Tìm hiểu và chiêm ngưỡng loài mèo tam thể đẹp và quý hiếm trên thế giới
Loài mèo là một vật nuôi thông dụng của mọi gia đình. Có rất nhiều con mèo tam thể đẹp đến mức mà chỉ muốn nhìn ngắm chúng mãi. Giống mèo tam thể khá là phổ biến với con người chúng ta. Cùng tìm hiểu vài đặc điểm về loại mèo tam thể này nhé.
A. Mèo tam thể đẹp nhưng thế nào là loài mèo tam thể
Mèo tam thể là còn mèo mang trên ba mầu lông, đó chỉ cách gọi phân biệt dựa theo màu lông. Nó không phải là một giống mèo riêng biệt mà mỗi giống mèo đều có những con mèo tam thể với bộ lông có 3 mầu. Các mầu cơ bản thường là trắng, vàng và nâu vàng hoặc một số mầu khác được kết hợp như màu xám, nâu đen, màu mướp…
Mèo tam thể đẹp thường thấy nhất là những con có bộ lông ba màu nhưng phần mảng lông màu trắng chiếm đa phần, những phần lông còn lại là hai mầu khác nhau và chỉ là những mảng mầu nhỏ trên cơ cá thể.
Điều kỳ lạ là phần lớn số mèo tam thể đều là mèo cái, loài mèo tam thể là một dạng đặc biệt của mèo đồi mồi (còn gọi là mèo vá, mèo vằn đeb hay mèo mai rùa).
Mèo tam thể đẹp
Mèo tam thể đẹp thường là những còn mèo lai hoặc mèo giống nước ngoài. Ở các nước khác nhau, loài mèo có ba mầu lông này được gọi bằng một số cái tên khá thú vị như: Nước Anh gọi là mèo đồi mồi lông trắng, ở Mỹ gọi là mèo calico, tại Nhật Bản gọi là mi-ke,…
Đối giống mèo ta của Việt Nam cũng có rất nhiều con mèo tam thể, chúng được nuôi là một thú cưng trong nhà với sức sống khá bền bỉ, tuy rằng không được ngộ nghĩ như những giống mèo nước ngoài nhưng khả năng bắt chuột của mèo Việt Nam thật sự ưu tú.
Theo quan niệm dân gian nếu được mèo tam thể vào nhà thì điều nó hoàn toàn tốt vì lúc đó gia đình se gặp được nhiều may mắn. Ở Hoa Kỳ, mèo tam thể rất được quý vì nó có ý nghĩa là mang may mắn tiền bạc. Giới chơi mèo cảnh lại đặc biết chú ý và ưa chuộng đến những con mèo tam thể thuộc giống mèo cộc đuôi của Nhật Bản.
Mèo tam thể với ba màu phân định rõ ràng được cho xem là có giá trị bởi chúng mang ý nghĩa may mắn trong phong thủy với tính ngũ hành tương sinh.
B. Một số hình ảnh con mèo tam thể đẹp
Cùng chiêm ngưỡng những con mèo tam thể đẹp thuộc các giống quý qua hình ảnh sau đây:
1. Mèo rừng Na Uy – Norwegian Forest
Mèo rừng Na Uy – Norwegian Forest
2. Mèo Scottish Fold
Mèo tai cụp Scottish Fold
3. Mèo Maine Coon
Maine Coon – Mèo lông dài Mỹ
4. Mèo American Curl
American Curl- Giống mèo của Mỹ với đôi tai đặc trưng
5. Mèo Kylie
Mèo tam thể giống Kylie
6. Mèo lông ngắn Anh
Giống mèo tam thể lông ngắn nước Anh
7. Mèo cộc đuôi Nhật
Mèo cộc đuôi của Nhật – Biểu tượng may mắn
Mèo là một con vật hết sức gần gũi với chúng ta. Qua bài viết này, chúng ta đã được chiêm ngưỡng con mèo tam thể đẹp và hiểu biết thêm về chúng. Cám ơn các bạn đã theo dõi!
Thế giới mèo: Giới thiệu về giống mèo Ragdoll quý
Mèo Ragdoll (hay còn gọi là mèo Ragamuffin) là loài mèo đẹp mà cả thế giới phải công nhận. Chúng là giống mèo quý và khá là đắt tiền. Cùng tìm hiểu về loài mèo này qua bài viết của chúng tôi.
Giới thiệu về giống mèo Ragdoll
Mèo Ragdoll được biết đến với cái tiên gọi khác là mèo khổng lồ, chúng tôi xin gới thiệu về loài mèo này như sau:
1. Đặc điểm nguồn gốc
Mèo Ragdoll là giống mèo lai một con mèo cái có tên Josephine và con mèo đực Birman (Josephine là con mèo lai từ dòng mèo Ba Tư và mèo Angora). Mèo Ragdoll là loài mèo lớn với cân nặng có thể lên tới 9kg, đây được ghi nhận là cân nặng chuẩn của loài mèo này chứ không phải do thừa cân.
Bộ lông của mèo Ragdoll dày dặn và mềm mại với đủ loại màu sắc như trắng kem, màu xanh hay màu nâu socola… Giống mèo này còn đặc biệt bởi có cặp mắt màu xanh biếc và đôi tai dựng đứng hình tam giác trông thật quấn hút.
Đặc điểm mèo Ragdoll
2. Tính cách
Mèo khổng lồ Ragdoll rất lành tính, chúng là loài mèo thân thiện sống rất tình cảm và trung thành với người nuôi nấng nó, có thể nói chúng là vua nịnh, chúng quấn quýt, nũng nịu chủ nhân hơn hẳn so với những giống mèo hiện nay. Chúng luôn kề sát chủ nhân mọi lúc có thể và còn biết mừng khi chủ về tới nhà.
Mèo Ragdoll có thể thể được huấn luyện để nghe lời theo mệnh lệnh, nếu được gọi tên thì lập tức chúng sẽ đến ngay bên cạnh để chơi cùng bạn cho dù có đang nằm ườn ở một nơi nào đó hay là đang mải miết chơi đùa ở bất cứ đâu.
Nhiều giống mèo thường có tính cách quen được cưng chiều và còn rất dữ tợn, loài Ragdoll là giống mèo có thể cho chơi cùng với trẻ con bởi chúng rất ôn hòa, sẽ không lo chúng gây hại tới trẻ nhỏ.
Giống mèo Ragdoll vô cùng hiền lành, thâm chí móng vuốt và những chiếc răng nanh cũng ít được chúng dùng tới ngoài trừ việc ăn. Vậy nên nếu muốn dẫn những chú mèo này ra ngoài đi dạo bạn cần phải chú ý đến việc trông nom chúng vì rất có thể sẽ bị kẻ xấu dễ dàng đánh cắp.
3. Cách chăm sóc
Vì Ragdoll là giống mèo tuy có bộ lông dài nhưng rất mượt chính vì thế chỉ cần chải lông cho chúng để lấy lớp lông rụng và bị rối hang tuần là đủ, vậy là việc chăm sóc cho loài mèo này không hề mất nhiều thời gian. Nên chú ý chải lông cho chúng thường xuyên hơn vào những lúc giao mùa vì đây là thời điểm chúng rụng nhiều lông.
Cách chăm sóc mèo Ragdoll ở Việt Nam
Thi thoảng cũng nên làm sạch lông cho chúng bằng cách tắm cho chúng. Không như những giống mèo khác, loài Ragdoll không sợ nước nên bạn có thể tắm cho chúng bất cứ khi nào, nên luyện cho chúng tắm khi còn nhỏ để việc tắm cho mèo được dễ dàng hơn. Giống mèo này rất to nên chúng thường dễ mắc phải bệnh tim hay khớp, cần chú ý điêm này.
>>> Bài viết liên quan: Cách nuôi và chăm sóc mèo Ba Tư con
4. Mèo Ragdoll giá bao nhiêu tiền tại Việt Nam
Mèo Ragdoll ở Việt Nam được xem là một giống mèo rất quý hiếm, giá tiền để mua mèo Ragdoll cũng khá đắt. Vậy mua mèo Ragdoll giá bao nhiêu? Câu trả lời đó là còn phải tùy thuộc vào nguồn nhập. Với những em mèo nhập từ Thái Lan có giá thành khoảng sấp sỉ 16 triệu đồng, với giống mèo Ragdoll được mua về từ châu Âu thì chi phí bạn phải bỏ ra lên đến 30 triệu đồng và có giấy tờ đầy đủ.
Mua mèo Ragdoll mua ở đâu?
Mèo Ragdoll với bộ lông dày nên quen với khí hậu lạnh và khô ráo, việc thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam khá khó. Vì điều kiện như vậy nen việc gây giống thành công là rất ít đó là lý do giống mèo này trở nên hiếm ở nước ta. Do điều kiện nuôi nhốt là không phù hợp nên cũng rất ít bắt gặp thấy loài mèo này trên đường vì chúng được nuôi rất ít.
Trên đây là bài viết về giống mèo Rogdoll quý hiếm, hy vọng chúng tôi đã giúp cho những người muốn tìm hiểu, quan tâm và yêu thích loài mèo này có được những thông tin cần thiết để nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi.
Cách làm trong nước bể cá cảnh đơn giản và hiệu quả
Nước trong bể cá cảnh trở nên đục mặc dù thay nước thường xuyên là vấn đề khiến cho người nuôi cá cảnh cảm thấy vô cùng đau đầu. Hãy cùng nghe những chia sẻ của dân chơi cá cảnh có kinh nghiệm lâu năm về cách làm trong nước bể cá cảnh.
1. Vì sao nước trong bể cá cảnh luôn đục?
Vì sao nước trong bể cá cảnh luôn đục?
>>>>Xem thêm: Những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục vẫn khỏe mạnh
Muốn làm trong nước bể cá cảnh, trước tiên cần phải tim hiểu rõ nguyên nhân nào làm cho nước trong bể luôn bị đục? Từ đó mới có thể khắc phục vấn đề một cách triệt để. Theo chia sẻ của anh Hưng, một dân chơi cá cảnh lâu năm có tiếng tại đất Sài thành sở hữu bộ sưu tập cá cảnh gần 80.000$, những nguyên nhân chính dẫn đến nước trong bể cá cảnh luôn đục đó là:
- Chất lượng nước thay vào bể cá cảnh kém. Nước từ giếng hoặc nước máy có chất lượng không được tốt, bị đục. Đặc biệt là đối với những giếng đào tại những nơi thổ nhưỡng không được tốt, khi bơm lên sẽ lẫn cả bùn đất.
- Sử dụng bể cá cảnh mới làm chưa được vệ sinh sạch sẽ, các bụi bẩn vẫn còn đọng lại trong bể.
- Chất thải từ cá quá nhiều.
- Bể cá chưa có hệ thống lọc nước hoặc hệ thống lọc chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
- Thức ăn tồn đọng vì mỗi lần cho ăn thừa thãi.
- Tảo, rêu, nấm độc hại phát triển trong nước
- Bệnh dịch, nấm từ cá.
Ngoài ra nếu bể cá cảnh chưa được bố trí hệ thực vật thủy sinh hoặc quy trình thay nước không đúng cách cũng dẫn đến nước trong hồ cá cảnh trở nên đục.
2. Những cách làm trong nước bể cá cảnh vô cùng đơn giản
“Làm sao để hồ nuôi cá cảnh nước trong veo?” là thắc mắc của đa số người mới tập chơi cá cảnh. Bất kỳ ai cũng muốn ngắm nhìn vẻ đẹp hoàn mỹ của những chứ cá cảnh mà mình bỏ tâm huyết ra để sưu tập, chăm sóc hàng ngày. Vì vậy nước trong bể cá cảnh bị sẽ tạo cảm giác rất khó chịu, khiến mất giá trị thẩm mỹ của cả bể cá cảnh dù cho cá trong đó quý hiếm đến đâu đi chăng nữa.
Những “lão làng” có kinh nghiệm nuôi cá cảnh thường áp dụng những cách làm trong nước bể cá cảnh dưới đây:
Cho cá cảnh ăn với lượng vừa phải
Thức ăn thừa bị phân hủy sẽ làm ô nhiễm môi trường sống trong bể cá cảnh đồng thời gây đục nước. Cho ăn với lượng vừa phải sẽ giúp chất lượng nước trong hồ được đảm bảo ở mức tốt nhất, bên cạnh đó còn tránh được tình trạng cá ăn quá nhiều dẫn đến bội thực mà chết.
Không trang trí quá nhiều trong bể cá
Nhiều người muốn bể cá cảnh của mình trở nên linh linh do đó trang trí rất nhiều đồ vật, hoặc nuôi động vật thủy sinh với mật độ dày đặc, dẫn đến không gian sống của cá cảnh bị thu hẹp. Các chất thải và thức ăn dư thừa năm ở ngóc ngánh khó vệ sinh, lâu dần sẽ tích tụ thành lượng lớn gây ô nhiễm nước trong bể cá.
Bố trí hệ thực vật thủy sinh trong bể
Các chất hữu cơ từ thức ăn thừa hoặc chất thải của cá có thể làm nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh trong bể cá cảnh. Vì vậy phần nào đó chất gây đục nước trong bể có thể được loại bỏ. Đồng thời quá trình quang hợp của thực vậy thủy sinh hấp thụ CO2, sản sinh ra Oxy thuận lợi cho quá trình hô hấp của cá.
Bố trí hệ thực vật thủy sinh giúp làm trong nước bể cá cảnh
>>>>Bạn nên xem: 5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất có hình dáng và màu sắc đẹp
Bên cạnh đó hệ thực vật thủy sinh còn có tác dụng làm chỗ trú ẩn cho cá và trang trí giúp cho bể cá cảnh của bạn đẹp hơn.
Sử dụng bộ lọc nước
Muốn nước trong bể cá cảnh luôn trong thì bộ lọc nước là thứ không thể thiếu. Hiện nay phổ biến đó là lọc sinh học, lọc cơ học và lọc hóa học. Các bộ lọc có tác dụng loại bỏ các chất bẩn có trong nước, làm cho nước trở nên sạch và trong hơn.
Trong số các bộ lọc nước, lọc sinh học có vai trò quan trọng nhất vì có thể loại bỏ các chất độc gây hại cho cá như Nitrat và Amonia. Những chất này được sản sinh thường xuyên từ chất thải của cá. Trong lưới lọc sinh học sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các chất độc hại có trong nước do đó cần phải kiểm tra và thay lưới lọc 2 tuần một lần để đảm bảo nước trong bể cá cảnh luôn được sạch.
Thay nước cho bể cá
Kinh nghiệm các dân chơi cá kiểng lâu năm khi thay nước đó là sử dụng ống nhỏ để hút khoảng 1/3 nước trong bể cá kèm các chất thải và cặn bẩn có trong hồ. Sau đó thay vào bằng nước sạch. Nếu là nước máy cần phải xử lý trước khi cho vào bể.
Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh:
- Đổ nước máy vào thùng, chậu, để lắng và phơi ngoài trời nắng trong 24h để loại bỏ Clo.
- Cũng có thể xử lý nươc máy để nuôi cá cảnh bằng cách sử dụng dung dịch khử Clo với liều lượng khoảng 4 giọt cho 10 lít nước.
Khi nay nước vào bể cá cảnh không được đổ mạnh mà phải làm một cách chậm rãi để không làm chất bẩn nằm bên dưới bị khuấy động gây đục bể cá. Trong quá trình thay nước cũng nên vệ sinh bể bằng cách sử dụng cọ để cọ sạch các mặt của bể và cát sỏi bung bẩn. Nhặt sạch rác thải, và cắt tỉa thực vật thủy sinh trong hồ đồng thời tách riêng cá bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang cả đàn cá.
Nuôi cá dọn bể
Cá dọn bể hay cá lau kiếng khi nuôi trong bể sẽ giúp làm sạch bề mặt của bể các cảnh, đặc biệt là đối với bể kính vì chúng có thể ăn rong, rêu và tạo độc hại bám trên đó. Không chỉ sạch bể, cá dọn bể còn có thể nuôi làm cảnh với nhiều màu sắc khác nhau, góp phần làm dẹp cho bể cá cảnh của bạn.
Những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục vẫn khỏe mạnh
Việc chọn lựa những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục rất hữu ích và quan trọng đối với những người mới tập chơi cá cảnh chưa có kinh nghiệm vì không phải loại bể nào cũng có thể lắp được sủi oxy.
Thông thường khi mới bắt đầu, nên lựa chọn các loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi để tiện cho chăm sóc và vệ sinh, thay nước. Độ hòa tan của oxy trong nước ngọt cao hơn nước biển do đó các loài cá cảnh nước ngọt có thể hô hấp thoải mái mà không cần sủi oxy.
Cùng điểm qua một số loại cá nước ngọt dễ nuôi không cần oxy sục.
1. Cá bảy màu
Cá bảy màu là loài cá cảnh dễ nuôi nhất, chúng có sức sống cực kỳ mạnh mẽ. Với hình dạng nhỏ nhắn xinh xắn, kích thước chỉ từ 2,5 đến 4,5 cm khi trưởng thành, cá bảy màu sở hữu chiếc đuôi như hình quạt rẽ lả lướt với những màu sắc sặc sỡ đan xen.
Cá bảy màu Grass
Khả năng sống tốt trong nước ngọt, sinh sản nhanh, chăm sóc đơn giản, giá rẻ và đặc biệt là vẻ đẹp của cá bảy màu làm cho chúng trở thành một trong những loại cá dễ nuôi nhất được rất nhiều người lựa chọn nuôi cảnh.
Các loại cá bảy màu đẹp nhất đã được lai tạo thành công:
- Cá bảy màu Grass: Đuôi có hình hoa văn với các đốm li ti
- Cá bảy màu Snake: Đuôi hoặc cả đuôi và thân có hoa văn như da rắn
- Cá bảy màu Lace: Đuôi có hoa văn hình ren
- Cá bảy màu Mosaic: Đuôi hoặc cả đuôi và thân khảm hoa văn với các mảng lớn chia ra từng phần
- Cá bảy màu Galaxy: thân và đuôi có màu sắc và hoa văn gần giống nhau tuy nhiên phần thân sẽ nhạt hơn. Hoa văn đứt đoạn, không chia ra từng mảng như Mosaic.
Cá bảy màu snake
Cá bảy màu có tuổi thọ trung bình 2,5 năm, tuy nhiên do khả năng sinh sản rất mạnh nên bạn không cần lo lắng vì tuổi thọ quá ngắn. Thức ăn cho cá bảy màu cũng tương đối đơn giản có thể dùng trùng chỉ, thức ăn tổng hợp cho cá hoặc ruột bánh mì. Nhưng cần lưu ý cá bày màu ăn rất ít đo đó cần cho ăn lượng vừa phải tránh thức ăn thừa làm bẩn nước trong bể cá.
Cá bày màu Lace
2. Cá ngũ vân
Không sở hữu vẻ bề ngoài và màu sắc sặc sỡ, bóng bẩy như cá bảy màu, cá ngũ vân là loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục, đẹp giản dị một cách tự nhiên với 5 sọc màu đen trên thân.
Cá ngũ vân
Những người mới tập nuôi cá cảnh cũng thường lựa chọn cá ngũ vân để góp phần làm phong phú thêm cho bộ sưu tập cá cảnh của mình. Tuy nhiên cần lưu ý khi có cá đẻ trứng cần vớt cá ngũ vân ra nuôi riêng vì chúng có thói quen xấu là ăn trứng.
3. Cá sặc gấm
Với thân hình có dạng oval, màu sắc đa dạng, trên thân có những chấm óng ánh màu lam hoặc lục xếp thành hàng ngay ngắn tạo cho cá sặc gấm có vẻ đẹp cuốn hút người chơi cá cảnh. Không những vậy cá sặc gấm còn tạo ấn tượng với khả năng sống tốt trong điều kiện môi trường nước “nghèo” oxy. Vì vậy chúng rất thích hợp cho người mới chơi cá cảnh muốn tìm loại cá cảnh đẹp dễ nuôi không cần bơm tạo oxy.
Sặc gấm là loài cá dễ nuôi và thân thiện với nhiều giống cá cảnh khác
Cá sặc gấm rất hiền nên có thể nuôi cùng các loại cá cảnh khác trong bể kính, hồ xi măng, bể thủy sinh,… Đến mùa sinh sản cần tách cá sặc cái ra vì có thể bị cá sặc đực tấn công đến chết sau khi sinh xong. Thức ăn dành cho cá sặc có thể là trùng chỉ, vi sinh vật trong nước, thức ăn tổng hợp cho cá,…
4. Cá la hán
Cá la há có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phổ biến và lan rộng đến các nước châu Á kể từ năm 2001. Hình dạng của cá la hán đặc thù bởi màu sắc lấp lánh cùng chiếc đầu gù to rất ngộ nghĩnh. Chiếc gù trên đầu cá la hán chỉ xuất hiện khi cá đã trưởng thành và đó là gen di truyền không thể thay đổi, đó cũng chính là tiêu chí để định giá.
Cá la hán có gù trên đầu
Sức sống của cá la hán rất tốt, chịu được môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên nên nuôi cá la hán trong nước sạch có độ pH từ 5 – 7, nhiệt độ giữ ở mức 21 – 30oC để đảm bảo sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Tuổi thọ của cá la hán cũng khá dài có thể sống trên 10 năm, từ lúc trưởng thành đến khi có khả năng sinh sản mất khoảng 1 năm. Trong quá trình nuôi cá la hán cần giữ môi trường nước ở mức ổn định bằng cách thay nước 1lần/tuần. Để tránh làm thay đổi độ pH đột ngột, mỗi lần thay nước chỉ nên thay ½ lượng nước của bể.
Thức ăn dành cho cá la hán có thể bao gồm thưc ăn tươi sống và thức ăn chế biến. Nên chia làm nhiều lần ăn trong ngày với lượng thức ăn vừa phải để tránh làm ô nhiễm môi trường nước trong bể cá.
Trên đây là một số loài cá cảnh dễ nuôi dành cho những người yêu thích động vật. Nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc nhưng vì yêu thích động vật thì đây là những gợi ý tốt nhất cho các bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi ủng hộ!
5 loại cá cảnh dễ nuôi nhất có hình dáng và màu sắc đẹp
Những loại cá cảnh dễ nuôi, không đòi hỏi quá trình chăm sóc tỉ mỉ, màu sắc và hình dạng đẹp chính là lựa chọn tốt nhất cho những người mới bắt đầu nuôi cá cảnh.
Người sưu tập cá cảnh luôn muốn sở hữu những loại cá cảnh quý hiếm, độc nhất. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng dễ chăm sóc, nếu thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi cá cảnh, không biết cách chăm sóc thì những chú “cá cưng” của các “dân chơi” cá cảnh rất dễ đột tử.
Với những loại cá giá trị thấp thì không sao nhưng có những loại cá cảnh với giá trị hàng triệu hoặc vài chục triệu, nếu chẳng may bị chết sẽ là điều vô cùng đau buồn đối với chủ nhân của nó và tạo ra tâm lý chán nản, sẽ sớm từ bỏ thú tiêu khiển nuôi cá cảnh.
Do đó đối với những người mới tập nuôi cá cảnh tốt nhất nên lựa chọn những loại cá cảnh đẹp dễ nuôi. Vừa có thể thỏa thú vui tiêu khiển của mình, vừa không phải lo lắng vì tốn thời gian, công sức chăm sóc cho chúng.
Nếu chưa biết loại cá cảnh nào dễ nuôi bạn có thể tham khảo các loại dưới đây.
1. Cá ba đuôi
Có thể nói cá ba đuôi hay còn có tên gọi là cá vàng ba đuôi, là loại cá khá phổ biến trong bể cả cảnh của những người mới tập chơi cá cảnh vì hình dạng bắt mắt và dễ dàng chăm sóc.
Cá ba đuôi
>>>>Xem thêm: Những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy sục liên tục vẫn khỏe mạnh
Môi trường sống của cá ba đuôi cũng không đòi hỏi quá cao, chỉ cần thường xuyên thay nước sạch, hạn chế dùng nước máy vì trong đó chứa những hợp chất diệt khuẩn còn đọng lại không tốt cho sự sống của cá như Clo, Magie,…
Thức ăn sử dụng cho cá ba đuôi cũng khá đơn giản có thể mua tại các cửa hàng cá cảnh. Tuy nhiên cần phải lựa chọn những loại sạch sẽ, có nguồn gôc xuất xứ rõ ràng.
Tuổi thọ của cá ba duôi cũng khá dài từ 5 – 6 năm. Cá ba đuôi từ 2 năm trở đi sẽ mọc u trên đầu nhiền rất đồ sộ và đẹp, đây cũng là một trong những lý do những tay chơi cá kiểng lựa chọn cá ba đuôi.
Cá ba đuôi nuôi lâu sẽ mọc u trên đầu rất đẹp
2. Cá đuôi kiếm
Đúng với tên gọi của mình cá đuôi kiếm sở hữu chiếc đuôi rất dài so với có thể, có hình dạng giống như một thanh kiếm sắc nhọn. Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh đẹp dễ nuôi được nhâp vào Việt Nam từ những năm 50. Hiện nay cá đuôi kiếm phổ biến với 3 loại:
- Cá đuôi kiếm đỏ: Thân có màu đỏ, kiếm dài màu đỏ có thể có vệt đen ở viền
- Cá đuôi kiếm xanh: Lưng màu xanh thẫm, kiếm có màu hồng hoặc xanh
- Cá điêm kiếm đen: Toàn thân có màu đen long lanh ánh kim.
Cá đuôi kiếm dễ nuôi với chiếc đuôi hình kiếm dài
Có thể tìm thấy cá đuôi kiếm ở những vùng châu phi và châu mỹ. Môi trường sống của chúng là những nơi nước ngọt có độ pH từ 7,0 – 8,3.
Khi trưởng thành, chiều dài của cá đuôi kiếm có thể đạt từ 3 – 6 cm. Cá đực có chiếc đuôi hình kiếm dài, đẹp để thu hút các con cái trong mùa giao phối. Nên tách riêng khoảng 2 – 3 cá mái và 1 cá trống trong mùa giao phối do cá đuôi kiếm trống rất hay đánh nhau để giành bạn tình.
Thức ăn cho cá đuôi kiếm có thể là giun chỉ, ruột bánh mì, thức ăn tổng hợp dạng viên cho cá cảnh,…
3. Cá chép Nhật (cá Koi)
Sẽ cảm thấy cực kì thư giãn nếu bạn có thể ngồi thưởng thức một tách trà nóng và ngắm nhìn đàn cá chép Nhật bơi thướt tha trong hồ bên cạnh vào mỗi buổi sáng.
Cá Koi Kohaku rất đẹp và giá trị cao
Cá chép Nhật có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người Nhật nghiên cứu lai tạo trở thành giống cá Koi có màu sắc đẹp với màu chủ đạo kèm những mảng màu như các hình xăm. Người Nhật quan niệm những mảng màu trên mình cá Koi sẽ đem lại nhiều điều may mắn.
Những gam màu chính của cá Koi bao gồm:
- Vàng pha đen: Ki Utsuri
- Trắng pha đen: Utsurimono
- Đen pha trắng: Shiro Bekko
- Trắng pha đỏ: Kohaku
- Trắng pha đỏ, đen: Showa Sanken
- Vàng kim, bạch kim: Kinginin
- Xám bạc: Asagi
Giá cả của cá Koi cũng rất cao khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu 1 con. Trong một cuộc đấu giá cá Koi diễn ra tại trang trại cá Saki ở Hiroshima, Nhật Bản, một chú cá Koi thuộc loại Kohaku đã được bán với mức giá kỷ lục là 203 triệu Yên tương đương với gần 42 tỷ đồng Việt Nam.
Môi trường sống của cá Koi cũng không yêu cầu quá cao. Chỉ cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Độ pH: 7 – 7.5
- Nhiệt độ 20 – 270C
- Hàm lượng Oxi tối thiểu 2,5mg/L
Cần lưu ý không nên thay nước toàn bộ hồ cá koi trong 1 lần mà phải thay từ từ để tránh tính trạng gây sock cho cá. (Cách 2 ngày thay một nửa nước trong hồ)
4. Cá hồng két
Màu sắc sặc sỡ cùng hình dáng ngộ nghĩnh đáng yêu với mắt to tròn, miệng rộng xinh là những đặc điểm khiến mọi người thường muốn thêm cá hồng két và bộ sưu tập cá cảnh của mình.
Xuất hiện tại thị trường cá cảnh Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ XIX qua quá trình nuôi, chăm sóc và lai tạo, hiện nay cá hồng két đã trở thành một trong những loài cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất trong giới chơi cá cảnh. Có 3 chủng loại phổ biến là cá hồng két King Kong, cá hồng két đuôi tim và cá hồng két xăm.
Cá hồng két hình dáng ngộ nghính và màu sắc sặc sỡ
Cá hồng két được nuôi trong bể kính là chủ yếu vì vẻ đẹp và màu sắc được bộc lộ rõ nét nhất. Môi trường sống cần đảm bảo nước có độ pH từ 6 – 8, nhiệt độ từ 21 – 28oC.
Là loài ăn tạp nên thức ăn sử dụng cho cá hồng két có thể là tép bò, trùng chỉ, thức ăn dạng viên, thịt bò, thịt heo bằm nhỏ,…
5. Cá đá (cá betta)
Nổi tiếng với vẻ đẹp đến từ bộ vi (vây) dài lộng lẫy màu sắc sặc sỡ như chiếc váy phủ quanh thân, cá Đá được nhiều người lựa chọn để nuôi cảnh. Bên cạnh đó loại cá này rất “máu chiến” do đó cũng được sử dụng trong các cuộc tỷ thí chọi cá.
Cá đá sở hữu bộ vi lộng lẫy
Cá đá xuất xứ từ giống cá betta của Thái Lan và sau đó được cả thế giới biết đến. Hiện nay đã phát hiện ra 4 loài cá betta hoang dã trong tự nhiên là betta splendens, betta imbellis, betta mahachaiensis và betta smaragdina. Tuy nhiên các loài hoang dã không có màu sắc sặc sỡ và vây đẹp như những loài lai tạo.
Những loại cá đá được lai tạo và phổ biến trên thế giới:
- Crowntail: Vây tưa
- Combtail: Vây lược
- Veitail: Vây đuôi rủ xuống không đối xứng
- Half-moon: vây đuôi mở rộng
- Double tail: hai đuôi, vây lưng dài
- Delta tail: Đuôi rộng và sắc cạnh
- Fantail: Đuôi hình quạt
Một chú cá đá Fantail
Có thể nói cá đá là loại cá cảnh đẹp dễ nuôi nhất hiện nay dành cho các dân chơi mới tập nuôi cá cảnh. Chỉ cần một chiếc hũ thủy tinh là đã đủ không gian sống dành cho chúng. Nuôi cá đá mỗi con một hũ thủy tinh, không nuôi chung với nhau vì chúng sẽ đánh nhau.
Thức ăn của cá đá gồm trùng chỉ, bọ gậy, thức ăn tổng hợp dạng viên có nguồn gốc từ thịt, tôm,… Tuyệt đối không được cho ăn các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật sẽ làm cá chết.