chim bồ câu bay vào nhà
Thú cưng khác

Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?

Chim bồ câu bay vào nhà tốt hay xấu và báo điềm gì cho gia chủ? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi thấy chim bay vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã về hiện tượng này.

1. Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?

Chim bay vào nhà là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống và thường thấy ở vùng nông thôn. Đặc biệt đối với những ngôi nhà ở gần đồng ruộng hoặc nơi có nhiều cây cối thường xuất hiện chim bay về làm tổ. Theo quan niệm tâm linh, hiện tượng chim bay vào nhà sẽ mang theo những điềm báo cụ thể, đó có thể là điềm báo tốt lành, nhưng cũng có thể là điềm báo xui xẻo.

Với chim bồ câu được biết đến là một biểu tượng đẹp và tại nhiều nước trên thế giới coi loài chim này là một con vật biểu hiện sự tự do, anh lành. Trong những từ điển tử vi cho biết, đây là một loại chim linh thiêng có thể chống lại các linh hồn ma quỷ và xua đuổi đi những điềm dữ.

Do đó, chim bồ câu bay vào nhà có thể báo điềm tốt lành và mang lại nhiều may mắn cho gia đình, có nhiều khả năng đó là một điềm giàu sang thịnh vượng. Đặc biệt, nếu có 2 chú chim bồ câu bay vào nhà bạn thì có thể đây là một điềm báo trong năm nhà bạn sẽ có hỷ hoặc có tiệc vui trong gia đình.

Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?

Trong trường hợp có nhiều con chim bồ câu kéo đến làm tổ thì bạn nên nuôi chúng, không nên phá tổ đuổi chúng đi hay bắt giết làm thịt chúng. Bởi đây là một điềm báo rất may mắn, đem đến cho gia đình bạn niềm hạnh phúc, nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, không phải chim bồ câu nào bay đến nhà cũng mang lại nhiều điềm may mắn, nếu có chim bồ câu trắng đang bay bỗng dưng rơi chết trước nhà bạn thì đây là một điềm dữ, là một dấu hiệu mang đến sự chết chóc và bất hạnh. Hoặc nếu chim bồ câu bay lượn quanh nhà bạn thì đây cũng là một điềm báo không vui tới gia đình bạn.

Giải mã giấc mơ thấy chim bồ câu

Theo quan niệm dân gian, giấc mơ về chim bồ câu thường được coi là một điềm báo của sự tốt lành, may mắn trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, giấc mơ về chim bồ câu còn là thông điệp và sự phù trợ của thần linh. Điều này cũng nhắc nhở bạn nên buông bỏ những thù hận và suy nghĩ tiêu cực trong lòng để hướng đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng tùy theo giấc mơ mà bạn gặp mà sẽ tượng trưng cho những điềm báo khác nhau.

Mơ thấy chim bồ câu trắng

Giấc mơ này báo hiệu rằng bạn sẽ gặp được may mắn trong tình yêu, tình bạn và các mối quan hệ khác. Nếu như bạn mơ thấy bồ câu trắng đáp xuống người thì đây là dấu hiệu bạn sẽ có quý nhân phù trợ. Thế nhưng nếu chú chim chỉ đáp trong chốc lát rồi lại bay đi thì điều này nói lên rằng mọi nguy cơ của bạn đã được xóa bỏ.

Còn nếu bạn mơ thấy hình ảnh Đức Phật hay Đức Chúa giải phóng con chim bồ câu trắng thì thông điệp bạn sẽ nhận được là sự phù trợ và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Nằm mơ thấy chim bồ câu xây tổ 

Đây là giấc mơ báo hiệu cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc và vui vẻ. Giấc mơ cũng cho biết mong muốn của bạn được về nhà, đoàn tụ bên gia đình của mình, đồng thời cũng nhắc nhở bạn nên quan tâm và chăm sóc người thân của mình nhiều hơn. Ngược lại, nếu bạn mơ thấy chim bồ câu non rời tổ thể hiện rằng bạn đã sẵn sàng đối diện với những thử thách trong cuộc đời.

chim bồ câu bay vào nhà
Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?

Xem thêm: Chim bồ câu ăn gì? Những điều cần lưu ý khi nuôi chim bồ câu

Mơ thấy trứng chim bồ câu

Khi nằm mơ thấy trứng chim bồ câu trong tổ thường là điềm báo về tiền bạc. Nếu quả trứng bồ câu đó bị vỡ sẽ báo hiệu những điều gây thất vọng sẽ đến, ngược lại nếu thấy chim từ trong trứng nở ra thì lại cho biết bạn sẽ có những niềm vui từ tình cảm hay tiền bạc nhưng nó sẽ đến hơi trễ so với mong đợi của bạn.

Mơ thấy chim bồ câu bị thương 

Giấc mơ này là lời cảnh báo sẽ có những điều lo lắng đang đến với bạn, nó có thể liên quan đến cuộc sống hoặc chuyện tình cảm cũng sẽ không được bình yên và hạnh phúc như trước.

Mơ thấy chim bồ câu bay trong mưa hoặc bị tấn công

Trong giấc mơ mà bạn thấy chim bồ câu bay trong trời mưa là báo hiệu rằng bạn sẽ gặp phải những sóng gió trong cuộc đời. Nhưng nếu bạn mơ thấy chim bồ câu bị giết chết là ám chỉ bạn sắp gặp điều nguy hiểm do sự chủ quan của mình. 

Bên cạnh đó, giấc mơ thấy chim bồ câu bị tấn công ngụ ý bạn sẽ gặp phải rắc rối bởi một số tin đồn hay bị người khác hãm hại. Điều đó sẽ khiến cho bạn căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài. 

Mỗi giấc mơ thấy chim bồ câu ở các tình huống khác nhau cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Nhìn chung, giấc mơ về chim bồ câu thường là giấc mơ may mắn và bạn không phải quá lo lắng khi mơ thấy giấc mơ xấu, bởi các sự việc xảy ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. 

2. Mơ thấy chim bồ câu bay vào nhà đánh số mấy?

Khi mơ thấy chim bồ câu bạn nên chọn các cặp số may mắn 02 – 22- 32. Đây là cặp số được các chuyên gia nghiên cứu và dự đoán. Tuy nhiên, những con số này sẽ mang lại may mắn cho bạn nếu giấc mơ đó bạn thấy hình ảnh chim bồ câu chung chung. Ngoài ra, tùy thuộc vào chi tiết, bối cảnh trong giấc mơ mà sẽ có những con số khác nhau cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các dãy số sau:

  • Nằm mơ thấy bồ câu màu đen thì đánh số 34 – 75. 
  • Nằm mơ thấy bồ câu màu trắng là số 71 – 88. 
  • Mơ thấy bồ câu màu đỏ nên đánh số 54 – 64.
  • Giấc mơ thấy chim bồ câu bị chết là số 50 – 67. 
  • Mơ thấy bồ câu bay vào nhà thì đánh số 13 – 30. 
  • Nằm mơ thấy bồ câu bị mổ thịt nên đánh số 10 – 04. 
  • Ngủ mơ thấy bạn ăn thịt chim bồ câu đánh số 38 – 56. 
  • Mơ thấy bồ câu đang bay là số 60 – 98. 

Mỗi giấc mơ sẽ có những con số khác nhau, cùng với đó nó đem đến cho bạn những điềm báo liên quan đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của bạn. Hãy tìm hiểu và giải mã chi tiết thú vị về giấc mơ thấy chim bồ câu của bạn nhé. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không phải lúc nào bạn mơ thấy chim bồ câu cũng xảy ra những sự việc như vậy.

Tổng hợp

chim bồ câu ăn gì
Thú cưng khác

Chim bồ câu ăn gì? Những điều cần lưu ý khi nuôi chim bồ câu

Chim bồ câu ăn gì? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi có ý định nuôi chim bồ câu tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế.

  1. Cách chọn giống chim bồ câu

Chim bồ câu là một giống vật nuôi quen thuộc được nhiều người lựa chọn bởi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chim bồ câu siêu thịt có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, chi phí nuôi khá thấp có giá trị kinh tế cao. 

Chim bồ câu có rất nhiều loại từ giống Pháp, Nhật, Hà Lan…Tùy vào điều kiện cũng như sự đầu tư mà lựa chọn loại giống nào tốt nhất. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo tất cả các yêu cầu sau: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật và nhanh nhẹn. 

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý chọn con trống thường to hơn con mái, đầu thô, có phản xạ gù mái và khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Ngược lại, con mái có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc còn nhỏ rất khó để phân biệt, do đó, bạn nên mua loại từ 4-5 tháng tuổi.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong thời gian 5 năm, tuy nhiên, sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản của chúng sẽ giảm đi. Vì vậy, các bạn nên thay chim bố mẹ mới sau khoảng 3 năm nuôi. Nếu quy trình nuôi tốt thì sau 4 – 5 tháng, bồ câu sẽ bắt đầu sinh sản lứa đầu tiên, mỗi lứa đẻ 2 trứng. 

Sau khoảng 16 – 18 ngày ấp trứng thì chim con sẽ nở và chúng sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim non sau khoảng 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì có thể tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Theo đó, 1 cặp bồ câu bố mẹ mỗi năm có thể đẻ ra 17 cặp bồ câu con.

chim bồ câu ăn gì
Chuồng nuôi chim bồ câu

2. Cách làm chuồng nuôi chim bồ câu

Đầu tiên, bạn cần phải tính toán số lượng nuôi để làm chuồng nuôi chim bồ câu một cách hợp lý. Thông thường, trung bình cứ khoảng 1 – 2m sẽ dùng nuôi một cặp chim. Các gia đình có thể tận dụng các trại cũ, nhà cũ, chuồng gà hay chuồng lợn bỏ không để nuôi chim bồ câu. Dùng lưới B40, lưới cước hoặc lưới mắt cáo vây kín xung quanh để chim không thể bay ra ngoài. Bạn cũng nên vây thêm hoặc xây thêm một khoảng không gian bên ngoài để làm chỗ cho chim tắm nắng.

Nếu làm chuồng bạn nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó đan lại thành phên. Chuồng nuôi chim bồ câu phải đảm bảo các yếu tố như có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Đồng thời tránh gió lùa vào mùa đông, tránh ồn ào và tránh sự xâm nhập của chó, mèo, chuột bắt chim non.

Chuồng nuôi chim thường được chia làm 3 – 4 tầng và chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim với chiều cao 50cm, chiều sâu 40cm và chiều rộng 40cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ, trong đó 1 ổ để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên và 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào hoặc có thể để thông thoáng.

3. Chim bồ câu ăn gì?

Nếu bạn đang băn khoăn chim bồ câu thích ăn gì nhất thì câu trả lời chính là ngũ cốc, gồm các loại hạt như lúa, ngô, gạo, cao lương, bo bo, kê, các loại đậu… Các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm:

  • Thức ăn chính: Với hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn chính. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, các bạn cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc hoặc mối mọt để bồ câu không bị bệnh.
  • Thức ăn phụ các bạn có thể bổ sung cho chim bồ câu là các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành… do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao. Sẽ rất tốt nếu bạn rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn.
  • Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho chim bồ câu nhưng cát sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Các bạn có thể trộn chung sạn sỏi nhỏ với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.
chim bồ câu ăn gì
Chim bồ câu ăn gì?

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC CHÀO MÀO THAY LÔNG XONG VẪN GIỮ LỬA

4. Nhu cầu dinh dưỡng của chim bồ câu

Để có thể biết được chim bồ câu ăn gì thì người nuôi cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của loài chim này, từ đó lựa chọn được nguồn thức ăn phù hợp nhất. Về cơ bản, các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho một con chim bồ câu trong thời gian sinh sản như sau:

  • Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cần đạt mức 3000 calo trên mỗi kilogam thức ăn.
  • Protein thô cần đạt 14% tổng khối lượng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Canxi cần có khoảng 2.5% mới đạt yêu cầu.
  • Một số thành phần khác như photpho, nacl, methionine, lysine…

Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chim. Khi nuôi chim bồ câu, việc bạn cung cấp thêm các chất vitamin là điều rất có ích, đặc biệt là chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản hoặc chim bồ câu nhỏ. 

5. Cách chăm sóc chim bồ câu

Các bạn có thể tham khảo cách chăm sóc chim bồ câu như sau;

Cách phối trộn thức ăn:

+ Thức ăn chính: 25 – 30% đậu đỗ và 70 – 75% ngô, thóc hoặc gạo. Thức ăn chính luôn phải có sẵn trong máng.

+ Thức ăn bổ sung: 85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10% sỏi. Nên để một lượng vừa phải thức ăn bổ sung, tránh tồn đọng thức ăn lâu ngày sẽ bị biến chất.

Chế độ ăn: Có thể cho chim bồ câu ăn 2 – 3 lần trong ngày. Nên cho chim ăn vào giờ cố định để tạo thói quen cho chim. Thông thường, trong 1 ngày bạn hãy cho chim ăn 2 lần vào 7h – 8h giờ sáng và 2h – 3h giờ chiều. Đối với chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi, các bạn có thể tham khảo lượng thức ăn như sau:

+ Khi nuôi con: 125 – 130g thức ăn/đôi/ngày.

+ Không nuôi con: 90 – 100g thức ăn/đôi/ngày.

Nước uống: Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Do đó, bạn cần đảm bảo máng nước luôn đầy nước sạch và được thay hàng ngày. Bên cạnh đó bạn cũng phải thường xuyên cọ rửa máng uống. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết. 

Phòng bệnh

Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, tuy nhiên, nếu bạn nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh cần phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ, luôn phải giữ sạch sẽ.


Tổng hợp

Kỹ năng

Bí quyết học cao đẳng ngôn ngữ Trung

Cao đẳng ngôn ngữ đang trở thành một ngành hot trong các trường đại học cao đẳng. Nhưng không phải ai cũng lựa chọn được phương pháp học tập đúng đắn cho mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết học cao đẳng ngôn ngữ Trung

Bí quyết học cao đẳng ngôn ngữ Trung

Thực sự đam mê

Ngày nay có rất nhiều người học ngành cao đẳng tiếng Trung nhưng không phải ai cũng học vì đam mê chân chính. Có hai dạng người học ngôn ngữ gồm một dạng là vì đam mê thực sự. Còn có người học vì phong trào, học vì thích thể hiện, hay đơn giản là khoa ngôn ngữ có rất nhiều bạn gái xinh…

Học cao đẳng ngôn ngữ Trung muốn thành công bắt buộc bạn phải có đam mê, làm bất cứ việc gì muốn thành công phải xuất phát từ chính đam mê, sở thích của mình. 

Xác đinh rõ động cơ mà mục tiêu của mình

Bí quyết học cao đẳng ngôn ngữ Trung

Nhiều người học cao đẳng ngôn ngữ Trung nhưng bạn hoàn toàn không biết học ra làm gì? Học như thế nào? Học nhằm mục đích gì? Bạn cần xác định rõ điều này, học để xin việc tốt hơn, hay học để nâng cao trình độ tiếng Trung, hay học để thay đổi một công việc với mức lương hấp dẫn hơn, hay học để đi du học, để thăng chức…

Một khi đã xác định được động cơ của mình bạn sẽ tự đặt ra được mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Nên học như thế nào, đặt ra thời khóa biểu, mỗi ngày mỗi tuần học được bao nhiêu kiến thức. 

Tiếp xúc với môi trường tiếng Trung, giao lưu kết bạn với người Trung

Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là tạo một môi trường tiếng Trung thường xuyên. Tiếp xúc càng nhiều với môi trường tiếng Trung sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Trung một cách hiệu quả. 

Bên cạnh đó bạn có cơ hội giao lưu học hỏi kết bạn bốn phương sẽ là cơ hội rộng mở để bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán cũng như con người bản xứ. Đây cũng chính là lợi thế của các bạn học cao đẳng ngôn ngữ Trung

Biến việc học tiếng Trung thành thói quen hằng ngày

Bí quyết học cao đẳng ngôn ngữ Trung

Học cao đẳng tiếng Trung hay cao đẳng ngôn ngữ Trung đều đòi hỏi bạn phải có tính tự giác, chăm chỉ và kiên trì. Tiếng Trung là một thứ ngôn ngữ tượng hình rất khó học, nên học ngày một ngày đôi không thể khiến bạn giỏi ngay, thậm chí bạn phải mất cả năm trời chỉ để học thuộc bảng chữ cái và các từ vựng. 

Hãy thường xuyên luyện tập tiếng Trung hằng ngày, bạn hãy “bơi trong tiếng Trung” thì đến một thời điểm nhất định việc học nó không còn khó khăn như lúc ban đầu bạn mới tiếp xúc với nó. Hằng ngày bạn nên luyện tập từ vựng tiếng Trung theo từng chủ đề gia đình, học tập, công việc, các vật dụng trong nhà… sẽ khiến bạn ghi nhớ được một cách hệ thống và hiệu quả hơn. Hãy tự tin giao tiếp trước gương, luyện nghe thông qua các bài hát các bộ phim youtube… 

Như vậy, có rất nhiều chia sẻ về kinh nghiệm học cao đẳng ngôn ngữ Trung cho hiệu quả. Hi vọng bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp với bản thân để mang đến sự thành công cao hơn mong đợi, giúp bạn thỏa sức thực hiện đam mê ngoại ngữ của mình. 

Kỹ năng

Tìm hiểu về khối A1 gồm những ngành nào 2016?

Khối A1 là khối thi mở rộng được tách ra từ khối A truyền thông bao gồm 3 môn thi chính là Toán – Vật Lý – Tiếng Anh. Khối A1 dành cho các thí sinh không được học tốt môn Hoá rất phù hợp với những ngành học như: tài chính, kinh tế…. Vậy khối A1 gồm những ngành nào 2016? 

Ban tư vấn Trường Cao đẳng Tiếng Anh sẽ tổng hợp lại các ngành 2016 để thí sinh có thể nắm bắt được trong quá trình tìm hiểu ngành nghề. 

Khối A1 là gì?

Các môn thi khối A1 bao gồm: Toán, Vật lý và Ngoại ngữ. Đây là khối thi mở rộng từ khối A, thay môn Hoá trong khối A bằng môn tiếng Anh. Mục đích của việc thay đổi này là giúp cho các bạn thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn hơn về ngành nghề và đặc biệt là những bạn học tốt môn tiếng Anh và không học tốt môn Hóa.

Các môn thi trong khối A1 đều được được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng với hình thức thi trắc nghiệm khách quan cho tất cả các bài thi.

Khối A1 gồm những ngành nào 2016?

Được rất nhiều các bạn học sinh lựa chọn nên khối A1 cũng có rất nhiều ngành nghề như: khối ngành kỹ thuật, sư phạm, công nghệ…. Tuy nhiên, nhiều thí sinh còn thắc mắc khối a1 gồm những ngành nào 2016 – Trường Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ sẽ tổng hợp lại như sau: 

Cơ kỹ thuật

Kỹ thuật cơ khí

Kỹ thuật cơ điện tử

Kỹ thuật hàng không

Kỹ thuật tàu thủy

Kỹ thuật nhiệt

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 

Công nghệ kỹ thuật ô tô

Kỹ thuật điện, điện tử

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

Kỹ thuật y sinh

Kỹ thuật máy tính

Truyền thông và mạng máy tính

Khoa học máy tính

Kỹ thuật phần mềm

Hệ thống thông tin

Toán-Tin ứng dụng

Công nghệ thông tin

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

Kỹ thuật vật liệu

Kỹ thuật vật liệu kim loại

Kỹ thuật dệt

Công nghệ may

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

Vật lý kỹ thuật

Kỹ thuật hạt nhân

Quản trị kinh doanh

Kinh tế công nghiệp

Quản lý công nghiệp

Tài chính – Ngân hàng

Kế toán

Kỹ thuật cơ điện tử

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

Kỹ thuật công trình xây dựng

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Kinh tế xây dựng

Quản lý xây dựng

Thông tin học

Quan hệ quốc tế

Việt Nam học

Công nghệ kỹ thuật điện , điện tử

Quản lý công nghiệp

Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa

Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử

Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông

Công nghệ kĩ thuật cơ khí

Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử

Công nghệ sợi, dệt

Công nghệ thực phẩm

Công nghệ sợi, dệt

Quản trị nhân lực

Bảo hiểm

Công tác xã hội

Khí tượng học

Thủy văn

Công nghệ kĩ thuật môi trường (mới)

Kĩ thuật Trắc địa – Bản đồ (mới)

Quản lí đất đai (mới)

Quản lí tài nguyên và môi trường (mới)

Kỹ thuật địa chất

Quản lý biển

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Khí tượng thủy văn biển

Tin học ứng dụng

Công nghệ kĩ thuật Trắc địa

Công nghệ kĩ thuật tài nguyên nước (mới)

Công nghệ kĩ thuật địa chất (mới)

Dịch vụ pháp lý

An toàn thông tin (mới)

Công nghệ đa phương tiện

Quan hệ công chúng

Kinh tế

Quản trị khách sạn

Marketing

Bất động sản

Quản trị nhân lực

Hệ thống thông tin quản lí

Thông tin thống kê

Luật

Toán ứng dụng trong kinh tế

Thống kê kinh tế

Kinh tế tài nguyên

Quản trị kinh doanh học bằng Tiếng Anh (E-BBA)

Bảo hộ lao động

Quan hệ lao động

Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Khoa học môi trường

Hệ thống thông tin

Kinh tế nông nghiệp

Công nghệ chế biến lâm sản

Lâm sinh

Lâm nghiệp đô thị

Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)

Kỹ thuật cơ khí

Công thôn

Khuyến nông

Lâm nghiệp

Công nghệ vật liệu

Luật học

Luật kinh doanh

Sư phạm Toán học

Sư phạm Vật lý

Sư phạm Hóa học

Sư phạm Sinh học

Toán học

Toán cơ

Máy tính và Khoa học thông tin

Vật lý học

Công nghệ kĩ thuật hạt nhân

Khí tượng học

Hải dương học

Hóa học

Công nghệ kỹ thuật hóa học

Hóa dược

Địa lý tự nhiên

Địa chất học

Kỹ thuật Địa chất

Quản lý tài nguyên và môi trường

Sinh học

Công nghệ sinh học

Công nghệ kỹ thuật môi trường

Khọc học chất

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

Giáo dục tiểu học

Công nghệ thiết bị trường học
Đó cũng là những thông tin về khối A1 gồm những ngành nào 2016 – chúc các bạn lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân mình. 

ngành thú y đối với nữ
Kỹ năng

Ngành Thú y đối với nữ có phù hợp không?

Thú y là một ngành học thú vị và đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy ngành Thú y đối với nữ có phù hợp không? Hãy tham khảo thông tin tổng quan về ngành Thú y qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về ngành Thú y

Thú y là ngành nghiên cứu chuyên sâu về bệnh học động vật và có khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán và phòng trị các bệnh cho động vật (động vật hoang dã, động vật cảnh, động vật nông nghiệp). Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.

Chương trình đào tạo ngành Thú y sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh), về ngoại khoa và giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh… 

Theo học ngành này, bạn sẽ có kiến thức và kỹ năng về kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản… Đồng thời có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ nắm vững những kỹ thuật phòng thí nghiệm với công nghệ tiên tiến liên quan chăn nuôi hoặc thú y, vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất dược phẩm và vắc xin thú y…

ngành thú y đối với nữ
Ngành Thú y đối với nữ có phù hợp không?

Xem thêm: Tìm hiểu các ngành đào tạo của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn năm 2019.

Các trường đào tạo ngành Thú y

Hiện nay, ở nước ta có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y, nếu bạn có mong muốn trở thành Bác sĩ Thú y thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Gia Lai

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Trà Vinh
  • Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô

Cơ hội việc làm ngành Thú y

Trước nhu cầu phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, an toàn và sở thích nuôi thú cảnh dần trở nên phổ biến, ngành Thú y ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Do đó, yêu thiên nhiên và bảo tồn nguồn động vật hoang dã đã trở thành tinh thần chung của nhiều quốc gia trên thế giới, ngành Thú y trên thế giới được đầu tư và phát triển mạnh mẽ.

ngành thú y đối với nữ
Ngành Thú y đối với nữ có phù hợp không?

Xem thêm: Những thông tin cần biết về chương trình Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM hiện nay.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:

  • ​Ngành Thú y đối với nữ có thể làm việc tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng khám thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa.
  • Làm việc tại trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
  • Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
  • Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y; các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản.
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành;
  • Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước, như Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…
  • Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.

Ngành Thú y đối với nữ có phù hợp không?

Ngành Thú y là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn hiện nay. Vậy ngành Thú y đối với nữ có phù hợp không?

Ngành Thú y không phân biệt nam hay nữ, bởi để theo đuổi ngành này thì quan trọng là bạn có tấm lòng yêu thương các loài động vật và có sự đam mê với lĩnh vực này. Nếu bạn không phải là một người yêu động vật thì rất khó để theo đuổi ngành học này. Song cùng với quá trình học thì tình yêu đó sẽ lớn dần lên. 

Khi theo học ngành học này, bạn sẽ hiểu hơn về đời sống vật nuôi, sự liên kết giữa vật nuôi và con người cũng như tác động lẫn nhau tạo thành thế giới nhiều màu sắc hơn. Thú y là một nghề chân chính, mang lại sự sống chính vì vậy nó cần được trân trọng và đề cao.

Bên cạnh đó, Thú y là một ngành học rất thú vị, bạn không chỉ được khám phá những điều mới về động vật và thiên nhiên, mà những bài học đó luôn luôn có những giờ học thực tế đi kèm. Ngoài giờ học lý thuyết trên lớp, bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá thiên nhiên với rất nhiều chuyến tham quan, thực hành tại các nông trại chăn nuôi, trung tâm thú y ở nhiều địa phương khác nhau, được đến với những vườn quốc gia, rừng rậm thiên nhiên hoặc các khu bảo tồn động vật hoang dã.

Tổng hợp

dược sĩ thi khối nào
Kỹ năng

Theo học ngành Dược sĩ thi khối nào?

Ngành Dược là một trong những ngành học đang thu hút sự quan tâm đông đảo của giới trẻ hiện nay. Vậy để học ngành Dược sĩ thi khối nào? 

  1. Học Dược sĩ thi khối nào?

Những năm trước đây, các trường đại học và cao đẳng xét tuyển ngành Dược dựa theo điểm thi khối A (Toán, Lý, Hóa) và khối B (Toán, Hóa, Sinh). Tuy nhiên, hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số thay đổi trong phương án tuyển sinh. Theo đó, ngoài những khối xét tuyển truyền thống, Bộ đã mở rộng thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển phụ. Với sự thay đổi trong quy chế tuyển sinh này, các thí sinh cần phải tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh của từng trường cũng như ngành Dược sĩ thi khối nào để có cơ hội trúng tuyển cao.

Cụ thể, ngành Dược xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Hóa – Lý
  • B00: Toán – Sinh – Hóa
  • C08: Văn – Hóa – Sinh
  • D07: Toán – Anh – Hóa

Dựa vào những tổ hợp môn trên, các trường sẽ áp dụng xét tuyển thí sinh với các phương thức khác nhau tùy theo đề án tuyển sinh của từng trường. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia là hình thức tuyển sinh được áp dụng tại tất cả các trường đại học. Ngoài ra, có một số trường cũng xét tuyển đầu vào dựa theo điểm các môn tổ hợp theo kết quả học tập THPT.

Bên cạnh đó, để theo học ngành Dược tại các trường cao đẳng, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, không vi phạm pháp luật và có đủ điều kiện tài chính, có đủ sức khỏe học tập là đã có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào trường.

dược sĩ thi khối nào
Theo học ngành Dược sĩ thi khối nào?

2. Học Dược sĩ học mấy năm?

Những năm gần đây, ngành Dược trở thành một ngành học “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn, bởi cơ hội việc làm rộng mở cùng lương Dược sĩ tương đối ổn định.

Các ngành học liên quan đến chăm sóc sức khỏe có thời gian đào tạo dài và lâu nhất trong tất cả các khối ngành hiện nay. Tùy theo vào chương trình đào tạo của từng trường và hệ đào tạo mà sinh viên theo học ngành Dược sẽ có thời gian học khác nhau. Ví dụ như, thời gian học ngành dược ở trường Đại học Dược Hà Nội là 5 năm, còn học ngành Dược ở trường Đại học Y Hà Nội là 6 năm.

Nhìn chung, thời gian đào tạo ngành Dược hệ đại học kéo dài từ 5 đến 6 năm. Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên ngành Dược sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức về ngành học nhằm đảo bảo chất lượng đầu ra.

Bên cạnh đó, hệ cao đẳng sẽ có thời gian học ngắn hơn so với đại học, sinh viên theo học ngành Dược trình độ cao đẳng sẽ mất từ 2,5 đến 3 năm. Mặc dù các trường cao đẳng dược có thời gian đào tạo hơn nhưng vẫn đảm bảo được chương trình giảng dạy những phần kiến thức chuyên môn trọng tâm và thiên về thực hành nhiều hơn. Nếu theo học ngành Dược tại hệ Trung cấp, bạn sẽ mất từ 2 đến 3 năm để hoàn thành chương trình học và sở hữu tấm bằng tốt nghiệp Trung cấp.

dược sĩ thi khối nào
Theo học ngành Dược sĩ thi khối nào?

3. Ngành Dược sĩ học những môn gì?

Chương trình học ngành Dược tại các trường đại học, cao đẳng sẽ cung cấp cho sinh viên đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết của người công tác ở lĩnh vực ngành Dược để bạn có thể thực hành nghề nghiệp một cách tốt nhất.

Các môn học đại cương

Để tạo tiền đề về đạo đức, tư tưởng cho hoạt động nghề nghiệp về sau, sinh viên ngành Dược sẽ được học các môn cơ sở như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chính trị học; Tin học cơ sở; Tiếng Anh cơ sở, Tâm lý học, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh và các môn học về kỹ năng mềm… Đây là những môn học cơ bản mà bất cứ ngành nghề nào cũng phải học tại các trường đại học, cao đẳng.

Các môn học chung của khối, nhóm ngành

Với ngành Dược học, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cốt lõi về các môn khoa học cơ bản và dược học cơ sở cũng như những kiến thức khoa học công nghệ y dược hiện đại. Tùy thuộc vào chương trình đào tạo cụ thể của mỗi trường mà các môn học cơ sở ngành có thể khác nhau. 

Nhìn chung, sinh viên Dược học sẽ trải qua các môn cơ sở ngành sau: Hóa học đại cương, Sinh học đại cương; Hóa sinh học, Đại số, Giải tích, Vật lý Cơ – Nhiệt; Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ; Sinh lý học, Sinh học phân tử, Miễn dịch học, Xác suất thống kê sinh học, Kỹ thuật Y dược hiện đại, Di truyền học và dược di truyền học, Tin sinh học, Bệnh học đại cương, Sinh lý bệnh – miễn dịch, Vi sinh, Dược động học, Dược học cổ truyền, Sinh phẩm, Kiểm nghiệm thuốc, Bào chế và công nghiệp dược, Mô học, Pháp chế dược, Giải phẫu đại thể…

Các môn học chuyên ngành Dược

Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên sẽ được học các môn học chuyên ngành Dược như: Công nghệ dược phẩm, Công nghệ nano và sản xuất dược phẩm, Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, Công nghệ sinh học, Lý thuyết và Kỹ thuật phân tích dịch sinh học, Khoa học và Công nghệ Dược, Thống kê và thiết kế nghiên cứu trong phát triển thuốc, Phát minh và thiết kế thuốc, Dược xã hội học, Marketing dược, Quản lý cung ứng thuốc, Thiết kế nghiên cứu cộng đồng, Lãnh đạo dược…

Cá cảnh

Cách làm thức ăn cho cá cảnh ngay tại nhà vô cùng đơn giản

Đối với bất kỳ loại cá cảnh nào, việc cung cấp một nguồn thức ăn đảm bảo sẽ giúp cho việc duy trì sức khỏe của cá. Rất nhiều người lựa chọn cách làm thức ăn cho cá cảnh để cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn cho chúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm thức ăn tươi cho cá cảnh.

1. Tìm hiểu về nguồn thức ăn của các loài cá cảnh

Thông thường nguồn thức ăn cho cá cảnh có 2 loại: loại thức ăn tự nhiên và loại thức ăn hỗn hợp.

1.1 Nguồn thức ăn tự nhiên

Thức ăn từ thực vật: Có thể kể đến đó là các loại rong rêu, bèo, rễ cỏ cây, rau xà lách, rau muống … ở các môi trường như sông, hồ, ao, ngòi… Cần phải nghiên cứu kỹ xem loài cá cảnh mà bạn nuôi có thích hợp với loại thức ăn tự nhiên từ thực vật này không, bởi có loại thích, có loại không thích.

Thức ăn từ động vật: Thức ăn tươi cho cá cảnh bao gồm các loại như bọ gậy, hồng trần, thủy trần, cho đến giun đất, giun chỉ, cua đồng, tôm tép, ốc sên … các loại này cùng thường sinh sống ở nước ao hồ, bờ máng, sông ngòi, … không quá khó đến tìm kiếm chúng.

 

1.2 Nguồn thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được chế biến theo tỷ lệ thành bột, hoặc dạng viên từ các nguyên liệu có sẵn như bột cám gạ, bột thóc, bột ngô, đỗ tương, bột sắn, bánh mì …

Bánh mì, cơm: đây có thể nói là loại thức ăn mà cá nào cũng có thể ăn được, tuy nhiên cần dùng ở số lượng vừa đủ và phải đa dạng thức ăn.

Cám hỗn hợp: đây là loại phổ biến dùng cho gia súc gia cầm, và cá cảnh cũng dễ dàng ăn được, người mua cũng dễ dàng tìm kiếm ở các cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, người chơi cá có thể tìm kiếm các loại thức ăn đông lạnh cho cá cảnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn để làm thức ăn cho cá.

2. Cách làm thức ăn cho cá cảnh

Ở dạng viên: bạn dùng các nguyên liêu khô, trộn theo tỷ lệ công thức, cho nước đủ ấm, đảo đều, tạo viên kích thước vừa đủ, phơi nắng bên ngoài trời hoặc sấy khô, sau đó đóng gói cẩn thận và dùng dần.

Ở dạng bột: bao gồm các nguyên liệu như bột ngô, thóc nghiền, bột đỗ tương, cám gạo … để tăng độ kết dính bạn nên cho thêm bột sắn dây. Sau đó nặn và cắt thành từng miếng nhỏ để cho cá ăn. Nếu có thể hãy dùng máy ép tạo thành viên để dễ cho cá ăn hơn.

Bột mịn nấu hoặc ủ men cũng là một gợi ý cho người chơi cá. Chế biến thức ăn lên men, các loại nguyên liệu được nấu chín hoặc trộn đủ ẩm, cấy giống nấm men, ủ kín 3-5 ngày. Có nhiều người thích lựa chọn cách này bởi thức ăn được chế biến theo dạng này thường có mùi thơm, nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và kích thích cá thèm ăn. Khi thức ăn ủ xong chỉ nên dùng trong 2 – 3 ngày bởi chúng thể bảo quản lâu được, dễ biến chất, hỏng gây bệnh cho cá.

3. Cách cho cá ăn đơn giản hiệu quả

Cách cho cá ăn rất quan trọng. Nên để ý đến việc cá thiếu ăn thường ốm yếu, lờ đờ, cơ thể biến dạng, không hào hứng bơi lộn, do đó cần bổ sung dinh dưỡng cho cá hợp lý. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.

Trên đây là cách làm thức ăn cho cá cảnh và cách cho cá ăn đơn giản hiệu quả.

Cá cảnh

Tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những chú cá màu sắc sặc sỡ luôn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Dưới đây là tổng hợp danh sách những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới mà bạn không thể bỏ qua.

1. Cá rồng

Được mệnh danh là ông vua của các loài cá cảnh đẹp nhất thế giới. Cá rồng với vẻ đẹp kiêu sa, uy nghi, hấp dẫn và được nhiều người chơi cá săn đón. Không chỉ chơi cá cảnh trong nhà mà cá rồng còn được nhiều trung tâm du lịch sinh thái, khu vui chơi cố gắng sở hữu.

cá cảnh đẹp nhất thế giới

Cá cảnh đẹp nhất thế giới

Kích thước của chúng từ 60 – 90 cm, nặng hơn 7 kg, thân hình dài dẹt. Do đó cần trang bị bể cá rất to mới có thể chứa chúng, giúp chúng thoải mái bơi lộn và sinh hoạt. Chúng sống thành bầy đàn, hình dáng uy nghi, đẹp mãn nhãn. Theo phong thủy còn cho rằng loài cá rồng đem lại tài lộc cho gia chủ, sự thịnh vượng, xua đuổi tà ma, điềm xấu.

Cũng bởi lý do đó mà nhiều người chơi cá chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu chúng, mức giá có thể từ 7 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước, màu sắc, loại khác nhau.

2. Cá Koi (cá chép Nhật)

Cá Koi là loại cá nước ngọt, với thân hình mảnh mai, thanh thoát mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ung dung, tự tại. Người chơi cá vô cùng thích thú và muốn sở hữu chúng, những đàn cá màu ca, màu trắng biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng, bình an. Mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho mọi người

các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới

Top các loại cá cảnh đẹp nhất thế giới

Loại cái này còn có tên gọi là cá chép Nishikigoi, là loại cá chép được thuần hóa và lai tạo để nuôi làm cảnh. Chúng khá dễ dàng chăm sóc dù trong môi trường khắc nghiệt chúng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Thức ăn của chúng khá đa dạng, phong phú và có có tuổi thọ khá cao so với các loại cá cảnh khác.

3. Cá thần tiên

Cá thiên thần được mệnh danh loài cá đẹp nhất ở rặng san hô. Với màu sắc sặc sỡ, diễm lệ, khả năng uyển chuyển lướt nhanh, chúng được gọi cái tên ưu ái là cá thiên thần. Là loại cá độc lạ và hiếm có nên cá thiên thần được nhiều người săn són và tìm mua.

những con cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những con cá cảnh đẹp nhất thế giới

Loại cá này không thể nuôi trong những bể cá nhỏ bởi đặc trưng riêng của chúng. Chỉ có những người chơi cá chuyên nghiệp mới sẵn sàng chi trả những khoản tiền lớn và các chi phí kèm theo để có thể chăm sóc chúng. Thức ăn của chúng là tảo biển và vụn hữu cơ, cần có cách chăm sóc đặc biệt và cẩn thận để duy trì sự sống cho chúng.

4. Cá trạng nguyên (Mandarinfish)

Cá trạng nguyên có bộ vây khá sặc sỡ đến từ vùng Đông Nam Thái Bình Dương và ở phía bắc của Australia dưới những rặng san hô kín đáo. Chúng sống và ăn các vi sinh vật ở các rặng san hô, thức ăn có thể là thức ăn tươi sống. Nếu muốn nuôi chúng trong bể cá thì cần phải bỏ đá vào trong bể trước khi thả cá 1 tháng.

những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Cá trạng nguyên ban ngày thường ẩn nấp, ban đêm mới ra đi kiếm bạn tình. Cá trạng nguyên có thể trạng khá tốt, có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với nhiều loại cá khác.

5. Cá Phượng Hoàng

Cũng là một trong những loại cá được nhiều người săn tìm bởi chúng khá đa dạng màu sắc và chủng loại. Chúng là một loài cá đặc hữu tự nhiên của lưu vực sông Orinoco, ở các savan của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Thức ăn chủ yếu của loại cá này là trùn chỉ, côn trùng nhỏ, thức ăn viên, loăng quăng, …chiều dài cơ thể từ 5 – 7 cm. Chúng cũng thường sống theo đàn, bao gồm bố mẹ và các con, khi sinh sản, đẻ trứng dính lên cá thể được dọn sẵn, trứng và cá con được bố mẹ chăm sóc.

những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Những loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Trên đây là một số loại cá cảnh đẹp nhất thế giới được nhiều người săn đón. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị cho bạn đọc.

 

 

Cá cảnh

Hướng dẫn cách nuôi cá lia thia cực dễ dàng

Cá lia thia là một trong những loại cá được nhiều chơi cá yêu thích bởi vẻ bề ngoài rực rỡ màu sắc và cách chăm sóc không quá khó khăn. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn cách nuôi cá lia thia hiệu quả nhé.

1. Cá lia thia là cá gì?

Cá lia thia là loại cá bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á. Chúng sống chủ yếu ở đồng ruộng, ao, hồ, sông, đầm … Môi trường sống của chúng không quá lớn, chúng được người chơi cá yêu thích bởi khả năng dễ thích nghi trong môi trường bể cá nhỏ. Đặc tính thích cạnh tranh nên những con đực thường sống riêng biệt để tránh xung đột. Cá lia thia là loại cá yêu thích môi trường tĩnh nên người chơi không nên sử dụng bể chạy Oxy hay máy lọc.

cách nuôi cá lia thia

Cách nuôi cá lia thia

2. Thức ăn của cá lia thia

Thức ăn của cá lia thia thường là các ấu trùng, côn trùng hoặc sinh vật nhỏ. Người chơi có thể cho chúng ăn các loại lăng quăng, bo bo, trùng chỉ, … nên cho chúng ăn với chế độ ăn cân bằng, phong phú và đa dạng.

Cần lưu ý rằng, mỗi lần cho ăn chỉ nên cho chúng ăn với số lượng khoảng 10 – 12 con lăng quăng, trùng chỉ là được. Không ăn quá nhiều dễ gây bệnh cho chúng. Có 1 đặc điểm là cá lia thia có khả năng nhịn đói cao nên nếu lỡ bỏ qua bữa ăn của chúng thì bổ sung sớm là được, không cần quá lo lắng.  

3. Khả năng sinh sản của cá lia thia

Thông thường đến tháng thứ 6, cá bắt đầu có thể tiến hành sinh sản. Cần phải lưu ý chăm sóc con cá đực, cá cái thật tốt để chúng có khả năng sinh sản tốt. Chọn cá đực khỏe, chú ý hoạt động thường ngày của chúng có sủi bọt nổi hay không, nếu trong thời gian chúng thường xuyên sủi bọt nổi tức là chúng đã sẵn sàng cho việc sinh sản.

cách nuôi cá lia thia con

Cách nuôi cá lia thia con

Đối với cá cái, bạn có thể theo dõi hậu môn cá có mụn trắng chưa, bụng chúng có to tròn chưa để sẵn sàng cho việc sinh nở. Khi cá sinh sản cần tách biệt cá đực, cá cái để cá đực chăm sóc ổ trứng. Trong thời gian 3 ngày trứng nở, có thể cho cá con ăn nước xà lách thối, dần dần cho ăn bo bo với lượng vừa đủ. Sau đó thay nước bể cá để cá thích nghi dần với môi trường mới.

4. Cách chăm sóc cá lia thia

4.1 Lựa chọn bể cá

Lự chọn một bể cá với kích thước vừa đủ giúp chúng hoạt động và phát triển thuận lợi. Nhiệt độ trong môi trường nước dao động khoảng 24 – 27 độ C. Môi trường tốt nhất để nuôi cá lia thia là nước mềm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ.

4.2 Trang trí cho bể

Bạn có thể dùng các đồ vật trang trí cho lòng bể để tăng sự hứng thú cho cá, vừa đẹp mắt người xem. Cần chắc chắn rằng những thứ trang trí đó đều đã được rửa sạch sẽ, tránh việc mang vi khuẩn vào nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá

Bạn cũng có thể sử dụng các món đồ chơi nhỏ như bóng, vòng tròn nhỏ để nổi trên mặt nước để cá vui chơi, đùa nghịch.

cách nuôi cá lia thia đồng

Cách nuôi cá lia thia đồng

4.3 Chơi với cá lia thia như thế nào?

Di chuyển ngón tay bên ngoài thành bể cá để cá bơi theo, chúng sẽ vô cùng thích thú nếu có người thường xuyên tương tác chăm sóc nó. Búng vào thành bể để chúng có những phản xạ tự nhiên.

Bạn cũng có thể rèn luyện cho chúng việc ăn thức ăn bên trên mặt nước, bằng cách giữ thức ăn ngay bên trên để chúng hiểu là đang cho chúng ăn, chúng sẽ nhảy lên và đớp lấy thức ăn đó.

Cùng bằng cách trên, nếu kiên trì bạn cũng có thể dạy cho chúng cách nhào lộn bên trên mặt nước bằng cách nhảy qua một cái vòng tròn. Chỉ nên thi thoảng chơi thôi nhé, đừng bắt chúng hoạt động quá nhiều sẽ mất sức và mệt mỏi.

Hy vọng các thông tin thú vị trên sẽ giúp bạn có cách nuôi cá lia thia phù hợp. Chúc các bạn thành công!

 

Kỹ năng

Hướng dẫn bạn cách nuôi cá bảy màu thành công

Với những người yêu thích cá cảnh không thể bỏ qua loại cá 7 màu, một trong những loại cá nhiều màu sắc vô cùng cuốn hút. Bạn đã biết cách nuôi cá bảy màu thành công, vừa đẻ nhiều, vừa lên màu đẹp chưa? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể nhé.

1. Cá bảy màu là cá gì?

Cá bảy màu hay còn gọi là cá Guppy hay Milions fish. Được đánh giá là một trong những loại cá cảnh đẹp nhất, sặc sỡ nhất và khá dễ nuôi bởi chúng rất dễ thích nghi với môi trường và cách chăm sóc cũng khá đơn giản.

Không chỉ giúp cho không gian gia đình, không gian làm việc trở nên sinh động mà một bể cá cảnh đẹp còn giúp cho bạn cảm thấy thư giãn nhẹ nhàng sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Thông thường với loại cá 7 màu thì con cái sẽ có kích thước lớn hơn con đực. Con cái khoảng 4 – 6 cm, trong khi con đực chỉ có kích thước từ 3 – 3,5 cm. Tuổi thọ của cá bảy màu có thể kéo dài đến 2-3 năm. Chúng sống thành đàn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, các loại sinh vật nhỏ.

cách nuôi cá bảy màu

Cách nuôi cá bảy màu

Hiện nay có khá nhiều loại cá 7 màu: Như cá bảy màu Thái Lan, cá bảy màu Nhật Bản, cá bảy màu rồng … với nhiều loại màu sắc độc đáo, đa dạng. Tùy vào từng loại khác nhau mà giá mua của chúng có loại đắt rẻ cũng khác nhau, có loại 50 – 100k/cặp, nhưng nếu loại hiếm có lên đến vài triệu.

2. Cách nuôi cá bảy màu thành công

2.1 Chọn kích thước của bể nuôi cá

Tùy vào số lượng cá nuôi mà bạn lựa chọn kích thước bể cá cho phù hợp. Các loại bể từ 10 lít – 40 lít, bạn nên cân nhắc cho phù hợp, không quá lớn hoặc không quá nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá hoặc không gian xung quanh.

Nếu cẩn thận bạn có thể lắp thêm máy bơm không khí, giúp tăng lượng oxi trong nước để cá mau lớn hơn. Ngoài ra có thể bổ sung đèn chiếu sáng cho cá nếu trong không gian thiếu ánh sáng.

2.2 Vệ sinh bể nuôi

Tốt nhất, bạn nên khử clo trong nước bể cá. Cố gắng giữ mức pH của nước bể cá trong khoảng 6,8 – 8. Cá bảy màu thích mức pH cao hơn, vì vậy bạn nên duy trì mức pH khoảng 7,5 nếu muốn cho thêm san hô vụn.

Bạn có thể sử dụng nước tinh khiết, nước lọc hoặc nước cất không có clo để đảm bảo sự an toàn. Nhiệt độ thích hợp cần giữ trong bể cá là từ 18 đến 28 độ C. Nếu cần sử dụng máy sưởi, bạn nhớ mua loại thích hợp với kích cỡ bể cá. 

Bạn có thể sử dụng lọc phù hợp để đảm bảo hệ thống lọc có thể xử lý được số lượng cá và kích thước bể cá.

cách nuôi cá bảy màu không chết

Cách nuôi cá bảy màu không chết

2.3 Thả cá vào bể lần đầu tiên

Cách nuôi cá bảy màu không chết. Bạn không nên thay đổi môi trường sống đột ngột của cá khi mua từ cửa hàng về nhà, cần phải có thời gian để cá thích nghi. Cần sử dụng một chiếc chậu nhỏ đổ cả cá và nước ra chậu. Sau đó mới đổ dần nước sạch vào chậu nước để giúp cá làm quen với môi trường mới.

2.4 Bổ sung cây thủy sinh và trang trí bể cá.

Bạn có thể sử dụng sỏi nền, cây thủy sinh để trang trí bể cá. Đá hoặc sỏi là lựa chọn tuyệt vời cho cá bảy màu. Bạn sử dụng cây thủy sinh thật để có thể xử lý chất độc trong nước, đồng thời là nơi cư trú cho cá khi cần thiết. Lưu ý cần rửa sạch sỏi đá trước khi bỏ vào để cá tránh vi khuẩn bụi bẩn ảnh hưởng đến môi trường của cá. Cũng không nên sử dụng nhiều vỏ sò, rễ cây hay cát trong bể cá bởi rất có thể chúng chứa các ký sinh trùng hoặc làm biến đổi độ pH.

2.5 Thay nước cho bể cá như thế nào?

Về khoảng thời gian thay nước cũng tùy theo. Có thể 3 4 ngày thay 1 lần, tùy thuộc vào số lượng cá nhiều và nguồn thức ăn dư thừa. Còn nếu số lượng ít, bể rộng thì bạn cũng có thể đợt 1 tuần thay 1 lần cũng được. Luôn đảm bảo rằng bạn vệ sinh sạch sẽ cả sỏi đá và cây thủy sinh có trong bể nhé.

3. Cá bảy màu ăn gì?

Chúng thường ăn các loại rong rêu tảo.

Thức ăn khô: cám Nhật B2, artemia dạng bột cùng bột tảo giúp cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin cho cá.

Thức ăn tươi: ký sinh trùng, sinh vật nhỏ, trùn chỉ được cá bảy màu rất yêu thích tuy nhiên chỉ nên ăn 1 ít, không ăn quá nhiều gây bội thực cho cá.

cách nuôi cá 7 màu đẻ nhiều

Cách nuôi cá 7 màu đẻ nhiều

4. Cách nuôi cá 7 màu đẻ nhiều

Sau khi cá đạt độ tuổi từ 6 tuần – 8 tuần thì cá bắt đầu có khả năng sinh sản. Lúc này bạn hãy vớt những chú cá mẹ sang một bể nhỏ khác, cho một chút rong rêu để cá ẩn náu.

Thường thì cứ mỗi lần sinh sẽ cách nhau 7-10 ngày, mỗi lần có thể hạ sinh từ 15 đến 40 con. Số lượng cá con phụ thuộc vào kích thước của cá mẹ, cá mẹ càng lớn thì sinh càng được nhiều con. Do đó cần cho cá ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn.

Trên đây là hướng dẫn cách nuôi cá bảy màu. Chúc các bạn sở hữu những bể cá tuyệt đẹp.