Chó

Giới thiệu đặc điểm ngoại hình chó H’mông cộc đuôi

Chó là loài động vật được yêu thích bởi sự thân thiện và đáng yêu của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều loại chó khác nhau. Một loài chó khác cũng vô cùng hot hiện nay đó là chó H’mông cộc đuôi. Cùng tìm hiểu loại chó này xem có gì thú vị nhé!

Phân loại chó Mông cộc

Về độ dài đuôi, chó cộc của người Mông được chia thành ba loại:

cho-h-mong-coc-duoi
Chó được phân bổ thành 3 loại

Xem ngay: chó 3 ngày không ị để biết cách xử lý

  • Cộc tịt: Đây là những bé cún có đuôi cộc bẩm sinh, chúng gần như không có đuôi, chỉ chừa ra một ít lông.
  • Cộc thỏ: Từ tên gọi có thể hình dung ra được chiếc đuôi của các bé giống với đuôi của loài thỏ. Đương nhiên, loại Mông cộc này sẽ có đuôi dài hơn so với loại cộc tịt. Độ dài của đuôi vào khoảng 3cm – 5cm.
  • Cộc lửng: Đây là loại Mông Cộc sở hữu phần đuôi dài nhất trong ba loại. Đuôi của chúng có độ dài khoảng 8cm – 15cm.

Đặc điểm ngoại hình của chó H’mông cộc đuôi

Kích thước

Là loài cảnh khuyển có kích thước trung bình, có chiều dài thân dài hơn chiều cao. Mông cộc có phần nhỏ con hơn so với chó Bắc Hà.

Chó Mông cộc có kích thước gần giống với dòng chó kiến. Một chú cún H’Mông cộc đuôi khi trưởng thành có kích thước trung bình từ 45cm – 55cm tùy theo giới tính.

Những bé cún cộc đực kích thước hơi nhỉnh hơn những con cái. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thể hình của những con cái yếu hơn.

Trong những cuộc thi dành cho chó bản địa, chó Mông cộc luôn đứng ở những thứ hạng cao. Theo kết quả thống kê thì thành tích đứng đầu của những bé cún Mông cộc cái không hề kém cạnh những con đực. Điều này chứng minh rằng: Ở giống cảnh khuyển Mông cộc, sự khác biệt về hình dáng và thể lực giữa 2 giới tính là không quá lớn.

Về cân nặng, giống cảnh khuyển cộc đuôi của người H’Mông khi trưởng thành có cân nặng dao động trong khoảng từ 15kg – 25kg. Tất nhiên, so với giống cái thì con đực sẽ nhỉnh hơn.

Nhìn chung, cảnh khuyển H’Mông cộc có kích thước không quá to cũng không quá nhỏ. Thể hình tốt có sự ngang ngửa giữa hai giống.

Thân mình

H’Mông đuôi cộc có ngực rộng vừa phải, cơ bắp săn chắc. Điểm đặc biệt ở lồng ngực của chúng là tồn tại chiếc xương sườn giả khá phát triển.

cho-h-mong-coc-duoi
Bụng và eo của Mông Cộc rất thon thả và gọn gàng

Click ngay: chó bị ong đốt để biết cách xử lý

Lưng Mông cộc rộng, dài và chắc khỏe với vệt lõm rõ nét dọc sống lưng. Phần lưng của chúng không thẳng mà có sự nhấp nhô ở phần vai. Khi nhìn ngang, bạn có thể dễ dàng nhận thấy điểm nhô cao hơn so với bề mặt lưng của bả vai. Không cần chạm vào cũng đủ thấy được bả vai của Mông cộc chắc nịch như thế nào.

Bụng và eo của Mông Cộc rất thon thả và gọn gàng, phần hông rộng, có hệ cơ rất phát triển. Cơ thể của nó vô cùng săn chắc và không hề có một chút mỡ thừa nào cả.

Đặc trưng trên thân mình của chó H’Mông cộc đuôi phải kể đến chiếc đuôi khác biệt. Đây là đặc điểm giúp phân biệt giống cảnh khuyển H’Mông cộc với những loài chó cảnh khác. Những anh bạn này đa số là không có đuôi, nếu có cũng rất ngắn: Có loài chỉ 3cm – 5cm, có loài dài hơn nhưng cũng chỉ 8cm – 15cm.

Đặc điểm của đuôi chính là dấu hiệu đặc trưng của giống chó Mông cộc. Do đó, người ta lấy chính đặc điểm ấy để đặt tên cho loài cảnh khuyển quý hiếm này.

Trên đây là đặc điểm ngoại hình chó H’mông cộc đuôi. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin. 

Chó

Tìm hiểu biểu hiện và cách xử lý nhanh khi chó bị ong đốt

Chó là một loài động vật rất năng động, thân thiện và được nhiều người nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, chó cũng gặp khá nhiều các vấn đề đặc biệt là liên quan đến côn trùng đốt. Cùng tìm hiểu biểu hiện và cách xử lý nhanh khi chó bị ong đốt qua bài viết dưới đây.

Những biểu hiện khi chó bị ong đốt

Chó cũng giống như con người, khi bị ong đốt chó sẽ có những biểu hiện sau đây:

cho-bi-ong-dot
Vùng bị đốt sẽ sưng lên

Xem ngay: chó 3 ngày không ị để biết cách xử lý

– Vùng bị ong đốt sẽ sưng lên, có thể sẽ bị đỏ và nghiêm trọng hơn là lở loét vùng bị ong chích.

– Nếu chó bị đốt vào chân, có thể vết đốt sẽ sưng bự lên và chó sẽ đi khập khiễng. Hơn nữa, chất độc của ong có thể đi vào người của cún nếu như nó có biểu gặm hoặc liếm vùng bị đốt

– Khi bị đốt vào khí quản, chó có thể bị nguy hiểm như khó thở, chúng có thể bị tử vong nếu như liên tục cắn phá mọi thứ.

Cách xử lý khi chó bị ong đốt

Bước 1: Lấy kim của ong ra khỏi cún

Khi chó bị ong chích, bạn phải nhanh chóng tìm cách lấy ngòi ong ra khỏi chú cún. Nếu bạn không kịp nhanh lấy ra, chú chó có thể sẽ thấy khó chịu thường thì chúng hay dùng chân để gãi vết ong đốt. Nguy hiểm hơn là chú cún sẽ gây tróc hoặc bị thương vùng vị ong đốt nữa đó.

Bạn có thể lấy ngòi của ong ra khỏi chú chó bằng cách dùng đồ gắp ra, hoặc một cách nữa là bạn có thể dùng một miếng gạt. Bạn cầm miếng gạt và gạt theo đường chéo một cách dứt khoát nhé.

Lưu ý: Bạn không nên dùng tay để nặn ngòi ong ra. Vì tay của chúng ta có thể sẽ có rất nhiều vi khuẩn việc này chỉ khiến vùng bị ong đốt của chó trở nên nghiêm trọng hơn, nọc độc sẽ nhanh phát tán vào cơ thể của chó đó.

Bước 2: Sau khi lấy ngòi ong ra khỏi chú cún

cho-bi-ong-dot
Nên bôi lên vết cắn của chó một tí giấm

Click ngay: chó alaska để biết thêm thông tin tính cách

Sau khi bạn đã lấy sạch ngòi ong ra khỏi chú chó. Vùng bị đốt cần được bôi thuốc một cách nhanh chóng nhất.

Bước 3: Theo dõi cún

Nếu bạn đã bôi các dung dịch trên lên vết đốt của cún nhưng vẫn không thấy giảm. Chó có thể sẽ bị các trường hợp như:

– Bị đốt quá nhiều, các vết đốt tiếp tục sưng lên

– Bị loại ong nguy hiểm đốt, chó bị ngạt thở gây khó chịu cho cún

Để được chăm sóc và theo dõi một cách hiệu quả thì bạn cần đưa chúng tới ngay các cơ sở y tế thú y ngay lập tức.

Như các bạn đã thấy, hậu quả của việc chó bị ong đốt rất nguy hiểm, vì thế bạn nên phòng chống để chó không bị ong chích. Vì điều đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với để chó bị đốt rồi mới chữa trị.

Mẹo để giúp giảm vết sưng

Đối với ong vò vẽ: Nạn nên bôi lên vết cắn của chó một tí giấm. Trong nọc độc của ong vò vẽ sẽ có tính kiềm, vì thế bôi giấm để trung hòa với độc của chúng. Bạn có thể bôi lên vết đốt một ít axit nhẹ để giảm sưng và các khó chịu của cún nhé!

Đối với ong mật: Bạn có thể bôi lên một ít giấm hoặc có thể dung dịch bột nở nhé.

Đối với các trường hợp bạn không thể xác định được loại ong nào chích: Bạn có thể chườm đá lên vết đốt của cún. Để cún có thể dễ chịu hơn và giảm sưng cho chó.

Trên đây là biểu hiện và cách xử lý nhanh khi chó bị ong đốt. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin. 

Chó

Điều trị vấn đề chó 3 ngày không ị hiệu quả

Chó là động vật rất dễ nuôi. Tuy nhiên, một số vấn đề về chó cũng sẽ gặp phải như táo bón, nôn mửa. Vậy chó 3 ngày không ị thì phải làm cách nào? Chúng ta cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Xác định chó bị táo bón

cho-3-ngay-khong-i
Chó sẽ có cảm giác chán ăn

Xem ngay: chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì để biết câu trả lời chính xác

  • Rặn khi đại tiện sẽ khiến chó bị căng và đau.
  • Bạn nên lưu ý vì những dấu hiệu táo bón trên rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Chó có thể bị táo bón hoặc bệnh khác thì cần bác sĩ kiểm tra.
  • Nếu bị táo bón trong nhiều ngày, chó có thể biểu hiện thêm nhiều triệu chứng khác như chán ăn, nôn và hôn mê. Bạn thậm chí còn có thể thấy máu xung quanh hậu môn chó. Nếu có các triệu chứng trên thì nên đưa chó đến thú y.
  • Nếu lông chó quá dài, bạn nên tỉa bớt phần lông bị dính phân. Chó có thể thích hoặc không thích tỉa lông. Nếu chó không thích, bạn nên ngâm lông vào nước nóng trước sẽ giúp quá trình cắt tỉa dễ dàng hơn.
  • Sử dụng nước xà phòng ấm và khăn nhỏ để lau hậu môn cho chó. Hậu môn của chó có thể trở nên nhạy cảm vì chó rặn quá nhiều. Vì vậy, bạn nên lau nhẹ và nói chuyện với chó bằng giọng êm ái nhất để trấn an chó. Trong quá trình tỉa lông chó có thể đứng hoặc ngồi vì thế hãy lựa chọn vị trí thoải mái nhất.
  • Bạn có thể thoa gel KY lên hậu môn sau khi lau để xoa dịu kích ứng cho chó. Bạn có thể mua gel KY ở tiệm thuốc tây.

Điều trị táo bón chó 3 ngày không ị

cho-3-ngay-khong-i
Cần đưa chó tới cơ sở thú y

Click ngay: chó alaska để biết thêm thông tin tính cách

  • Có thể cho chó uống thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, các thuốc này thường quá mạnh đối với chó nên bạn cần nhờ bác sĩ kê đơn loại phù hợp với chó.
  • Trộn dầu khoáng với thực phẩm của chó trong 1 tuần. Không nên cho chó uống trực tiếp dầu khoáng để tránh ảnh hưởng đến phổi và gây viêm phổi. Có thể dùng thìa đong 0,5 ml dầu khoáng trên 1 kg cân nặng của chó (1/8 thìa cà phê tương đương 0,5 ml). Ví dụ, nếu chó nặng 20 kg, bạn có thể thêm 10 ml dầu khoáng (ít hơn 1 thìa) vào thực phẩm của chó.
  • Thêm một lượng nhỏ bí đỏ đóng hộp không đường vào thực phẩm khô của chó. Tùy thuộc vào trọng lượng của chó, bạn có thể thêm 1 thìa (đối với chó nặng dưới 12,5 kg), 2 thìa (12,5-25 kg) hoặc 3 thìa (> 25 kg) vào thực phẩm.
  • Nên chuyển sang cho chó ăn thực phẩm đóng hộp nếu chó thường ăn thực phẩm khô. Thực phẩm đóng hộp thường ướt, do đó có thể di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa của chó. Tuy nhiên, chỉ nên cho chó ăn thực phẩm đóng hộp trong vài ngày để tránh làm chó bị tiêu chảy.
  • Cho chó uống 1/4-1/2 cốc sữa. Sữa thường gây tiêu chảy nhưng lactose trong sữa có thể giúp giảm táo bón.
  • Cứ cách 12-24 tiếng, bạn nên rắc bột thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ chứa vỏ hạt mã đề vào thực phẩm của chó (1/4 thìa cà phê cho chó <12,5 kg, 1/2 thìa cà phê cho chó nặng từ 12,5-25 kg và 1 thìa cà phê cho chó > 25 kg). Chất xơ bổ sung giúp thực phẩm đi qua đường ruột dễ dàng hơn. Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ không kê đơn tại hiệu thuốc.
  • Cho chó uống nhiều nước khi tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn.
  • Nếu các phương pháp trên không giúp giảm táo bón sau 1 tuần và chó có vẻ trở bệnh nặng thêm. Bạn cần đưa chó tới cơ sở thú ý để can thiệp.

Trên đây là điều trị vấn đề chó 3 ngày không ị hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin. 

Chó

Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của chó Alaska

Chó là một loại động vật được rất nhiều người yêu thích. Loài chó được biết đến là động vật rất trung thành và dễ nuôi. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của chó Alaska qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc xuất xứ của chó Alaska

Chó Alaska hay còn gọi là chó Alaska Malamute tổ tiên là chó sói tuyết hoang được thuần hóa bởi bộ tộc Malamute. Tuy nhiên, người Eskimo mới là người phát hiện ra sức dẻo dai đáng kinh ngạc của Alaska và tiến hành cho lai tạo chúng với một số giống chó khác để tạo ra giống Alaska khỏe mạnh, to lớn và có khả năng kéo xe trên tuyết cực tốt.

cho-alaska
Chó Alaska hay còn gọi là chó Alaska Malamute

Xem ngay: chó 1 tháng tuổi tắm được chưa để biết câu trả lời chính xác

Đến năm 1935, chó Alaska được hiệp hội chó Hoa Kì AKC công nhận là một giống chó riêng biệt. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng chó cảnh alaska giảm đi đáng kể vì chúng phải phục vụ trong quân đội. Nhận thấy điều này, người Mĩ đã nhanh chóng nhân giống chúng để bảo tồn. Ngày nay, chó Alaska được nuôi phổ biến và trở thành thú cưng tại nhiều nước trên thế giới.

Lý do nên nuôi chó Alaska

Chó Alaska mang tới rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp người nuôi giảm căng thẳng
  • Giảm nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em.
  • Thú cưng sẽ lắng nghe tâm sự của chủ nhân, từ đó giúp người nuôi bớt cô đơn.
  • Tạo điều kiện cho người nuôi giao lưu với những người yêu chó mèo.

Đặc điểm của chó Alaska

Thân hình

Alaskan có chiều cao trung bình khoảng 65 – 70cm, cân nặng từ 45 – 50kg. Riêng chiều cao của những chú Alaska khổng lồ có thể đạt 1m và trọng lượng lên tới 80kg. Alaska có tỉ lệ thân hình cân đối, khung xương lớn và vững chắc, các khớp xương chân cũng rất chắc chắn. Chó husky cũng là một loại chó khá giống với Alaska.

Bộ lông

Màu lông của giống chó Alaska rất đa dạng như: Đen trắng, nâu đỏ, xám trắng, vàng đồng… Một số cá thể có màu hiếm hơn như màu hồng phấn và tuyết trắng. Phần mõm và chân của Alaska thuần chủng chỉ có một màu trắng. Lông của Alaska có 02 lớp dày để thích nghi với thời tuyết băng giá ở vùng Bắc Cực. Lớp lông ngắn ở bên trong rất dày và mượt, phân bố đều khắp cơ thể, còn lớp lông bên ngoài dài hơn, bông xù và không thấm nước.

Phần đầu

  • Khuôn mặt chó Alaska bành to ở phần má và gãy ở phần mũi nên trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
  • Mắt của chúng có hình quả hạnh nhân, hơi xếch, nằm xiên chéo trên hộp sọ. Giống Alaska thuần chủng luôn có mắt màu nâu hạt dẻ hoặc nâu đen, Alaska không thuần chủng là những chó alaska mắt xanh.
  • Phần tai Alaska to vừa phải, cân đối so với mặt, có lông tơ ở vành tai.
  • Mõm của chúng dài vừa phải, hơi mập, có lông màu trắng và lỗ mũi to, hơi ửng hồng.

Đuôi

Đuôi của Alaskan giống cây bông lau vì được bao phủ bởi lớp lông dày, dài và xù. Đuôi thường cong ngược lên phía lưng.

Đặc điểm tính cách

Thân Thiện, Hòa Đồng

cho-alaska
Chó Alaska rất thân thiện

Click ngay: chó dại cắn để biết cách xử lý

Mặc dù là giống chó sói nhưng Alaska lại rất thân hiện và hòa đồng. Khi tiếp xúc, giống chó này dễ thiện cảm với con người bởi tính tình hiền lành, dễ thương. Đặc biệt Alaska là loài chó sống tình cảm, thích chơi với trẻ nhỏ, yêu thương động vật khác đặc biệt là mèo. Những gia đình có con nhỏ thì đây là loài chó thích hợp.

Thông Minh, Nhanh Nhẹn

Chó Alaska rất thông minh và có khả năng học tập nhanh, rất biết vâng lời. Bởi có tổ tiên là chó sói tuyết hoang nên chúng thích vận động và ưa được tập luyện hàng ngày. Không chỉ vậy, chó tuyết Alaska rất giỏi tìm đường và định hướng không gian xung quanh. Chúng sẽ tìm được về nhà nếu như bị lạc nên bạn đừng quá lo lắng nhé!

Trên đây là nguồn gốc và đặc điểm của chó Alaska. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.