Thú cưng khác

Hướng dẫn cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản cho các hộ mới bắt đầu

Có 2 phương pháp chăn nuôi chim bồ câu hiện nay đó là nuôi tự nhiên và nuôi nhốt. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản cho các hộ mới bắt đầu.

1. Cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản

Ưu điểm: chim bồ câu được nuôi thả tự do, chim sống trong môi trường thiên nhiên, không mất công chăm sóc nhiều, tiết kiệm được chi phí về thức ăn. Chim thả tự do sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn.

Nhược điểm: chim dễ bị lây lan dịch bệnh từ nguồn bên ngoài, khó kiếm soát.

Về kích thước làm chuồng chim bồ câu

Chuồng nuôi chim bồ câu cần được thiết kế thành nhiều ô, mỗi ô có kích thước khoảng 40 x 40 x 40 cm. Mỗi ô cần chừa cửa để chim ra vào. Làm chuồng chim bồ câu bằng gỗ hoặc tre nứa. Chuồng phải có mái che để tránh mưa tạt gió lùa.

làm chuồng chim bồ câu
Cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản

Xem thêm: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA

Về chiều cao so với mặt đất

Chiều cao giá đỡ thường là 0,7 -1,5m so với mặt đất. Nên sơn và trang trí chuồng bồ câu bằng các màu sắc tươi sáng, thường là màu xanh da trời. Vị trí đặt chuồng nuôi bồ câu ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và có nhiều ánh sáng.

Thiết kế ô đẻ

Vì chim bồ câu vẫn đẻ trứng trong quá trình nuôi con, nên mỗi ô chuồng phải làm 2 ổ đẻ cho chim, một ổ cho chim đẻ trứng và một ổ cho chim nuôi con, kích thước ổ thường có đường kính 20 – 25 cm và cao 8 cm. Ổ lót bằng rơm sạch.

Về máng ăn và máng uống

Chăm nuôi chim bồ câu theo cách này bạn chỉ cần sử dụng máng ăn và máng uống chung. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng này cho lần sử dụng tiếp theo.

Chim bồ câu rất thích tắm nên cần đặt máng nước tắm cho chim.

Làm chuồng chim bồ câu
Làm chuồng chim bồ câu

Click ngay: Các loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày

2. Cách làm chuồng nuôi chim bồ câu nhốt

Có 2 hình thức nuôi nhốt chim bồ câu đó là: hình thức bán công nghiệp hoặc công nghiệp.

2.1 Cách làm chuồng chim bồ câu bán công nghiệp

Ưu điểm của phương pháp này là người dân dễ dàng kiểm soát đàn chim, nhân giống, dễ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của chim, tăng khả năng phòng ngừa bệnh do không gian nuôi khép kín, chim bồ câu phát triển nhanh, thu được hiệu quả kinh tế cao.

Về chuồng nuôi: bằng gỗ, tre nữa hoặc xây gạch … thành nhiều ô nhỏ khác nhau, giữa mỗi ô có vách ngăn và chắn để tránh rơi phân từ trên xuống tầng dưới.  

Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim, kích thước mỗi ô 50 x 40 x 40 cm. Mỗi ô chuồng cũng lót 2 ổ: 1 để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước để thông thoáng, không cần phải làm cửa.

Về phần lưới: Sử dụng lưới B40 hoặc lưới nhựa để làm không gian cho chim hoạt động, đồng thời dễ dàng quản lý để chim không thoát ra ngoài. Nếu được thì nên quây lưới có cây cối để chim bay nhảy, thoải mái tắm táp bên ngoài.

Về máng ăn, máng uống: Sử dụng máng bằng nhựa, có thể đặt chung hoặc đặt riêng từng ổ, miễn là đảm bảo cung cấp lượng thức ăn đầy đủ cho chim. Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên.

làm chuồng chim bồ câu
Cách làm chuồng chim bồ câu công nghiệp

2.2 Cách làm chuồng chim bồ câu công nghiệp

Ưu điểm: gọn gàng, sạch sẽ, đỡ tốn công vệ sinh, quản lý chim dễ dàng và đạt hiệu quả kinh tế cao, chim tránh được các nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài.

Nhược điểm: đầu tư ban đầu cao, chim yếu hơn phương pháp nuôi tự nhiên.

Về chuồng nuôi

Chuồng chim bồ câu công nghiệp được chia thành từng dãy dài với rất nhiều ô, mỗi ô có kích thước 40 x 50 x 60 cm. Vật liệu làm chuồng phổ biến nhất là lưới thép, khung chuồng có thể làm bẳng gỗ hoặc sắt. Nuôi theo phương pháp này chim chỉ sinh sống khép kín trong từng chuồng riêng biệt.

Chuồng nuôi trong phương thức này phải thiết kế 2 loại ô chuồng: ô chuồng cho bồ câu sinh sản và ô chuồng nuôi bồ câu thịt. Ô chuồng của chim bồ câu sinh sản phải có ổ đẻ khô ráo, sạch sẽ và phải vệ sinh thường xuyên.

Về máng ăn, máng uống

Mỗi chuồng được lắp máng ăn máng uống riêng biệt, kích thước khoảng 5 x 10 cm.

Trên đây là các cách làm chuồng chim bồ câu đơn giản mà các hộ có thể tham khảo. Hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thú cưng khác

Các loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày

Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với con người. Trong quá trong chăm sóc, các hộ dân rất quan tâm đến những loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày để mang lại chất lượng thịt tốt nhất.

1. Những loại thức ăn cho chim bồ câu

Chọn được nguồn thức ăn phù hợp cho chim là một bước quan trọng trong việc nuôi chim bồ câu. Bồ câu thích ăn ngũ cốc (các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu, gạo, cao lương, bo bo, kê, hướng dương …) nên các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm:

Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Lưu ý trong quá trình chọn lúa, ngô cho chim bồ câu, người dân cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.

Thức ăn cho chim bồ câu
Thức ăn cho chim bồ câu

Xem thêm: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA

Thức ăn phụ: là các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, hướng dương …chứa hàm lượng chất béo cao, do đó bạn cần kiểm soát lượng thức ăn này khi cho chim bồ câu ăn.

Sạn sỏi nhỏ: Trong quá trình tiêu hoá, chim bồ câu cần ăn một số lượng sỏi nhất định. Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) thường được trộn chung với muối và khoáng Premix, giúp cho quá trình tiêu hóa của bồ câu trở nên dễ dàng hơn

Ngoài ra, bạn có thể được kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho chim như cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê hoặc hạt cao lương và gạo lức nhằm cung cấp năng lượng cho chim vào các giai đoạn nền tảng như ra ràng hoặc nuôi con.

2. Tỷ lệ trộn thức ăn cho chim bồ câu

Đối với thức ăn chính: có thể cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu thô theo công thức:

  • Chim sinh sản: 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo/thóc. Hoặc công thức 50% cám viên, 50% ngô.
  • Chim ra ràng: 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo/thóc. Hoặc công thức 35% cám và 65% ngô.

Cho chim bồ câu ăn với công thức này thì đã đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho chim để phát triển và sinh trưởng

Đối với thức ăn bổ sung: bổ sung 80 – 85% khoáng Premix, NaCl 5%, sạn sỏi nhỏ 10-15%. Thức ăn bổ sung cho chim bồ câu cũng là một loại thực phẩm cần thiết. 

Thức ăn của chim bồ câu
Thức ăn của chim bồ câu

Click ngay: Tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng

Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chim. Khi nuôi chim bồ câu, việc bạn cung cấp thêm các chất vitamin là điều rất có ích, đặc biệt là chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản hoặc chim bồ câu nhỏ. 

Mỗi con chim cần được cung cấp lượng thức ăn bằng khoảng 1/10 trọng lượng cơ thể của nó. Lượng thức ăn của chim bồ câu được tính như sau:

  • Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày
  • Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày
  • Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày
  • Chim bồ câu sinh sản: 42-43kg thức ăn/cặp/năm
  • Chim bồ câu thịt: 45-50kg thức ăn/cặp/năm
thức ăn cho chim bồ câu
Thức ăn chim bồ câu

3. Thời gian cho chim ăn trong ngày

Mỗi ngày cho chim ăn 2 bữa là đủ. Khoảng 8 đến 9 giờ thì bạn cho chim ăn sáng, và buổi chiều lúc 14 đến 15h bạn cho chim ăn 1 bữa nữa là được.

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn theo thời gian hợp lý thì người dân cần chú ý đến lượng nước cho chim bồ câu uống. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh.

Vì vậy, bạn cần chú ý cung cấp nước sạch hàng ngày cho chim và cọ rửa máng uống nước sạch sẽ để tránh 1 số bệnh về đường ruột.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết. 

Trên đây là thông tin các loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày. Hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.