Tổng hợp danh sách các loại cá cảnh mini đẹp nhất hiện nay
Nuôi cá cảnh từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã của nhiều người. Dưới đây là tổng hợp danh sách các loại cá cảnh mini đẹp nhất hiện nay.
1. Cá ngựa vằn – các loại cá cảnh mini đẹp
Cá ngựa vằn có tên khoa học là Hippocampus comes, chúng là loại cá có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ. Đây là loại cá cảnh có màu sắc bắt mắt, chúng sống chủ yếu dưới đáy thủy triều và các rạn san hô. Loại cá này thường ăn giun, động vật thân giáp hay côn trùng …
Mức giá của chúng tương đối đắt từ 2-6 triệu đồng/con.
2. Cá hề – các loại cá cảnh mini đẹp
Là loại cá nước mặn vùng Nam Mỹ, có tên tiếng anh là Amphiprioninae hay Clownfish
Thức ăn của chúng là các loại phù du, ấu trùng sống đuôi, sâu và các loại tảo biển. Điều thú vị trong giao tiếp của chúng là đập hai hàm vào nhau để tạo ra một chuỗi liên tiếp các tiếng lách cách nhanh. Mỗi con cá có giá từ 120.000 – 150.000 đồng.
3. Cá thủy tinh – các loại cá cảnh mini đẹp
Là loại cá nước ngọt có xuất xứ từ vùng Malaysia và Indonesia. Điểm khác biệt và kì lạ nhất của loài cá này chính là cơ thể trong suốt như thủy tinh có thể nhìn xuyên thấu cả nội tạng bên trong, đó cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của loại cá này
Cá thủy tinh ưa thích tụ tập nơi nước chảy và có bóng râm, ánh sáng chỉ cần vừa đủ là được. Cá sống theo bầy đàn giúp chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu phải sống đơn độc, không theo đàn, chúng có xu hướng căng thẳng, bỏ ăn, bị bệnh tiêu hóa và chết.
4. Cá Neon Xanh – các loại cá cảnh mini đẹp
Nổi tiếng là một trong những loại cá cảnh mini đẹp nhất, cá Neon Xanh chiếm được cảm tình của đông đảo người yêu cá. Chúng là loài cá nhiệt đời bắt nguồn từ những quốc gia nằm ở phía Bắc của Nam Mỹ như Brazil, Colombia, và Peru. Chúng bơi thành đàn tạo thành những vệt sáng huỳnh quang long lanh trong bể thủy sinh.
Cá Neon nổi bật với màu sắc sặc sỡ ngay cả khi không có ánh đèn và luôn thu hút được sự chú ý cao nhất của những người chơi hồ thủy sinh. Để đàn cá khỏe mạnh, bóng bẩy bạn cần lưu ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng cho chúng với thức ăn mịn, nhỏ. Neon Xanh cũng có thể ăn trứng tôm hoặc tôm khô xay ra có thể rắc trên mặt nước.
5. Cá Bảy Màu – các loại cá cảnh mini đẹp
Cá bảy màu với màu sắc rực rỡ bắt mắt, chúng là loại cá nước ngọt có tên khoa học là Poecilia reticulata xuất xứ từ Jamaica. Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn.
6. Cá Ông Tiên – các loại cá cảnh mini đẹp
Cá ông tiên hay cá thần tiên có tên tiếng Anh là Pterophyllum scalare. Chúng là loài cá cảnh nước ngọt phổ biến sống trong vùng nhiệt đới.
Chúng là loại cá ăn tạp, chậm chạp, tầng sống hoạt động khá rộng. Điều đặc biệt của loại cá này là chúng có thể nhịn đói được khá lâu. Tuổi thọ trung bình của chúng từ 8 – 9 năm.
Cá thần tiên rất khó phân biệt được giới tính, giữa cá trống và cá mái khác nhau ở khoảng cách ở giữa vi bụng và vi hậu môn.
7. Cá Galaxy – các loại cá cảnh mini đẹp
Cá Galaxy có tên khoa học là Danio margaritatus, xuất xứ từ Myanma. Loài cá thiên đường ngọc trai đòi hỏi môi trường sống hết sức đơn giản, nhưng sống và sinh sản tốt nhất trong môi trường nước mềm, nhiệt độ thấp và không cần quá nhiều không gian vì chúng bơi khá ít.
8. Cá Phượng Hoàng – các loại cá cảnh mini đẹp
Là loại cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Chúng có tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi.
Bao gồm các loại: Cá phượng hoàng xanh, cá phượng hoàng lùn, cá phượng hoàng vàng. Cá Phượng Hoàng tương đối hiền có thể dễ dàng sống chung với các loài cá khác.
Trên đây là tổng hợp danh sách các loại cá cảnh mini đẹp nhất hiện nay. Chúc bạn đọc sở hữu những bể cá đẹp hấp dẫn.
Giải đáp thắc mắc cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng
Cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc. Mời bạn đọc cùng tham khảo và tìm câu trả lời qua bài tổng hợp dưới đây.
1. Cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng?
Câu trả lời là cá cảnh có cả loại đẻ trứng, có cả loại đẻ con. Bởi chúng đa dạng về chủng loại, mỗi chủng loại sẽ có những đặc điểm phát triển riêng biệt. Có loại cá ấp trứng trong miệng, có loại đẻ thai trứng, có loại cá cảnh đẻ con.
Xem thêm: Đặc điểm nhận biết và cách chăm sóc loài cá cảnh 7 màu
2. Các loại cá ấp trứng trong miệng
Cá ấp trứng trong miệng (mouthbrooder): đa số thuộc họ Cá hoàng đế Cichlidae cá Cichlid. Cá cái ấp trứng trong khoang miệng (oral cavity, buccal cavity). So với các loài cá Cichlid khác, những loài này sinh ra ít trứng nhưng kích cỡ lớn hơn, và khi cá con xuất hiện, chúng phát triển tốt hơn và có khả năng sống sót cao hơn.
3. Các loại cá đẻ thai trứng
Cá đẻ thai trứng (Ovoviviparous fish) sinh sản bằng hình thức noãn thai sinh. Các trứng được chứa bên trong bụng cá mẹ sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột (fry) đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú.
Một số loại cá cảnh đẻ thai trứng như:
Actinistia
Alfaro cultratus
Bộ Cá vây tay
Cá bảy màu
Cá bảy màu Endler
Cá chìa vôi mắt đơn
Cá đao đuôi nhỏ
Cá đao răng nhỏ Đại Tây Dương
Cá đao răng nhọn
Cá đẻ con sống
Cá đuối bồng đuôi vằn
Cá đuối ma
Cá đuối mõm bò
Cá Kiếm đỏ
Cá mập báo
Cá mập mako vây ngắn
Cá mập miệng bản lề
Cá mập miệng bản lề đuôi ngắn
Cá mập miệng to
Cá mập trắng lớn
Cá nhám cưa Đông Úc
Cá nhám dẹt
Cá nhám điểm sao
Cá nhám hổ
Cá nhám phơi nắng
Cá nhám voi
Cá ó sao
Carcharias taurus
Cyprinodon
Cyprinodontidae
Galeorhinus galeus
Gambusia amistadensis
Họ Cá khổng tước
Lamnidae
Mitsukurinidae
Mustelus antarcticus
Mustelus asterias
Nebrius ferrugineus
Orectolobus halei
Orectolobus japonicus
Orectolobus maculatus
Poecilia
Poecilia latipinna
Poecilia salvatoris
Poecilia sphenops
Pristidae
Sebastidae
Xiphophorus
Xiphophorus maculatus
Xiphophorus variatus
Click ngay: Cách làm thức ăn cho cá cảnh
4. Các loại cá cảnh đẻ con
Cá đẻ con (Viviparous fish) cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú.
Chúng là những loài cá đẻ con sống bất thường, chẳng hạn Họ Cá chìa vôi Syngnathidae bao gồm phân họ Hippocampinae chi cá ngựa Hippocampus, phân họ cá chìa vôi Syngnathinae (pipefish) do những cá đực ấp trứng (incubate) thay vì cá cái. Trong nhiều trường hợp trứng phụ thuộc vào nguồn oxy và dinh dưỡng cung cấp bởi cá đực. Một số loài cá đẻ con khác như họ Cá kìm, cá mập …
5. Cá cảnh con phát triển như thế nào?
Cá con thường được gọi là cá bột, cá ấu trùng hay cá ương. Cá con sẽ đi qua các giai đoạn khác nhau từ khi nở cho đến khi trưởng thành.
Khi trứng cá được nở thành ấu trùng thì chúng sẽ mang mang theo một lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng bởi lúc này chúng chưa có khả năng nuôi sống bản thân. Dần dần lòng đỏ biến mất, chúng phải tự thích nghi để có khả năng nuôi bản thân.
Ban đầu ấu trùng sẽ bơi kém, khi chúng phát triển, thức ăn của chúng là trùng cỏ có kích thước rất nhỏ. Và nếu không may mắn thì trứng và ấu trùng cũng sẽ trở thành thức ăn của động vật lớn hơn.
Khi chúng có thể tự nuôi bản thân thì gọi là cá bột. Khi phát triển về kích thước và vây thì chúng trở thành cá thuần thục được gọi là cá giống, có kích thước băng ngón tay.
Giai đoạn vị thành niên kéo dài cho đến khi cá được phát triển đầy đủ, thành thục sinh dục và tương tác với cá trưởng thành khác.
Khi nuôi cá, người ta lưu ý rằng cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển.
Như vậy qua bài viết trên bạn có thể giải đáp được câu hỏi cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.