĩ xét nghiệm, sắp xếp kết quả xét nghiệm tại phòng mạch là các Y sĩ khoa sản. 
  • Nhiệm vụ của các bác sĩ khoa mắt là giúp đỡ, chăm sóc các bệnh nhân thực hiện chẩn đoán các bài kiểm tra mắt. 
  • Nhiệm vụ của Y sĩ nhi khoa chính là chăm sóc sức khỏe cho các trẻ em dưới sự quản lý, giám sát của các bác sĩ nhi khoa. 

Người Y sĩ cần thường xuyên tương tác, nói chuyện cùng các bệnh nhân để hiểu thêm các tâm tư, nguyện vọng của họ, qua đó có thể giúp đỡ các bệnh nhân vượt qua khó khăn, vươn lên để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Và đó cũng là những mong ước giản đơn của các Y sĩ. Họ xứng đáng được tôn vinh vì những cống hiến với nền Y học nước nhà. 

Trên đây là bài viết phân tích của tác giả về các vấn đề như ngành Y sĩ học mấy năm, chương trình học ngành Y sĩ hay các công việc chính của các Y sĩ,… Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp quý độc giả có thêm những góc nhìn khác quan và đa chiều nhất. Và các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng y tế Hà Nội để học ngành Y sĩ. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn. 

Y sĩ là gì?
Kỹ năng

Y sĩ là gì? Những lợi ích đối với người làm nghề Y sĩ

Nhiều bạn muốn đăng ký học ngành Y sĩ mà vẫn không biết Y sĩ là gì?  Học Y sĩ ra trường làm gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc của quý độc giả. 

1. Y sĩ là gì? 

Nhiều người hiện đang tò mò, không biết Y sĩ là gì? Y sĩ là một ngành nghề hót, hấp dẫn hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Tại các cơ sở y tế hay các bệnh viện, các bác sĩ luôn bận rộn với các công việc khám và chăm sóc bệnh nhân. Vì thế, họ cần một “trợ lý” để san sẻ khối lượng công việc nặng nhọc. Và từ đó, đội ngũ Y sĩ đã ra đời, trở thành “cánh tay phải” đắc lực của các Bác sĩ. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao, vậy nên ngành Y sĩ có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để các bạn trẻ có thêm nhiều sự lựa chọn tương lai. 

Một trong những lĩnh vực được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện tại, muốn được theo học đó chính là Y sĩ. Y sĩ là những người có trách nhiệm, nhiệm vụ giải giải quyết các vấn đề hành chính văn phòng trong một văn phòng y tế. Công việc chính của các Y sĩ đó chính là tạo cuộc hẹn và cập nhật các thông tin về bệnh nhân, trả lời phỏng vấn điện thoại,… Người Y sĩ cần chú ý, dõi theo những gì xảy ra ở khu vực làm việc và các tình huống thường xảy ra trong phòng Y tế. Đến đây, những thắc mắc về ngành Y sĩ là gì gần như đã được giải đáp cụ thể. 

Hiện tại, ngành Y sĩ được phân chia thành 2 cấp độ đó chính là: Y sĩ đã được đăng ký hành nghề và Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề. Với các Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề, họ phải làm việc dưới sự giám sát của các Điều dưỡng viên hay các Bác sĩ. Và học cũng chỉ làm các công việc đơn giản liên quan tới hành chính như: hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân, lên cuộc hẹn và gọi điện thoại cho bệnh nhân, làm hồ sơ xuất nhập viện cho các bệnh nhân,… 

Y sĩ là gì? Những lợi ích đối với người làm nghề Y sĩY sĩ là gì? Những lợi ích đối với người làm nghề Y sĩ

Với những người Y sĩ đã được cấp phép hành nghề, nhiệm vụ của họ sẽ được chú trọng chuyên môn nhiều hơn như: thực hiện lấy mẫu máu, nước tiểu của bệnh nhân để xét nghiệm, tiến hành phẫu thuật, đo chỉ số sinh tồn của các bệnh nhân,… 

Người Y sĩ cần thường xuyên tương tác với các bệnh nhân, giúp đỡ các bệnh nhân vươn lên, vượt qua khó khăn bệnh tật. Chính những điều tưởng chừng đơn giản này nhưng cũng giúp các bệnh nhân trải nghiệm, đúc rút nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống. Đây cũng là những mong ước lớn nhất đối với người làm nghề Y sĩ. Có thể thấy rằng, Y sĩ là những người luôn “hy sinh thầm lặng”, có đóng góp lớn lao trong quá trình khám chữa bệnh của các bác sĩ. 

Tùy từng chuyên khoa cụ thể, các y sĩ riêng biệt sẽ thực hiện các công việc riêng biệt như: 

  • Y sĩ khoa sản sẽ hỗ trợ bác phí xét nghiệm, sắp xếp kết quả xét nghiệm tại phòng mạch bác sĩ. 
  • Bác sĩ khoa mắt chăm sóc, giúp đỡ các bệnh nhân bằng cách thực hiện chẩn đoán các bài kiểm tra mắt. 
  • Y sĩ nhi khoa chăm sóc cho các trẻ em dưới sự giám sát của bác sĩ nhi khoa. 

2. Những lợi ích đối với người làm nghề Y sĩ

Cơ hội việc làm đối với các Y sĩ

Ngoài vấn đề Y sĩ là gì thì nhiều bạn trẻ cũng quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành này. Như đã nói, Y sĩ là một trong những ngành được khá nhiều bạn trẻ theo học. Người làm Y sĩ là một phần quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Sau khi ra trường, các cử nhân Y sĩ có thể làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở y tế từ Trung ương cho tới địa phương, các văn phòng nha khoa, phòng khám y khoa tư nhân, phòng chăm sóc sức khỏe,… Rõ ràng, đây là một ngành nghề lý tưởng với cơ hội việc làm cao. 

Thu nhập của ngành Y sĩ được đánh giá khá ổn định

Rõ ràng, một người làm trong lĩnh vực Y Dược luôn sở hữu một công việc ổn định hơn so các với lĩnh vực, ngành nghề khác. Một khi đã được đào tạo bài bản tại các trường Y Dược nổi tiếng và được cấp phép hành nghề, người làm ngành Y sĩ sẽ có cơ hội được cân nhắc, sở hữu mức lương “khủng” hơn. Khi theo học Y sĩ, các sinh viên không chỉ được đào tạo các kiến thức chuyên môn mà còn được chỉ dạy để trở thành một Y sĩ sở hữu nhâm phẩm, đạo đức tốt, giàu lòng yêu thương con người. 

Khá nhiều bạn trẻ hiện quan tâm tới mức lương bên cạnh vấn đề y sĩ là gì. Theo nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy, một cử nhân Y sĩ sẽ hưởng mức lương từ 7 đến 8 triệu đồng ngay sau khi ra trường. Nếu sở hữu 2 đến 3 năm kinh nghiệm, các Y sĩ có thể hưởng lương trên 10 triệu. 

Y sĩ tiếng anh là gì?Y sĩ tiếng anh là gì?

Cơ hội thăng tiến

Sau khi ra trường, một người Y sĩ có thể đảm nhận các công việc khác nhau như học chuyên sâu để có thể trở thành Điều dưỡng, bác sĩ; quản lý văn phòng; trở thành giảng viên để truyền bá kinh nghiệm, kiến thức cho các em sinh viên,… Rõ ràng, đây là một trong những ngành nghề có cơ hội phát triển, các bạn trẻ khi theo học sẽ có nhiều cơ hội hơn để thăng tiến sự nghiệp. 

Trên đây là bài viết phân tích Y sĩ là gì, những lợi ích đối với người làm nghề Y sĩ,… của tác giả nhằm giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trẻ, những người muốn theo đuổi ngành nghề này trong tương lai. Nhìn chung, đây là một ngành nghề rất quan trọng trong các bệnh viện, các bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường. Nếu yêu thích lĩnh vực Y sĩ Y học cổ truyền, các bạn có thể lựa chọn trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch làm “bến đỗ lý tưởng” để thỏa mãn đam mê.

Y sĩ đa khoa là gì? Công việc và cơ hội của y sĩ đa khoa
Kỹ năng

Y sĩ đa khoa là gì? Công việc và cơ hội của y sĩ đa khoa

Y sĩ đa khoa là gì? Y sĩ đa khoa chính là những con người “hy sinh thầm lặng”, âm thầm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sĩ. Họ còn giúp các bệnh nhân vươn lên, vượt qua những khó khăn về bệnh tật. 

1. Y sĩ đa khoa là gì?

Y sĩ đa khoa là một ngành nghề hấp dẫn trong lĩnh vực y đa khoa. Tại các văn phòng hay các cơ sở y khoa, các bác sĩ luôn bận rộn, làm việc không ngừng nghỉ để có thể chăm sóc tốt nhất cho các bệnh nhân.

Chính vì vậy, các bác sĩ cần thêm một người “trợ lý” để có thể san sẻ khối lượng công việc, giúp mọi thứ trở nên trật tự hơn. Và đó chính là Y sĩ đa khoa, họ sẽ kề bên, sát cánh giúp đỡ nhiệt tình cho các bác sĩ. Chính vì vậy, nhu cầu việc làm ngành Y sĩ luôn tăng, mở ra một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ. 

Được biết, ngành Y sĩ đa khoa được phân chia thành 2 cấp độ: Nếu tốt nghiệp trình độ Đại học là Bác sĩ đa khoa, Y sĩ đa khoa là những người tốt nghiệp ở trình độ Trung cấp hay Cao đẳng. Đến đây, chắc các bạn đã hiểu rõ Y sĩ đa khoa là gì rồi. 

2. Cơ hội việc làm của nghề Y sĩ đa khoa

Ngoài vấn đề Y sĩ đa khoa là gì thì nhiều người cũng quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành này. Ở thời điểm mà xã hội, đất nước phát triển như hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được tăng cao, cần nhiều đội ngũ Y bác sĩ phục vụ.

Y sĩ đa khoa là gì? Công việc và cơ hội của y sĩ đa khoaY sĩ đa khoa là gì? Công việc và cơ hội của y sĩ đa khoa

Trong khi đó, nhân lực ngành Y tế, đặc biệt là người học Y sĩ đa khoa vẫn còn thiếu. Chính vì vậy, các cử nhân Y sĩ đa khoa hoàn toàn có thể yên tâm, tự tin tìm kiếm một công việc ổn định ngay sau khi ra trường. Ngoài ra, làm Y sĩ đa khoa cũng có thể trở thành Bác sĩ hay Điều dưỡng viên. 

Sau khi ra trường, các sinh viên ngành Y sĩ đa khoa hoàn toàn có thể đảm nhận các công việc khác nhau tại các trạm y tế, trung tâm Y khoa, phòng khám nha khoa, phòng khám đa khoa,… từ Trung ương cho đến địa phương. Tầm ảnh hưởng của Y sĩ đa khoa tới các bệnh nhân là rất quan trọng. Số lượng Y sĩ ra trường vẫn chưa thể đáp ứng cho sự thiếu hụt nhân lực như ở thời điểm hiện tại. 

3. Mức lương của Y sĩ đa khoa hiện nay là bao nhiêu?

Vấn đề Y sĩ đa khoa là gì đã được giải quyết. Hiện tại, khá nhiều bạn trẻ hiện đang quan tâm tới mức lương của ngành Y sĩ đa khoa là bao nhiêu? Theo nhiều nguồn tin, một cử nhân Y sĩ đa khoa mới ra trường hưởng mức lương từ 6 đến 8 triệu. Nếu là người có kinh nghiệm 2 đến 3 năm thì mức lương có thể lên đến 10 triệu/tháng. 

4. Mô tả công việc của Y sĩ đa khoa

Ngoài vấn đề Y sĩ đa khoa là gì, nhiều cũng muốn tìm hiểu công việc của một Y sĩ đa khoa. Theo học ngành này, các Y sĩ sẽ được đào tạo các kiến thức và các kỹ năng cực chuẩn để làm các công việc tại các cơ sở y khoa. Bên cạnh việc lên lịch hẹn, sắp xếp văn bản, trả lời điện thoại và chào đón bệnh nhân thì các Y sĩ đa khoa có thể cập nhật các báo cáo, lưu trữ thông tin cho các dịch vụ y khoa. Đây là những kỹ năng cơ bản mà một Y sĩ đa khoa cần biết để có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau. 

Nếu được chứng nhận, các Y sĩ đa khoa có thể được thuê làm các công việc như Điều dưỡng viên hay trợ lý bác sĩ để làm các nhiệm vụ lâm sàng trong các văn phòng y tế. Công tác lâm sàn mà một Y sĩ đa khoa có thể cảm nhận gồm: tập hợp và giải quyết các kết quả xét nghiệm, cho các bệnh nhân tham gia đánh giá Y khoa, thống kê và đo lường các chỉ số sinh tồn. Các Y sĩ sẽ làm việc dưới sự giám sát của một thư ký y khoa, Điều dưỡng viên hoặc các Bác sĩ. 

Nhiệm vụ chính của các bác sĩ đa khoa tại bệnh viện bao gồm các nhiệm vụ lâm sàng cũng những công việc khác. Thông thường, nhiều bệnh nhân sẽ ở lại nhiều ngày, thậm chí hàng tuần, hàng tháng tại bệnh viện để chữa bệnh nên các Y sĩ đa khoa cần chăm sóc bệnh nhân và thực hiện các nhiệm vụ lâm sàn như: di chuyển chuyển bệnh tới các phòng khám để điều trị, giúp các bệnh nhân có thể vệ sinh cá nhân,… Nhìn chung, các Y sĩ là việc như một kỹ thuật viên chăm sóc người bệnh, họ thường phải chia ca để trực đêm hay trực những ngày cuối tuần. 

Một số Y sĩ có thể làm việc tại sản khoa, nhi khoa hay nhãn khoa,… Tất nhiên, mỗi Y sĩ đều có vai trò và nhiệm vụ riêng liên quan tới các lĩnh vực mà họ làm. Các Y sĩ đa khoa có thể thực hiện các nhiệm vụ lâm sàn và văn thư khác nhau. 

5. Những lợi ích khi làm việc trong lĩnh vực Y sĩ đa khoa

Ở thời điểm hiện tại, Y sĩ là những cán bộ Y tế không thể thiếu tại các bệnh viện hay các cơ sở Y tế trên toàn quốc. Họ có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống Y tế. Nhiệm vụ và chức năng của Y sĩ chính là hỗ trợ cho Bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất dựa vào kinh nghiệm và các kỹ năng của mình. 

Y sĩ đa khoa tiếng Anh là gì?Y sĩ đa khoa tiếng Anh là gì?

Khi làm Y sĩ đa khoa hay các lĩnh vực khác trong ngành Y, các bạn sẽ sở hữu một công việc ổn định và chất lượng hơn so với một số ngành nghề khác. Ngoài ra, người học sẽ được đào tạo chất lượng về các kiến thức chuyên môn Y học hay phẩm chất đạo đức, y đức của một người “lương y”. 

5. Chứng chỉ hành nghề Y sĩ

Dẫu làm ở nhà nước hay các bệnh viện tư nhân thì mỗi một người Y sĩ cần phải có chứng chỉ hành nghề. Chính chứng chỉ hành nghề giúp các Y sĩ có đủ điều kiện để hành nghề, được các cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận. Đối với các cơ sở y tế hay các bệnh viện nhà nước, các nhân viên sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. 

Và một khi đã có chứng chỉ hành nghề thì người Y sĩ mới có thể mở phòng khám tư nhân hay làm việc tại các phòng khám tư nhân. Sở hữu trên tay chứng chỉ hành nghề, người Y sĩ có được phép phép mở Cơ sở dịch vụ tiêm, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, thay băng,… Được phép mở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà. Được phép chẩn trị Y học cổ truyền đối với các Y sĩ Y học cổ truyền. Chưa hết, chứng chỉ hành nghề chính là điều kiện để các Y sĩ thi học lên Bác sĩ. 

Trên đây là bài viết của tác giả nhằm giải đáp những thắc mắc về các vấn đề như Y sĩ đa khoa là gì, công việc và cơ hội của y sĩ đa khoa, những lợi ích khi làm việc trong lĩnh vực Y sĩ đa khoa,… nhằm giúp các bạn trẻ có những góc nhìn đa chiều và khách quan nhất. Nếu yêu thích Điều dưỡng, Dược học hay muốn trở thành một Y sĩ Y học cổ truyền, các bạn có thể chọn trường Cao đẳng Y tế Hà Nội làm nơi gửi gắm ước mơ. Chúc các bạn may mắn và thành công. 

Học Cao đẳng Dược có dễ xin việc không? 
Kỹ năng

Học Cao đẳng Dược có dễ xin việc không? 

Dược hiện đang là một trong những ngành nghề hót, được rất nhiều bạn trẻ theo học. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi ngành nghề này mang lại nhiều sức khỏe cho mọi người, gắn liền với nhiều với thực tiễn cuộc sống. Vậy, học Cao đẳng dược có dễ xin việc không? 

1. Học Cao đẳng dược có dễ xin việc không? 

Vấn đề muôn thuở của các sinh viên sau khi ra trường đó chính là vấn đề việc làm. Vậy, học Cao đẳng dược có dễ xin việc không? Với sự phát triển của xã hội như hiện tại, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng thuốc của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì thế, ngành Dược không bao giờ lỗi thời, các sinh viên ngành Dược hoàn toàn có thể tự tin tin tìm một công việc ổn định ngay sau khi ra trường. 

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Dược có thể làm việc ở các địa điểm, môi trường khác nhau như: 

+ Làm việc tại các cơ sở y tế, bệnh viện từ Trung ương cho đến địa phương: Các Dược sĩ sẽ đảm nhận việc cung ứng thuốc đảm bảo số lượng và chất lượng. Chưa dừng lại ở đó, các Dược sĩ cần trao đổi, tham vấn với các bác sĩ về cách hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, kê đơn và bốc thuốc,… 

+ Làm việc tại các cơ sở sản xuất thuốc: Làm việc tại đây, các Dược sĩ sẽ nghiên cứu các công thức, theo dõi và nghiên cứu sản xuất thuốc, đảm bảo thuốc sản xuất ra sẽ đạt chuẩn và vô cùng chất lượng. 

+ Nếu đam mê giảng dạy, làm công tác “truyền lửa” thì các cử nhân ngành Dược cũng có thể làm công tác giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo ngành Dược trên toàn quốc. 

+ Ngoài ra, các cử nhân ngành Dược cũng có thể tự mở quầy thuốc tư nhân nếu có đủ kinh nghiệm và vốn, cách quản lý và làm chủ tài chính. 

Học cao đẳng có dễ xin việc không?Học cao đẳng có dễ xin việc không?

Vấn đề học Cao đẳng Dược có dễ xin việc không đã được giải đáp cụ thể. Nếu là người có năng lực và trình độ chuyên môn cao, bạn sẽ có một công việc ổn định ngay sau khi ra trường mà thôi. Đây là một ngành nghề đặc thù, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nên các bạn cần phải cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm việc. 

2. Học Cao đẳng Dược trong thời gian bao lâu?

Vấn đề học Cao đẳng dược có dễ xin việc không đã được giải đáp một cách cụ thể. Hiện tại, một số bạn trẻ cũng đang băn khoăn, thắc mắc về thời gian học Cao đẳng dược. Được biết, thời gian đào tạo ngành Cao đẳng Dược là 3 năm. Hình thức xét tuyển đối với hệ Cao đẳng cũng rất đơn giản, chỉ cần dựa vào học bạ THPT hay kết quả tốt nghiệp THPT, các trường Cao đẳng Dược sẽ tiến hành tuyển sinh. 

Những thí sinh muốn học Văn bằng hay Liên thông thì cũng có thể đăng ký theo học tại các cơ sở đào tạo, nhà trường sẽ bắt đầu mở lớp khi đủ số lượng. Đối với những người đã từng học về ngành Y Dược, thời gian để học văn bằng 2 hay liên thông mất khoảng tầm 15 tháng. Đối với những thí sinh trái ngành, các em sẽ phải mất thêm 3 tháng để chuyển đổi mới có thể học thêm các môn chuyên ngành Dược khác. 

3. Nên học Cao đẳng Dược ở đâu?

Vấn đề học Cao đẳng dược có dễ xin việc không không còn là vấn đề cần tranh cãi nhiều nữa. Việc quan trọng là nên học Cao đẳng Dược ở đâu là tốt nhất? Muốn theo đuổi, thỏa mãn đam mê ngành Dược thì các bạn có thể theo học tại trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là ngôi trường có chất lượng đào tạo Y Dược hàng đầu Việt Nam. 

Học Cao đẳng Dược có dễ xin việc không?Học Cao đẳng Dược có dễ xin việc không?

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong những ngôi trường thực hiện đào tạo ngành Y Dược hàng đầu cả nước, trực thuộc bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhà trường thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Truyền tải các kiến thức, các thông tin tới sinh viên, đào tạo ra những Dược sĩ, Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm góp phần vào sự phát triển của đất nước. 

Theo học tại trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, các sinh viên sẽ được đào tạo theo đúng tiêu chuẩn của bộ Y tế. Với mô hình đào tạo lý thuyết phải đi đôi với thực hành, các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cực chuẩn về ngành Y Dược. Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường được đánh giá rất hiện đại. Nhà trường sở hữu những thiết bị, máy móc hiện đại theo chuẩn châu Âu, đáp ứng quá trình học tập của các bạn sinh viên. 

Với thực tiễn “học đi đôi với hành”, các em học sinh sẽ được làm việc, thực tập và làm quen với ngành Dược ngay khi mới học năm nhất. Các em sẽ được nghiên cứu, bào chế Dược phẩm,… Chính điều này sẽ giúp các em trở nên tự tin hơn ngay sau khi ra trường. Các em sẽ dần làm quen với các công việc tương lai thay vì cầm tấm bằng giỏi, xuất sắc mà thực hành kém, sở hữu “lý thuyết suông”. 

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng sẽ cam kết, hỗ trợ việc làm cho các sinh viên ngay sau khi ra trường để đảm bảo các em sẽ không thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường giúp các sinh viên năng động hơn bằng cách tổ chức những buổi giao lưu, trò chuyện với các doanh nghiệp, tổ chức các ngày hội việc làm, giúp các sinh viên dần làm quen với công việc ưng ý nhất trước khi ra trường. 

Chưa dừng lại ở đó, các sinh viên sẽ được đào tạo cách ứng xử, kỹ năng mềm, cách xử lý độc lập, làm việc nhóm, sơ cứu trong các tình huống cấp cứu,… Chính việc tập trung vào các kỹ năng thực hành sẽ giúp các sinh viên dần trở nên thành thạo, tăng thêm các kỹ năng trong nghề. Đặc biệt, các bạn sinh viên sẽ phát huy hết khả năng và lợi thế của mình khi trường áp dụng các phương pháp đào tạo mở. 

Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ổn định, đúng chuyên ngành của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch lên đến 98%. Nếu đam mê và muốn gắn bó lâu dài với ngành Dược, các bạn hãy đến với trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Nhà trường cũng cam kết hoàn trả 100% học phí đối với những thí sinh không thể có việc làm sau khi ra trường. 

Ngoài Dược học, trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đào tạo một số ngành khác như Điều dưỡng hay Y học cổ truyền với chất lượng đạt chuẩn theo quy định. Nhà trường luôn đổi mới, bổ sung nội dung giảng dạy và tăng cường thực hành giúp các sinh viên đạt trình độ chuyên môn cao nhất. 

Trên đây là bài viết của tác giả nhằm giải đáp thắc mắc những vấn đề như học Cao đẳng dược có dễ xin việc không, học Cao đẳng Dược trong thời gian bao lâu, nên học Cao đẳng Dược ở đâu,… Hy vọng những thông tin trên là “nguồn tư liệu quý giá” để các thí sinh có thể lựa chọn và tham khảo. Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Dược Hà Nội nếu yêu thích trường này. Chúc các bạn may mắn và thành công.