Chó

Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của chó Alaska

Chó là một loại động vật được rất nhiều người yêu thích. Loài chó được biết đến là động vật rất trung thành và dễ nuôi. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của chó Alaska qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc xuất xứ của chó Alaska

Chó Alaska hay còn gọi là chó Alaska Malamute tổ tiên là chó sói tuyết hoang được thuần hóa bởi bộ tộc Malamute. Tuy nhiên, người Eskimo mới là người phát hiện ra sức dẻo dai đáng kinh ngạc của Alaska và tiến hành cho lai tạo chúng với một số giống chó khác để tạo ra giống Alaska khỏe mạnh, to lớn và có khả năng kéo xe trên tuyết cực tốt.

cho-alaska
Chó Alaska hay còn gọi là chó Alaska Malamute

Xem ngay: chó 1 tháng tuổi tắm được chưa để biết câu trả lời chính xác

Đến năm 1935, chó Alaska được hiệp hội chó Hoa Kì AKC công nhận là một giống chó riêng biệt. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng chó cảnh alaska giảm đi đáng kể vì chúng phải phục vụ trong quân đội. Nhận thấy điều này, người Mĩ đã nhanh chóng nhân giống chúng để bảo tồn. Ngày nay, chó Alaska được nuôi phổ biến và trở thành thú cưng tại nhiều nước trên thế giới.

Lý do nên nuôi chó Alaska

Chó Alaska mang tới rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp người nuôi giảm căng thẳng
  • Giảm nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em.
  • Thú cưng sẽ lắng nghe tâm sự của chủ nhân, từ đó giúp người nuôi bớt cô đơn.
  • Tạo điều kiện cho người nuôi giao lưu với những người yêu chó mèo.

Đặc điểm của chó Alaska

Thân hình

Alaskan có chiều cao trung bình khoảng 65 – 70cm, cân nặng từ 45 – 50kg. Riêng chiều cao của những chú Alaska khổng lồ có thể đạt 1m và trọng lượng lên tới 80kg. Alaska có tỉ lệ thân hình cân đối, khung xương lớn và vững chắc, các khớp xương chân cũng rất chắc chắn. Chó husky cũng là một loại chó khá giống với Alaska.

Bộ lông

Màu lông của giống chó Alaska rất đa dạng như: Đen trắng, nâu đỏ, xám trắng, vàng đồng… Một số cá thể có màu hiếm hơn như màu hồng phấn và tuyết trắng. Phần mõm và chân của Alaska thuần chủng chỉ có một màu trắng. Lông của Alaska có 02 lớp dày để thích nghi với thời tuyết băng giá ở vùng Bắc Cực. Lớp lông ngắn ở bên trong rất dày và mượt, phân bố đều khắp cơ thể, còn lớp lông bên ngoài dài hơn, bông xù và không thấm nước.

Phần đầu

  • Khuôn mặt chó Alaska bành to ở phần má và gãy ở phần mũi nên trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.
  • Mắt của chúng có hình quả hạnh nhân, hơi xếch, nằm xiên chéo trên hộp sọ. Giống Alaska thuần chủng luôn có mắt màu nâu hạt dẻ hoặc nâu đen, Alaska không thuần chủng là những chó alaska mắt xanh.
  • Phần tai Alaska to vừa phải, cân đối so với mặt, có lông tơ ở vành tai.
  • Mõm của chúng dài vừa phải, hơi mập, có lông màu trắng và lỗ mũi to, hơi ửng hồng.

Đuôi

Đuôi của Alaskan giống cây bông lau vì được bao phủ bởi lớp lông dày, dài và xù. Đuôi thường cong ngược lên phía lưng.

Đặc điểm tính cách

Thân Thiện, Hòa Đồng

cho-alaska
Chó Alaska rất thân thiện

Click ngay: chó dại cắn để biết cách xử lý

Mặc dù là giống chó sói nhưng Alaska lại rất thân hiện và hòa đồng. Khi tiếp xúc, giống chó này dễ thiện cảm với con người bởi tính tình hiền lành, dễ thương. Đặc biệt Alaska là loài chó sống tình cảm, thích chơi với trẻ nhỏ, yêu thương động vật khác đặc biệt là mèo. Những gia đình có con nhỏ thì đây là loài chó thích hợp.

Thông Minh, Nhanh Nhẹn

Chó Alaska rất thông minh và có khả năng học tập nhanh, rất biết vâng lời. Bởi có tổ tiên là chó sói tuyết hoang nên chúng thích vận động và ưa được tập luyện hàng ngày. Không chỉ vậy, chó tuyết Alaska rất giỏi tìm đường và định hướng không gian xung quanh. Chúng sẽ tìm được về nhà nếu như bị lạc nên bạn đừng quá lo lắng nhé!

Trên đây là nguồn gốc và đặc điểm của chó Alaska. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?
Chó

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa

Chăm sóc cún cưng là một phần quan trọng mỗi người cần lưu ý. Khi tắm cho chó con quá sớm khiến cho hệ miễn dịch của chúng yếu hơn và có thể bị cảm lạnh. Bài viết dưới đây giải đáp câu hỏi “ Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?” Cách chăm sóc cún cưng luôn khỏe mạnh, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?

Chưa. Các bác sĩ thú ý cho rằng, chó con có thời điểm tắm tốt nhất từ 10 – 12 tuần tuổi. Tránh cho chúng tắm quá sớm nhất là những chú cún con dưới 6 tuần tuổi, bởi đây là thời điểm chó con vẫn chưa có được hệ miễn dịch tốt nhất. Nếu bị nhiễm lạnh thì dễ mắc bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe chúng.

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?
Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?

Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa còn tùy vào tình trạng sức khỏe của chó con:

  • Với chó con khỏe mạnh thì bạn hãy tắm cho chúng khi mới 1 tháng tuổi.
  • Còn với những chú chó yếu thì bạn hãy dùng khăn lau sạch tránh mùi hôi hoặc loại bỏ những bệnh như ve chó và bọ chét…

>>> Xem thêm: Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì và kinh nghiệm chăm sóc

2. Các bước tắm cho chó con nhanh, sạch và hết hôi

2.1. Chuẩn bị tắm cho chó con

Trong lần tắm cho chó con đầu tiên thì bạn hãy đặt chúng trong chậu rửa khô, bồn tắm, có thể đùa nghịch với chúng quen dần trong phòng tắm.

Cần phải chuẩn bị cho chó thêm sữa tắm, khăn tắm, lược chải lông, máy sấy hay bông tai.

2.2. Các bước tắm cho chó con hiệu quả

– Kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay thông thường sao đó nhiệt độ vừa phải để chúng không bị lạnh.

– Đảm bảo mực nước ngang nửa chừng chiều cao của chó con để tránh chúng bị đuối nước.

– Lấy bàn chải chuyên dụng để gỡ nhẹ nhàng búi lông xù, không kéo mạnh khiến chúng có thể hoảng sợ và đau đớn. Chú ý cho chúng đi vệ sinh trước và kiên nhẫn trước chúng.

 – Lấy lượng sữa tắm vừa đủ cho chó vào tay rồi thêm chút nước để tạo bọt xoa lên người chúng. Tránh làm ướt ngay phần đầu để chúng có thể làm quen dần sau này. Bạn hãy xả nước trực tiếp bởi có thể khiến cho chúng sợ hãi hoặc bị viêm tai. Theo đó thì các bạn hãy dùng những cách dưới đây:

  • Lấy ca múc nước ấm rồi đổ từ từ lên chó con từ phía sau, tránh phần mặt trước. Nâng mũi chúng lên trên để nước chảy xuống toàn bộ cơ thể mà không bị dính vào mắt hay mũi.
  • Hai bên tai chú cún thì lấy bông tai nhét vào và tránh nước chảy vào trong tai, tắm xong thì gỡ bông gòn ngay.
  • Điều chỉnh đầu chó nhẹ nhàng sau cho mũi chúc xuống dưới sàn, gấp dái tai, bịt mắt, chúc xuống sàn. Sau đó dội nước phía sau đều nhằm tránh nước vào mắt và tai. Lấy một miếng vải thấm nhẹ nhàng và lau lạch vành tai.
  • Trường hợp chó con không chịu đựng được cách trên thì bạn hãy lấy khăn ẩm không có xà phòng để lau tai và mặt cho chúng.

– Dùng tay gãi nhẹ nhằm loại bỏ bẩn trên lông và da.

Lưu ý: Tránh tắm cho chó lâu và dùng nhiều sữa tắm. Với loại sữa tắm dược liệu điều trị bệnh cho cún con thì hãy bôi và giữ trong vòng 10 phút để ngấm dưỡng chất vào da.

– Xả sạch dưới làn nước cho đến khi hết bọt.

– Bê chó con ra khỏi bồn tắm và lấy khăn tắm quấn kín người từ đầu xuống. Đặt chúng xuống lắc mình cho bớt bọt nước rồi tiếp tục lấy khăn lau khô, chú ý vệ sinh tai phải sạch sẽ tránh bệnh viêm tai. Dùng loại khăn tắm hút nước và hạn chế tình trạng lông bị rối xù.

– Cẩn trọng khi dùng máy sấy lông cho chó

  • Với những con chó sở hữu bộ lông dày thì rất khó để tự nhiên khô. Bạn có thể tham khảo dùng máy sấy với chế độ quạt mát, tránh thổi hơi nóng bởi nếu chó con bị ngấm nước lâu dễ dẫn tới cảm lạnh. Lưu ý, không để nhiệt độ máy sấy cao bởi có thể làm bỏng da của chó con.
  • Máy sấy có thể phát ra tiếng ồn có thể khiến cho chó con sợ hãi do vậy bạn cần chú ý làm quen máy sấy cho chó tắm, đồng thời tập thích nghi với nước và bồn tắm.

– Trong quá trình tắm cho chó con, bạn có thể trò chuyện bằng giọng nhẹ nhàng, âu yếm, kèm theo khen ngợi về chúng và thưởng đồ ăn cho chúng vui vẻ.

– Sau khi tắm xong cho chó con thì đặt chúng trong phòng ấm áp, tuyệt đối tránh cho chúng ra ngoài trời lạnh.

– Trường hợp xuất hiện gàu trên lông chó con khi lau khô hay chải lông thì đừng quá lo lắng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi chúng gặp stress, căng thẳng.

>>> Tham khảo thêm: Bị chó dại cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

3. Một số lưu ý quan trọng khi tắm cho chó con

Thông tin trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi “ Chó 1 tháng tuổi tắm được chưa?” Và biết cách tắm như thế nào. Với những con chó vừa mua về hay trong trường hợp khác là đang bị ốm, vừa tiêm vacxin xong, mới tách mẹ, đang bú thì tuyệt đối không được tắm. Nếu như bị hôi quá thì bạn có thể dùng phấn tắm khô để tránh bẩn và ngoài trừ tình trạng viêm phổi hoặc một số bệnh truyền nhiễm khác.

Không nên tắm sớm cho trẻ khiến chúng dễ mắc bệnh
Không nên tắm sớm cho trẻ khiến chúng dễ mắc bệnh

– Tránh mang chó con đi tắm vào ban đêm, buổi tối hoặc khi mà nhiệt độ ngoài trời thấp, dưới 18 độ C. Chó con có thể tắm vào thời điểm thích hợp là khi có nắng ấm.

– Chú ý nên đưa chó con đi tắm khi chúng có mùi hôi hoặc bẩn. Nếu tắm thường xuyên cho chó thì sẽ trôi đi mất lớp dầu bảo vệ trên lông khiến cho lông bị khô, da yếu, khô, nhạy cảm với môi trường.

– Nước tắm có nhiệt độ vừa phải, không nên quá nóng cũng như quá mát, lấy xà phòng chuyên dụng của chó. Tránh dùng sữa tắm của người bởi chúng có tính axit bao hơn khả năng chịu đựng của chó con.

– Khi tắm cho chó con xong thì dùng khăn khô để quấn lại lau khô lông rồi rồi chó sưởi ấm hoặc sấy cho chó.

– Dùng tấm vải mềm hoặc bông khô để làm sạch tai sau khi tắm sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh thối tai như viêm tai giữa vì bệnh này rất khó chữa trị.

– Với lần tắm đầu tiên của chó thì lưu ý nên nhẹ nhàng hết sức, tránh bị hoàng sợ, điều đó khiến cho việc tắm sau này gặp trở ngại.

– Khi vừa ăn no xong cũng tránh tắm cho chó luôn bởi sẽ làm nở mạch máu dưới da dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa khiến cho chúng dễ ngất xỉu.

– Sau khi tắm xong mà chó xuất hiện tình trạng run rẩy, sốt…thì các bạn hãy chú ý đưa ngay đến bác sỹ thú y để kiểm tra.

– Một số giống chó như Maltese, Poodles, Bichon, Springers thì bạn chú ý nên xin ý kiến của người hiểu biết chuyên môn qua đó đưa ra phương pháp chăm sóc lông phù hợp.

Bài viết trên đây giải đáp về việc chó 1 tháng tuổi tắm được chưa? Và cách chăm sóc chó con như thế nào. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn thành công!

Tiêm phòng cho thú cứng là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất
Chó

Bị chó dại cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người hoặc ngược lại. Trong đó nghiêm trọng nhất từ chó dại cắn gây ra hàng nghìn ca tử vong tại nhiều quốc gia. Bài viết dưới đây tìm hiểu về mức độ nguy hiểm từ chó dại cắn và cách xử lý như thế nào?

1. Chó dại cắn nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

Thú hoang dã với vật nuôi là nguyên nhân lan truyền bệnh dại cho con người thông qua vết cắn khi mà động vật bị nhiễm virus dại, phổ biến nhất là chó. Mỗi người có thời gian ủ bệnh khác nhau, từ vài ngày đến vài tháng sau khi bị cắn. Chó ủ bệnh dại bao lâu? Virus dại khởi phát trên toàn thể thống thần kinh trung ương dẫn đến nhiễm trùng và tử vong chỉ sau 1 – 7 ngày. Bị chó dại cắn gần như có thể gây tử vong 100% trên người bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Chó dại cắn có thể gây nguy hiểm lớn với sức khỏe
Chó dại cắn có thể gây nguy hiểm lớn với sức khỏe

Ngoài khi bạn chó dại cắn thì chỉ cần chúng liếm vào vết thương hở hay bộ phận có màng nhầy như mắt, mũi, miệng thì nguy cơ lây bệnh cũng rất cao. Bởi vậy, vết cắn, liếm hay cào động vật được xem là mối hiểm nguy cực kỳ lớn cho con người.

Tại Việt Nam, thời điểm bùng phát bệnh dại nhiều nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nguyên nhân là bởi chúng phụ thuộc vào những yếu tố như cơ sở tiêm phòng dại ở động vật còn nhiều hạn chế, không thể kiểm soát được việc nuôi nhiều chó mèo hiện nay… Đa số người bệnh mới chỉ phòng ngừa khi bị chó dại cắn mà thờ ơ với những vết liếm hoặc tiếp xúc gần với động vật.

>>> Bạn có biết: Đặc điểm nhận dạng và giá bán chó Golden hiện nay

2. Cách xử lý khi bị chó dại cắn?

Sau khi bị chó dại cắn thì việc xử lý vết thương bằng cách rửa, điều trị sẽ là một quyết định sống còn. Bạn cần rửa sạch các vết cắn ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng từ 10 – 15 phút. Ngoài xà phòng thì bạn có thể rửa vết thương dưới vòi nước sạch chảy liên tục trong thời gian trên. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để chống lại bệnh dại.

Dùng cồn 70% hoặc cồn iod để làm sạch vết thương, tránh khâu vết thương sớm trừ khi ở mặt. Nạn nhân bị chó dại cắn nên được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

3. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở người sau khi bị cắn

Bước quan trọng nhất để phòng bệnh dại đó chính là tiêm phòng bệnh dại. Trong thời gian ủ bệnh được xem là thời điểm vàng quyết định đến khả năng cứu sống người bệnh. Biểu hiện khác biệt ở vết cắn, bởi vậy động vật cắn phải được đưa đi khám để tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.

Tiêm phòng vacxin bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc với những bệnh nhân bị chó dại cắn hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Những trường hợp dưới đây cần nhanh chóng tiêm phòng vacxin dại:

  • Vết cắn gây chảy máu vết thương hoặc xước da.
  • Màng nhầy trên da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
  • Chó đã cắn người bị chết hoặc xuất hiện hành vi không bình thường, biến mất trong thời gian theo dõi, bị ốm, thất thường hay thay đổi tính tình.
  • Kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật có dấu hiệu nghi dại hoặc bị dại đều cho kết quả dương tính.

>>> Xem thêm: Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì và kinh nghiệm chăm sóc

4. Tiêm vacxin phòng chó dại cắn có thể gây bệnh không?

Một số nghiên cứu cho biết, những loại vacxin dại cho người đều là vacxin đã bất hoạt. Vacxin phòng bệnh dại ở người đều phải trải qua hàng loạt điểm định chất lượng về độ vô trùng, an toàn, hiệu lực và độc tính. Bởi vậy, việc tiêm phòng vacxin chó dại cắn không thể gây ra bệnh dại.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu chó con 3 tháng cắn?

Tiêm phòng cho thú cứng là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất
Tiêm phòng cho thú cứng là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất

Tin tốt với đa số những trường hợp bị chó 3 tháng tuổi cắn đều rất bình thường. Đó là bởi một số lý do: Chó con khám phá thế giới bằng miệng. Sau khi sinh từ 2-3 tháng, chó cắn sẽ mọc răng khó chịu nên dễ cắn đồ vật và trong người.

6. Một số biện pháp phòng chống bệnh dại

Dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh dại nhưng trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đó là bởi trẻ em có tính chất về độ tuổi nhỏ, thích tiếp xúc vật nuôi mà chưa có nhận thức về căn bệnh dại.

Nhiều nghiên cứu cho biết, trẻ em thường có xu hướng giấu cha mẹ khi gặp phải vết cắn từ động vật bởi sợ bị la lắng. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ chưa có kỹ năng để áp dụng biện pháp sơ cứu và được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Một nhân tố quan trọng nhất trong việc phòng, chống bệnh dại đó là dạy trẻ cách xử lý tránh bị động cắn.

Điều quan trọng hơn cả, thú nuôi trong nhà cần phải đưa đi tiêm phòng dại sớm ở độ tuổi từ 6-8 tuần. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về việc tiêm phòng bệnh dại cho mèo sơ sinh hoặc chó khi bỏ lỡ thời gian tiêm phòng cho cho vật nuôi.

Bài viết trên đây nhằm giải đáp thông tin về chó dại cắn và có cách xử lý an toàn, hiệu quả, đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin quan trọng khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Mỗi giai đoạn chó con sẽ có cách chăm sóc khác nhau
Chó

Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì và kinh nghiệm chăm sóc

Chó 1 tháng tuổi nên ăn gì? Thường chó con giai đoạn này vẫn được bú mẹ nhưng bổ sung thêm thức ăn giúp chúng nhanh chóng phát triển là lấy lại sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thức ăn cho chó 1 tháng tuổi, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.

1. Đặc điểm của chó con 1 tháng tuổi

Những chú chó 1 tháng tuổi thường có cơ thể non nớt, yếu ớt, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc tốt nhất. Giai đoạn này chó con phải được chăm sóc thật cẩn thận, nhất là về chế độ ăn uống. Từ đó chăm sóc chú chó luôn phát triển khỏe mạnh và an toàn thì phải nắm được phương pháp chăm sóc chú chó.

Chó con 1 tháng tuổi có chế độ chăm sóc riêng
Chó con 1 tháng tuổi có chế độ chăm sóc riêng

Chó con giai đoạn từ 1 – 4 tháng tuổi đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc riêng biệt. Khi được 1 tháng tuổi là chúng bắt đầu mọc răng, ngứa lợi nên hay cắn hoặc gặm những thứ nhìn thấy. Thậm chí chó có thể nhai và nuốt những dị vậy như sắt hoặc nhựa, gây nguy hiểm rất lớn.

Nếu thấy những chú ý xuất hiện những biểu hiện ở trên thì bạn hãy lấy một cục xương để cho chúng, như vậy sẽ không làm hỏng đồ trong nhà.

>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc mèo Ba Tư lai cực dễ dàng 

2. Chó con 1 tháng tuổi nên ăn gì?

Thức ăn chó 1 tháng tuổi ăn gì? Câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người yêu thích thú cưng. Ở giai đoạn 1 tháng tuổi đặc biệt của chó con thì chúng cũng khá khó nuôi và phải phân biệt cách chăm sóc, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh mắc bệnh.

2.1. Chó 1 tháng tuổi nên ăn gì?

Chó con 1 tháng tuổi vẫn khá yếu ớt nên nguồn dinh dưỡng nhất vẫn từ sữa mẹ. Với những chú chó mới sinh thì vẫn phải cần được dùng sữa mẹ nhằm tăng cường sức đề kháng trong cơ thể và chống lại bệnh tật về sau. 

  • Khi mới sinh: Chó con vẫn chưa mở mắt, chưa đi vững được nhưng vẫn có khả năng tìm đến bầu sữa. Với chó mẹ đầy đủ sức khỏe thì vẫn hoàn toàn cho chó con bú trong vòng 3 tuần đầu đời.
  • Sau 10 ~ 15 ngày: Chó con sẽ mở mắt và hoàn toàn chỉnh thính giác vào 25 ngày tuổi. Đây cũng là giai đoạn mọc răng sữa ở cún con và bắt đầu tập tự đi những bước đầu tiên. 
  • Khi chó được 20 ~ 25 ngày tuổi: Bạn có thể bổ sung thêm cho cún cưng những loại thức ăn có vị sữa, giúp chúng bắt đầu cai được sữa mẹ. Bjn có thể bắt đầu cho cún con ăn cháo xay nhuyễn, thêm ít thịt năm để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Giai đoạn 20 ~ 25 ngày tuổi: Còn được gọi là giai đoạn cho chó con ăn dặm này. Bạn hãy theo dõi cân nặng chó con thường xuyên để biết đồng thời bổ sung dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe với sự phát triển của cơ thể chúng.

Với những chú cún lười ăn, ít bú mẹ, mẹ thiếu sữa thì bạn có thể bổ sung thức ăn bằng cách thêm thức ăn ngoài hoặc pha sữa cho chúng uống. Nếu bạn đến các cửa hàng thú cưng nhất là chó có thể thay thế sữa mẹ theo công thức với nhu cầu dinh dưỡng với chó con như sau:

  • 1 cốc sữa dê hoặc bò
  • 1 muỗng súp dầu bắp.
  • 1 ít muối.
  • ¼ muỗng trà vitamin dạng nước

Thời gian cho chó con bú trong ngày:

  • Tuần 1: Cách 2 tiếng cho ăn 1 lần vào ban ngày, vào ban đêm là 3 tiếng/lần.
  • Tuần 2: Cách 3 tiếng cho ăn 1 lần vào ban ngày và ban đêm 4 tiếng/lần nhưng lượng ăn nhiều hơn.
  • Tuần 3: Ban ngày thì 4 tiếng cho ăn 1 lần và 6 tiếng/lần vào ban đêm.
  • Tuần 4: Có thể cho chó ăn cháo, 4 lần/ngày bằng bình.

2.2. Dinh dưỡng dành cho chó 1 tháng tuổi ăn gì?

  • Từ ngày sinh thứ 5 trở đi bạn hãy lấy một vài thìa canh sữa bò thềm cho chó ăn, có thể cho chó bú bằng vú cao su và sau rót ra đĩa và dúi mõm chó con vào đĩa để chúng tự liếm sữa. Ngoài ra, bạn có thể hâm sữa cho ấm trước khi cho chúng ăn. 
  • Từ tuần thứ 2 lượng sữa lên 200 – 300gr/con/ngày. Bước sang tuần thừ 3 thì bạn cho chó con ăn thêm cháo lỏng với thịt xay nhuyễn, mỗi ngày có thể ăn 1-2 bữa. Nếu có điều kiện thì bạn hãy bổ sung thêm vào sữa 2 ống Cloruacanxi/con/ngày.
  • Từ ngày 21 – ngày 30: Bạn hãy cho chó con mỗi ngày ăn 2 bữa hỗn hợp cháo nấu thịt băm. Có thể thêm vào sữa  1 – 2 giọt Tetravit hoặc Trivit. Từ ngày tuổi thứ 5 – 8: khe tai chó con bắt đầu mở và thính giác cững bắt đầu phát triển.

3. Một số lưu ý trong cách chăm sóc chó con

Chó 1 tháng tuổi cần được bảo vệ để được phát triển khỏe mạnh toàn diện. Dưới đây là những lưu ý cụ thể trong việc chăm sóc chó con nhé:

Mỗi giai đoạn chó con sẽ có cách chăm sóc khác nhau
Mỗi giai đoạn chó con sẽ có cách chăm sóc khác nhau

3.1. Tiêm phòng đầy đủ

Chó được 1 tháng tuổi thì bạn hãy đưa nó đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để phòng bệnh. Bởi đây là thời điểm là sức đề kháng chưa được hoàn thiện và dễ gặp phải những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả tính mạng của chó.

Chó con giai đoạn bé thì thường gặp 2 căn bệnh nguy hiểm nhất là Pravo và Care đều có biểu hiện đi ngoài ra máu. Chó dưới 3 tháng tuổi thì nguy cơ bị chết rất cao nếu mắc phải, dù còn sống cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng sau này.

>>> Bạn có biết: Đặc điểm nhận dạng và giá bán chó Golden hiện nay

3.2. Tẩy giun định kỳ cho chó con

Giun sán không gây nguy hiểm nhiều đến chó con nhưng chó 3 tháng tuổi ăn gì để hấp thu tốt nhất. Tẩy giun sẽ giúp cho chó được hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng. Tốt nhất hãy thực hiện tẩy giun theo đúng liệu trình để đảm bảo tốt nhất.

3.3. Nơi ở dành cho chú chó

Chó con đòi hỏi phải có nơi ở sạch sẽ, ấm áp và luôn khô thoáng. Bạn có thể lót thêm một tấm vải vừa đủ chỗ nằm và trong chuồng chó. Tránh đặt chó ở nơi trước quạt hay nơi có điều hòa bởi chúng sẽ rất dễ bị cảm lạnh. Thường xuyên vệ sinh nơi ở đồng thời thay lớp vải lót để tránh mắc bệnh cho chó.

Nên chú ý, chó con mới sinh sẽ không tự giữ ấm cho cơ thể, thân nhiệt chúng bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Do vậy cần đặc biệt giữ ấm và tăng nhiệt độ bên ngoài khi trời lạnh. Cần đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn cho chó con vừa đủ.

Từ 2 – 4 tuần đầu mới chào đời, bạn tránh tắm cho các chú chó. Do vậy, bạn hãy vệ sinh thường xuyên bằng cách lau nhẹ bằng khăn ướt hay vải. Với chú chó 1 tháng tuổi thì cần dạy chúng vệ sinh đúng chỗ để đảm bảo tốt nhất sức khỏe chúng sau này. 

Hãy dạy chúng thói quen đi vệ sinh, tránh đi lung tung trong nhà. Bên cạnh môi trường sống thì người nuôi chó cần chú ý đến sự phát triển tâm lý của chúng. Nhất là khi vừa tách mẹ thì hãy thường xuyên chơi và vuốt ve chúng. Với những con bị ủ rũ quá lâu thì dễ dẫn đến bỏ ăn và mắc bệnh tật.

Bài viết trên đây nhằm chia sẻ về việc chó 1 tháng tuổi ăn gì và chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc chó 1 tháng tuổi tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác nhé. Chúc bạn thành công!

Chó Golden đáng yêu và nhanh nhẹn
Chó

Đặc điểm nhận dạng và giá bán chó Golden hiện nay

Chó Golden đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam và ngày càng có nhiều người muốn tìm mua. Những thông tin về đặc điểm nhận dạng giống chó Golden thuần chủng với giá thành hợp lý sẽ thực sự hữu ích với những người đam mê thú cưng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Nguồn gốc giống chó Golden

Giống chó Golden có nguồn gốc từ nước Anh, đây là kết quả của cuộc phối giống thành công từ 3 giống chó là: Newfoundland, Spaniels, Setters và Bloodhound.

Nguồn gốc và đặc điểm chó Golden
Nguồn gốc và đặc điểm chó Golden

Chó Golden còn được biết đến với cái tên là Golden Flat Coat, thường được dùng làm chó nghiệp vụ hoặc đi săn. Đó là bởi chúng có khả năng đánh hơi vô địch trong số các giống chó cảnh. Thậm chí chó Golden còn giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi, ngày nay chúng được nuôi phổ biến tại Việt Nam bởi có giá thành hợp lý.

2. Đặc điểm của giống chó Golden

2.1. Về ngoại hình

Chó Golden sở hữu ngoại hình cân đối, gọn gàng và khỏe khoắn. Nếu nhìn về tổng thể thì chúng cũng rất đẹp và thu hút người nhìn. Đến lúc trưởng thành thì cho Golden có kích thước chiều cao từ 55 – 57cm, cân nặng từ 27 – 32kg ở con cái và cao 58 – 61cm, con đực sẽ nặng từ 29 – 34kg.

Giống chó săn Golden có mũi màu đen nên rất thính với chiếc đầu to để đánh hơi được mọi dấu vết. Chúng có đôi mắt to tròn, màu nâu và luôn thể hiện sự tinh nhanh vốn có. Với bộ hàm chắc khỏe, răng sắc nhọn giúp chúng có thể gặm nát được mọi vật cản.

Đặc điểm nhận dạng chó Golden là chúng có đôi tai dài, thường cụp xuống để che ½ má. Có cơ bắp phát triển, ngực rộng và cổ to, đuôi dài và sợi lông mày không bao giờ cong mà không thể lẫn với bất kỳ giống chó nào khác.

2.2. Về tính cách chó Golden

Chó Golden cực nhạy bén

Sở hữu chiếc mũi thính, chó Golden được giao cho đảm nhận nhiệm vụ quan trọng như tìm kiếm thức ăn, săn mồi. Bên cạnh đó, chó Golden đã được huấn luyện để đảm nhận nhiệm vụ cảnh sát. Chó Golden còn góp phần không nhỏ trong các đặc vụ tìm ra nơi giấu ma tuý và triệt phá đường dây buôn bán thứ chết người này.

Chó Golden được nhiều người yêu thích bởi chúng rất dễ chiều lòng chủ nhân, thậm chí còn biết làm việc nhà. Đây đúng là một người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt muốn có được.

Biết tiết chế cảm xúc

Khác biệt so với những giống chó khác thì Golden biết tiết chế cảm xúc cực kỳ tốt và điều chỉnh hành vi tùy từng tình huống với hoàn cảnh khác nhau. Kể cả khi không đạt được mục đích thì chúng cũng rất hiếm khi tỏ ra cáu giận.

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc cá cảnh đẻ con hay đẻ trứng 

Trung thành, năng động

Chó được coi là thú cưng trung thành nhất trong giống súc vật mà Golden cũng không hề ngoại lệ. Đây chính là những người bạn tâm giao trung thành, một lòng một dạ với chủ nhân của mình. Dẫu vậy thì chó Golden luôn tỏ ra hoạt bát, năng động và yêu thích mọi hoạt động ngoài trời. Khi đang chơi hay đang làm nhiệm vụ thì chúng luôn tỏ ra thân thiện với bất kỳ loại vật nuôi nào.

Bản năng bảo vệ

Chó Golden cũng có bản năng bảo vệ cực cao. Khi có người lại, chúng sẽ cất tiếng sủa để báo hiệu có xâm nhập. Nếu muốn chúng phát huy tối đa năng lực bản thân và trung thành, bạn sẽ phải thực sự yêu thương và tỏ ra đồng cảm với chúng.

3. Sức khoẻ của chó Golden

Chó Golden thường có tuổi thọ khá cao, từ 10 đến 12 năm. Chúng là giống chờ với sức khỏe tốt và rất ít khi mắc bệnh. Khi chọn mua chó này thì bạn cần chú ý một số con mắc bệnh di truyền, bẩm sinh dưới đây:

Bệnh về mắt: Chó Golden hay gặp những vấn đề về mắt, khi bị nhẹ thì chảy nước mắt và khó nhìn. Còn nếu nặng thì trở nên mù lòa.

Bệnh về xương khớp: Loạn xương hông, hoặc những bệnh chệch khớp khuỷu chân,…

Do vậy để chọn được giống chó Golden con có sức khỏe tốt thì bạn cần chú ý kiểm tra sức khỏe chúng thường xuyên nhằm đảm bảo những dấu hiệu lạ, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Chó Golden giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, chó Golden được bán với mức giá không quá cao. Bạn có thể thoải mái lựa chọn những em cún cưng chất lượng mà giá cả phải chăng, dưới đây là giá bán chó Golden tại một số khu vực để bạn tham khảo.

Chó Golden đáng yêu và nhanh nhẹn
Chó Golden đáng yêu và nhanh nhẹn

4.1 Giá chó Golden tại Việt Nam

Tại Việt Nam, giá chó Golden được dao động trong khoảng từ 6 đến 8 triệu/con. Mức giá này được xem là không quá cao và phổ biến trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, chó Golden giá dao động dựa vào điều kiện bao gồm về ngoại hình, hay giống chó có đủ giấy tờ sẽ có giá cao dao động khoảng từ 5 – 15 triệu đồng.

>>> Kỹ thuật chăm sóc mèo Ba Tư lai cực dễ dàng 

4.2 Giá chó Golden tại Đông Nam Á

Với những chú chó Golden được nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Singapore, … thì đều có giá nhỉnh hơn chút so với giống chó tại Việt Nam. Bạn sẽ được sở hữu em chó Golden dao động từ khoảng 10 đến 18 triệu, chưa gồm giấy tờ, tiêm phòng đầy đủ hay chưa bao giờ gồm phí vận chuyển.  

4.3 Giá chó Golden tại phương Tây

Tại các nước phương Tây như ở các nước Canada, Anh, Mỹ, Úc, Đức,… thì giống chó Golden ngoài những đặc điểm sinh ra thì chúng còn có những đặc điểm nổi bật hơn với thân hình thon gọn và bộ lông vàng mượt. Theo đó, chó Golden đều được sinh ra đẹp hơn những con chó Golden tại Việt Nam hay Thái Lan. Bởi vậy, giá chó sinh ra ở đây cũng cao hơn, dao động từ 22 đến 40 triệu một em có nguồn gốc, giấy tờ đầy đủ và xuất xứ rõ ràng, có giống và chất lượng tốt.

Chó Golden giá không chỉ phụ thuộc về địa lý, nơi sinh ra mà còn phụ thuộc vào màu sắc khác nhau. Giống chó này hiện phổ biến với 5 màu dưới đây:

  • Chó golden vàng
  • Chó golden bạch kim
  • Chó golden trắng
  • Chó golden đen
  • Chó golden nâu

Nếu bạn chọn những chú chó Golden có màu vàng và nâu phổ biến thì giá thành cũng không quá cao, còn nếu chọn loại màu trắng hoặc chó Chó golden bạch kim màu bạch kim quý hiếm thì có giá thành nhỉnh hơn đôi chút.

Trên đây là tất cả những thông tin về chó Golden hy vọng giúp các bạn tham khảo thêm về thông tin giống chó này từ đó chọn được một chú chó cưng tốt nhất. Nếu có thắc mắc gì về loài chó Golden, hãy tham khảo bài viết tiếp theo để cập nhật thêm những thông tin liên quan khác nhé. Chúc bạn thành công!

 

Chó

Nguồn gốc & Đặc điểm của từng loại chó Bull

Chó Bull có nguồn gốc như thế nào? Thông tin này được rất nhiều người được quan tâm đến và cùng nhau bàn luận về loài chó này. Để biết rõ hơn về đặc điểm của từng loại chó Bull, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Chó Bull có nguồn gốc như thế nào?

Theo như thông tin được biết, chó Bull được biết đến là loài có xuất hiện lần đầu ở Mỹ, tiếp đó chúng được tham gia vào từng cuộc thi cho chó ở tầm quốc tế đã tạo được cơn sốt ở khắp mọi nơi. Do đó, American Bully được biết đến đó là cái tên đầy đủ của nó. 

Nguồn gốc & Đặc điểm của từng loại chó Bull
Chó Bull có nguồn gốc như thế nào?

>>> Bạn biết được gì về chó Pug Pháp

Cũng nhờ cơn sốt này mà giống chó Bull được lai tạo, lan rộng sang khu vực Châu Âu, Châu Á và cũng không ngoại lệ ở Việt Nam có rất nhiều gia đình sẵn sàng chi ra một khoản tiền lớn để sở hữu được một chú chó Bull.

Các chú chó Bull hay còn được gọi là Bully đã được tạo ra một cách hoàn hảo vì sự lai tạo giữa Pitbull và chó Bulldog. Do đó, các chú chó Bull có đặc tính của cả 2 loài chó, đây cũng được xem là một trong các lợi thế đặc biệt nhằm giúp cho chó Bull được rất nhiều người yêu thích. 

Tìm hiểu đặc điểm & Phân loại của từng loại chó Bull

Hiện nay, đối với chó Bull có nhiều loại khác nhau và mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác biệt, cụ thể:

Nguồn gốc & Đặc điểm của từng loại chó Bull
Tìm hiểu đặc điểm & Phân loại của từng loại chó Bull

>>> Tìm hiểu đặc điểm của loài chó Yorkshire

Chó Bull Pháp ( French Bulldog)

Tổ tiên của chó Bull Pháp theo như nhiều thông tin chia sẻ loài chó này có nguồn gốc từ nước Anh, để du nhập sang đến nước Pháp các chú chó Bull nhỏ này đã đi theo cùng với người thợ làm vải ren. Chú chó Bull Pháp đầu tiên xuất hiện vào năm 1896.

  • Chiều cao chó Bull: 35 – 39cm.
  • Tuổi thọ: 10 – 12 năm.
  • Cân nặng: < 13kg.

Các chú chó Bull Pháp sẽ có ngoại hình tổng thể cũng rất cân đối, các đặc điểm nổi bật như xương nặng, cơ bắp săn chắc, bộ lông mượt. Đầu của nó nhỏ hơn so với chú chó Bull Anh, trông nó vuông hơn rất nhiều.

Theo đó, điểm mạnh của chó Bull Pháp đó là kích thước ở mức độ vừa phải nên được rất nhiều người lựa chọn để nuôi. Bên cạnh đó, mắt của nó cũng sẫm hơn, không bị lồi ra, tai sẽ dựng như hình con dơi, đuôi cụt, rộng ở gốc, thuôn dài,… Phần đỉnh hộp sọ phẳng giữa 2 tai, lông ngắn nhưng mềm đi cùng với đó là chân ngắn và tròn mập.

Tính cách của chó Bull Pháp

Với tính cách biết cách bộc lộ cảm xúc, tâm trạng với chủ đi cùng với đó là sự thông minh của chú chó Bull Pháp, vì vậy giống chó này luôn lấy được tình cảm của chủ nhà.

Theo đó, khả năng huấn luyện của các chú chó Bull là rất tốt. Nó sẽ có khả năng biết lắng nghe và học hỏi khi được chủ dạy bảo. Bên cạnh đó, chó Bull có tính cách là rất dễ gần với các giống chó khác. Nó không hề sửa hoặc là cắn nhau với các chú chó giống khác mà ngược lại nó sẽ nô đùa với nhau rất vui vẻ.

Chó Bull Anh ( English Bulldog)

Chó Bull Anh được tạo ra ở nước Anh vào Thế kỷ XIII, ban đầu các chú chó Bull được dùng làm chó chiến trong bộ môn đấu bò. Với xuất thân từ trò tiêu khiển bạo này này nên đã khiến cho bản tính chó Bull Anh hung dữ như hiện nay. Các chú chó Bull Anh đã trở thành một biểu tượng quốc gia của nước Anh.

  • Chiều cao: từ 30 – 39cm.
  • Tuổi thọ: 8 – 12 tuổi. 
  • Cân nặng: 18 – 23kg.

Nó sẽ khác hẳn so với các chú chó Bull Pháp, chó Bull Anh nó có đầu ngán, to và tai nhọn hơi cụp. Điều hài hước của chú chó Bull Anh đó là da đầu chảy xệ, nhăn nheo, phần lông màu sẽ nhíu lại, tai nhỏ và mũi hếch.

Bên cạnh đó, chú chó Bull Anh có cái mõm ngắn, hàm dưới lồi lõm 2 bên. Bộ lông có rất nhiều màu sắc, lông ngắn nhưng rất mịn và bống, đuôi cụt.

Tính cách của chú chó Bull Anh

Do nguồn gốc của chó Bull Anh từ những trận đấu nên tính khí của chó Bull Anh với vẻ hung dữ như vẻ bên ngoài của nó. Tuy nhiên, sau nhiều lần lai tạo, chó Bull Anh hiện nay rất thân thiện với gia đình và trẻ em.

Vẻ bên ngoài hung dữ, lạnh lùng và sủa rất nhiều. Chó Bull Pháp luôn xứng đáng là người canh gác nhà rất tuyệt vời đối với từng hộ gia đình.

Chó Bull Mỹ ( American Bulldog)

Chó Bull Mỹ được xem là một trong số các hậu nhuệ của chó Bull Anh. Cũng có rất nhiều người chia sẻ, nguồn gốc của chó Bull Mỹ đã theo chân của người nhập cư từ Anh sang đến Mỹ. Chó Bull Mỹ được mọi người biết đến là người chăn gia súc cho trang trị của người nông dân.

  • Chiều cao: từ 55 – 56cm.
  • Tuổi thọ: 10 – 12 năm.
  • Cân nặng: từ 34 – 46kg (đối với con đực), 27 – 36kg (đối với con cái).

Đặc điểm ngoại hình của chó Bull Mỹ chắc khỏe và không bị sồ sề. Phần đầu to, cơ bắp nên loài chó này được mọi người đánh giá nó giống với chó Bull mạnh mẽ nhất.

Phần đầu to và cơ bắp, khuôn mặt cũng rất thân thiện, không lạnh lùng như với chó Bull Pháp và Bull Anh. Bộ lông của loài chó này mịn và ngắn, ít rụng lông nên không cần phải chăm sóc lông nhiều. Bull Mỹ thông thường sẽ có màu trắng với từng mảng màu vàng hoặc là đen.

Tính cách của chó Bull Mỹ

Chó Bull Mỹ có kích thước lớn hơn so với loài chó Bull Anh, nhưng nó rất hiền lành, tình cảm và rất yêu trẻ con. Bên cạnh đó, nó cũng rất lanh lợi, trung thành với con người và mạnh mẽ.

Chó Bull Mỹ hoạt động tốt nhất khi được huấn luyện nghiêm túc và có một chế độ dinh dưỡng thức ăn phù hợp.

Kết luận

Với toàn bộ những thông tin ở trên chắc mọi người cũng đã hiểu rõ về loài chó Bull và đặc điểm tính cách của loài chó này. Nếu như bạn có ý định sở hữu một chú chó Bull, hãy tìm đến các địa chỉ uy tín nhất hiện nay nhé! 

Chó

Tổng hợp thông tin về nguồn gốc và đặc điểm của chó Yorkshire

Chó Yorkshire có nguồn gốc và đặc điểm như thế nào? Những thắc mắc này được nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận với nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin liên quan đến loài chó này, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Lịch sử & Nguồn gốc của loài chó Yorkshire

Chó Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh. Ở thời điểm nước Anh phát động cuộc cách mạng công nghiệp, từng công nhân Scotland đã đến Yorkshire để làm việc, họ đưa theo một chú chó mang tên là Clydesdale Terrier.

Tổng hợp thông tin về nguồn gốc và đặc điểm của chó Yorkshire
Lịch sử & Nguồn gốc của loài chó Yorkshire

>>> Tổng hợp danh sách những chó đẹp nhất thế giới hiện nay

Theo đó, Clydesdale Terrier được dùng để bắt chuột, đuổi chuột trong từng nhà máy và hầm mỏ. Chó Yorkshire sở hữu một bộ lông dài, óng ả với thân hình khá to. Tiếp đó, phía các nhà lai tạo đã thực hiện một cuộc lai tạo giống giữa chú chó Clydesdale Terrier cùng với những loài chó khác như Tan English Terriers, Paisley, Waterside Terrier,…

Kết quả của một cuộc lai tạo đã được tạo ra các chú chó sục Yorkshire với kích thước ở mức độ nhỏ, đáng yêu nhưng bên cạnh đó vẫn thừa hưởng toàn bộ mức độ nhanh nhẹn, thông minh.

Dần dần về sau, Yorkshire đã trở thành giống chó cảnh được mọi người yêu thích. Đến thời điểm hiện tại thì giống chó này đã và đang đứng vào TOP các giống chó phổ biến nhất tại khu vực Châu Âu.

Những đặc điểm của loài chó Yorkshire

Yorkshire Terrier được mọi người chia sẻ là giống chó cảnh thưởng được nuôi để làm thú cưng. Nhưng nếu như có dịp phát huy, chó Yorkshire sẽ cho bạn thấy được khả năng bắt chuột của mình đúng như những gì tổ tiên đã truyền lại.

Yorkshire sở hữu thân hình nhỏ và xinh xắn. Từng chú chó Yorkshire trưởng thành sẽ có chiều cao tối đa chỉ khoảng 23cm và nặng 3.2kg. Kích thước nhỏ nên sẽ phù hợp để làm vật nuôi cảnh, không dùng để làm việc nhà. Theo đó, những đặc điểm của chú chó Yorkshire thể hiện:

Đối với phần đầu

Phần đầu của chú chó Yorkshire nhỏ và tròn. Mũi có màu đen và sống mũi dài ở mức độ vừa phải. Mắt tròn và đen nháy cũng thể hiện được sự tinh nhanh. 2 tai hình tam giác nhỏ, thường sẽ dựng đứng lên và vểnh về 2 phía. Cũng nhờ vào cấu tạo này của tai chó Yorkshire rất thính, nó sẽ có khả năng nghe được từng tiếng động nhỏ nhất mà phía lũ chuột tạo ra.

Lông

Khi mới sinh ra, chó Yorkshire đã sở hữu một bộ lông màu đen tuyền. Từ 3 tháng tuổi trở lên, lông sẽ bắt đầu phai màu nhạt hơn. Khi được 1 năm tuổi thì bộ lông của nó sẽ xuất hiện thêm rất nhiều các sọc xanh xám.

Lông của chó Yorkshire rất dài, mượt như với lông tơ, nó không bông mịn lên như các chú chó Poodle, chó Bichon Frise. Cả cơ thể của chó Yorkshire đều được bao phủ bởi một bộ lông bóng mượt.

Ở trên từng bộ phận, màu sắc của lông sẽ có mức độ thay đổi khác nhau. Lấy ví dụ như tại phần đầu và tứ chi thường có lông màu vàng đậm, còn phần trán sẽ có lông màu nhạt, còn phân thân sẽ có lông màu đen.

Lông ở ngực thường mọc rất dày, có màu nhạt hơn so với những bộ phận khác. Trong trường hợp bạn muốn nuôi lông Yorkshire dài thì cần phải chải chuốt, chăm sóc thường xuyên. Chó Yorkshire nếu như có bộ lông ngắn thì sẽ dễ dàng chăm sóc và vệ sinh hơn.

Phần thân

Phần thân của từng chú Yorkshire có tỷ lệ rất cân đối so với toàn cơ thể. Phần lưng thẳng, đuôi thường bị cắt nên rất ngắn chỉ nhô lên cao hơn so với lưng một chút.

Đối với chó Yorkshire không được cắt đuôi thì phần lông ở đuôi mọc tương đối dày, khi nào cũng dựng lên như cái cột cờ, độ dài đuôi ở mức độ vừa phải rất cân đối với cơ thể.

Tứ chi

Đôi với phần chân của chó Yorkshire thẳng và phủ đầy lông. Bàn chân nhỏ xinh với bộ móng màu đen. Nhưng bàn chân nhỏ thường bị lông dài che mất và rất ít khi nhìn thấy.

Vậy, tính cách của chó Yorkshire như thế nào?

Nhìn vẻ bên ngoài rất kiêu sao và sang chảnh là thế nhưng chó Yorkshire rất thân thiện, hài hòa và gắn bó với con người. Nó sống rất tình cảm và biết làm rất nhiều trò để cho mọi người vui.

Tổng hợp thông tin về nguồn gốc và đặc điểm của chó Yorkshire
Tính cách của chó Yorkshire như thế nào?

>>> Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của chú chó Husky

Chó Yorkshire cũng thích hợp sống ở điều kiện căn hộ. Nó thường tạo ra được một bầu không khí thư giãn cho gia đình của bạn. Đôi khi, chúng cũng làm nũng nhằm để được bạn chiều chuộng và yêu thương. 

Giống chó Yorkshire rất thích nhận được sự quan tâm đến từ chủ nhân của mình. Do đó, dù bận rộn đến mấy thì bạn cũng nên dành thời gian để dắt nó đi dạo và không nên để chúng ở một mình quá lâu.

Chó Yorkshire cũng hòa đồng, thân thiện nên các bạn sẽ yên tâm để có thể sống chung với các vật nuôi khác. Nhưng vì Yorkshire có thân hình khá mỏng manh nên cần phải bảo đảm rừng các vật nuôi đó không làm hại đến chú chó Yorkshire.

Chó Yorkshire cũng rất thân thiện, nhanh nhẹn, thông minh và năng động. Loài chó này sẽ chạy nhảy suốt cả ngày và thích chơi với trẻ nhỏ. Nhưng đôi khi mức độ hoạt bát thái quá của Yorkshire có thể sẽ khiến cho trẻ nhỏ sợ hãi.

Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và thể lực của chó Yorkshire

Chó Yorkshire có kích thước nhỏ con nên rất dễ gặp chấn thương. Với một cú đánh đột ngột, hoặc là một tai nạn nhỏ cũng sẽ khiến cho phần xương của nó bị gãy. 

Chó Yorkshire cũng thường gặp một số những căn bệnh như bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thoát vị đĩa đệm, thương tích đối với phần cơ bắp… Nhất là vào mùa đông lạnh giá thì chúng dễ bị mắc phải bệnh viêm phế quản. Do đó, các bạn nên mặc cho nó những bộ áo quần thật ấm áp. Bởi nó vừa giúp bảo vệ sức khỏe cho chó Yorkshire mà còn làm tăng thêm tính thẩm mỹ.

Trong trường hợp bạn cho chó Yorkshire ăn uống không đều đặn, khi đó cũng sẽ khiến cho chúng mắc bệnh dạ dày. Các thức ăn mà loài chó này cần phải tránh đó là đậu nành, ngô.

Khi thấy Yorkshire có những dấu hiệu giảm cân nhanh chóng, cơ thể gầy gò hơn thì có thể nó đang mắc phải bệnh hạ đường huyết. Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu giảm, nên sẽ khiến cho chúng không đủ năng lượng cho từng hoạt động thường ngày của mình.

Theo đó, những bệnh khác thường thấy ở chó Yorkshire đó là mất răng sớm, bệnh tai điếc, khó sinh đẻ,… Khi phát hiện chó Yorkshire có bất kỳ dấu hiệu gì khác thì hãy đưa nó đến cơ sở thú Y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kết luận

Với những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ về loài chó Yorkshire và từng đặc điểm của nó. Nếu như bạn có ý định sở hữu một chú chó Yorkshire đáng yêu, hãy tìm hiểu địa chỉ bán uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay.

Chó

Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài chó Husky

Bạn biết được gì về loài chó Husky và có đặc điểm như thế nào? Những thông tin liên quan đến loài chó này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau chia sẻ ở trên các diễn đàn khác nhau. Để hiểu hơn về Husky, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của loài chó Husky

Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu, Husky được biết đến là loài chó cỡ trung và thuộc vào nhóm các con chó kéo xe có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia của nước Nga giá lạnh. Chó Husky có họ hàng rất gần với giống chó Alaskan Malamute và Samoyed.

Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài chó Husky
Nguồn gốc của loài chó Husky

>>> Những thông tin liên quan đến loài chó Pug Pháp

Năm 1908, loài chó này được mang đến vùng Alaska của nước Mỹ. Đây chính là thời kỳ phát triển mạnh của công cuộc khai thác vàng, bởi vậy người dân ở nơi đây thường sử dụng chó Husky với mục đích kéo xe vì chúng chạy rất khỏe với tốc độ rất nhanh. 

Chó Husky sẽ có khả năng kéo xe được một quãng đường dài trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, không cần phải dừng nghỉ. Đã có nhiều người lựa chọn chó Husky để làm bạn đồng hành trong từng cuộc hành trình khám phá các vùng đất mới, cuộc hành trình huyền thoại được lưu lại trong từng câu chuyện cho đến tận ngày nay. Từ đó, việc sử dụng chó Husky nhằm để kéo xe ngày một phổ biến và đã trở thành phương tiện di chuyển chính ở nơi đây. 

Về sau, khi những phương tiện dần dần phát triển, người dân nơi đây không nuôi Husky với mục đích kéo xe nữa mà xem chúng như một vật nuôi ở trong nhà. Cho đến tận ngày nay, chó Husky vẫn đang đứng đầu trong số các vật nuôi đặc trưng tại vùng đất Siberi.

Chó Husky có đặc điểm như thế nào?

Đối với loại chó Husky sẽ có các đặc điểm nổi bật như sau:

+ Chiều cao và cân nặng: chó Husky sẽ có chiều cao trung bình là 52 – 55cm, nặng từ khoảng 20 – 25kg. Husky đực khi đó sẽ có cân nặng và chiều cao lớn hơn hẳn so với Husky cái.

+ Mũi: mũi của chó này sẽ được quy định theo màu lông: lông đen – mũi nâu, lông trắng tuyền – mũi xám nhạt, lông nâu đỏ – mũi đỏ thẫm, còn lông xám – mũi đen. Bên cạnh đó, phần lớn chó Husky khác sẽ có màu mũi trùng với màu lông. Mũi của chó này lúc nào cũng ướt, sẽ đổi màu theo thời gian dựa vào điều kiện thời tiết. Thời điểm vào mùa đông mũi Husky sẽ chuyển sang màu nâu hoặc là màu hồng nhạt.

+ Bộ lông: vì sống ở trong môi trường có tuyết nên lông của chó Husky khá dày, dài và có 2 màu như trắng và đen (phổ biến nhất), xám – trắng, nâu đỏ – trắng, hồng phấn – trắng, còn màu hiếm nhất đó là màu trắng muốt “Agouti”. Lông sẽ được phân chia thành 2 lớp, lớp bên ngoài dày còn lớp trong thì ngắn hơn, rụng 2 lần/ năm. Ở trên mặt và 4 chân chó Husky luôn có lông màu trắng.

+ Đôi mắt: mắt của chó Husky hơi xếch ngược lên, sẽ có màu hạnh nhân và toát lên vẻ hoang dã, lạnh lùng, trông khá là đáng sợ. Bên cạnh màu hạnh nhân, một số khác lại có mắt màu xanh lục, hổ phách, xanh dương,… cá biệt hơn sẽ có một số Husky sở hữu 2 màu mắt, tuy nhiên loại này là rất hiếm.

+ Đuôi: chó Husky có phần đuôi nhỏ, sẽ không vẫy cao và luôn ở trong trạng thái rũ xuống. Còn phần chóp đuôi có một nhúm lông trắng muốt, tròn như bông.

+ Tai: tai của loài chó này có hình tam giác, luôn hướng về phía trước. Kích thước của tai thường cân đối, cũng không quá lớn, lông ở trên tai ngắn, mỏng, mềm mịn tựa như nhung.

Chế độ ăn uống của chó Husky ra sao?

Thực đơn chó Husky luôn là một trong số những vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Dưới đây các chuyên gia chia sẻ đến cho mọi người về 3 loại chính cụ thể như sau:

Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài chó Husky
Chế độ ăn uống của chó Husky ra sao?

>>> Tìm hiểu về những chó đẹp nhất thế giới hiện nay

– Các loại hạt khác nhau: cũng tùy thuộc vào từng độ tuổi khi đó sẽ có các loại hạt dành riêng cho chó Husky. Tuy nhiên, khi mua hạt thì mọi người cần phải đến những địa chỉ uy tín và hỗ trợ tư vấn nhằm đảm bảo lượng thức ăn phù hợp với chó.

– Thịt: chó Husky sẽ ăn ức gà, cổ gà, trứng vịt lộn nhằm bổ sung thêm lượng Canxi và sẽ giúp cho lông được mịn hơn. Lưu ý, mọi người chỉ nên cho nó ăn từ khoảng 3 – 5 trứng/ tuần, bởi nếu như ăn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy và kém ăn.

– Những loại rau củ: cà rốt chính là loại củ chứa nhiều hàm lượng Vitamin, khoáng chất cần thiết đối với quá trình phát triển của chó Husky. Do đó, Husky sẽ ăn nhiều cà rốt, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi.

Một số các lưu ý quan trọng khi cho chó Husky ăn

+ Đối với chế độ ăn uống của chó Husky còn phải tùy thuộc vào từng độ tuổi. Từ 2 – 5 tháng tuổi cần phải bảo đảm Husky được ăn 4 bữa/ ngày, khi đã được 1 tuổi thì cho 3 bữa/ ngày, còn khi Husky đã được 2 tuổi trở lên thì hãy cho ăn 2 bữa sáng – tối là được.

+ Nên cho ăn đúng giờ – đúng bữa – tuyệt đối không nên cho ăn tùy tiện. Sau khi ăn xong thì cần phải bỏ đi toàn bộ những thức ăn thừa nhằm không tạo thói quen ăn lâu hoặc là làm mất vệ sinh khiến cho chó Husky bị bệnh do thức ăn ôi thiu.

+ Vệ sinh bát sạch sẽ, cất gọn vào một chỗ sau khi đã cho Husky ăn xong.

Kết luận

Toàn bộ những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về từng đặc điểm của loài chó Husky. Nếu như các bạn có ý định nuôi loài chó này cần phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin nhé!

Chó

TOP những loại chó đẹp nhất thế giới hiện nay

Theo bạn chó đẹp nhất thế giới là loại nào? Thắc mắc này được rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau chia sẻ những thông tin liên quan. Để biết rõ hơn mọi vấn đề mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Những loại chó đẹp nhất thế giới hiện nay

Hẳn các bạn không còn xa lạ với hình ảnh các chú chó “mặc quần áo” và sở hữu một cái tên riêng. Bên cạnh việc giữ nhà, từng chú boss ngáo ngơ này còn rất hữu ích trong việc làm giảm đi những muộn phiền, căng thẳng và giảm stress cho con người. Dưới đây các chuyên gia chia sẻ cho mọi người về các loại chó đẹp nhất hiện nay bao gồm:

Chó Alaska

Đây cũng là một trong số các loại chó đẹp nhất hiện nay, nó thu hút mọi người bởi bộ lông 2 lớp dày, xù nhưng lại rất mịn màng. Chó Alaska có kích cỡ thân hình rất to lớn, chiều cao đặt khoảng 70 – 80cm, cân nặng từ khoảng 45 – 55kg ở độ tuổi trưởng thành.

TOP những loại chó đẹp nhất thế giới hiện nay
Chó Alaska

>>> Bạn biết được gì về loại mèo tam thể đực

Theo đó, chó Alaska sẽ khác xa so với vẻ bên ngoài hung dữ mang phần hơi dữ, nhưng thực nó rất dễ thương và hiền hòa.

Siberian Husky

Siberian Husky có đặc điểm nổi bật đó là bộ lông dày ấn tượng thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh buốt với đa dạng các màu khác nhau như nâu đỏ – trắng, trắng đen,…

Chó Siberian Husky có cân nặng trung bình sẽ là 16 – 27kg, chiều cao tầm khoảng 50 – 60cm. Vẻ bên ngoài cao lớn nhưng chó này rất hiền lành, thân thiện và rất trung thành. Siberian Husky nhìn bên ngoài nhìn hung dữ và gian ác. Nhưng nếu như đã tìm hiểu về giống chó cảnh khuyển xứ lạnh này chắc chắn sẽ thấy khá là hiền lành và thân thiện.

Chó Akita Inu

Chó Akita Inu là chú chó đến từ nước Nhật Bản. Cũng vì chú chó này xuất thân từ đất nước mặt trời mọc, nó còn sở hữu một sức mạnh to lớn, trí thông minh và có lòng trung thành rất tuyệt đối.

Chó Akita Inu chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ hộ gia đình nào. Nó sẽ sống tình cảm, yêu quý trẻ con là một chú chó rất hữu ích. Nó sẽ có khả năng bảo vệ và canh gác nhà cửa được đánh giá là rất cao.

Samoyed

Samoyed cũng là một trong những loại chó đẹp nhất thế giới và được rất nhiều người yêu thích nhờ bộ lông trắng tinh cùng với vẻ bên ngoài rất dễ thương và đáng yêu. Chó này có nguồn gốc từ vùng Siberiam, những chú cý này được dùng để làm phương tiện kéo xe ở trên bề mặt băng tuyết.

TOP những loại chó đẹp nhất thế giới hiện nay
Chú chó Samoyed

>>> Tìm hiểu rõ hơn về chú chó Pug Pháp

Ngoại hình của chó Samoyed sở hữu vóc dáng gọn gàng và rất khỏe khoắn, khi nào nó cũng tràn đầy sức sống. Theo đó, kích thước cao từ khoảng 40 – 60cm, cân nặng đạt 30 – 60kg. Chó Samoyed sở hữu đầu nhỏ, được bao phủ bởi rất nhiều lông xung quanh. Đôi mắt cũng hơi híp, lòng mắt cũng đen nháy trông rất tinh nhanh.

Chó Samoyed rất thân thiện và gần gũi với con người, nhất là trẻ em. Bất cứ  ai cũng có thể làm quen cùng với chú chó này, kể cả người lạ. Đây cũng chính là lý do Samoyed luôn luôn được mọi người yêu quý hơn những chú có khác. 

Poodle

Chó Poodle được biết đến là giống chó săn có nguồn gốc từ khu vực Châu Âu. Poodle được rất nhiều người ưa chuộng bởi bên ngoài nó có vẻ đẹp xinh xắn, đáng yêu, đặc biệt là nó khá dễ nuôi.  

Tai của Poodle to, dài và phẳng. Phần lông tai có dạng dài và xoăn. Tai của bé cún Poodle thông thường sẽ ở trạng thái rủ xuống 2 bên má. Còn phần lông xoăn xù mềm mại sẽ khiến cho mọi người yêu thích chú cún con này. 

Giống như vẻ bên ngoài của Poodle nó sẽ có tính cách hiền lành và rất thích đùa giỡn với mọi người.

Pomeranian

Pomeranian hay còn được gọi là chó Phốc Sóc (fox sóc) và có nguồn gốc từ khu vực Châu Âu. Pomeranian là một trong số các giống chó cảnh cỡ nhỏ và ngoại hình xinh xắn. Loại chó này nổi tiếng và được mọi người yêu thích bởi ngoại hình bắt mắt.  

Chó Phốc Sóc có chiều cao tâm khoảng 15 – 25cm, cân nặng đạt từ 2 – 4kg. Chú chó Pomeranian có bộ lông dài, mềm mượt nhưng ban đầu thì chỉ có màu trắng nhưng quá trình cải tạo giống đã làm lông của chó Phốc đa dạng màu sắc hơn như: Xám khói, xám xanh, vàng lửa, bò sữa,…

Chó Pom tuy nhỏ nhưng tính cách cũng rất sôi nổi và sống động. Chó này rất thông minh, ham học và rất trung thành, luôn tò mò và rất hiếu động. Tuy hơi tinh nghịch nhưng bản tính của chó Pom rất dễ bảo và tình cảm.

Chó Havanese

Havanese là loại chó thuộc Bichon, đây là loài chó quốc gia của Cuba. Chó này có kích thước nhỏ, thân hình cũng rất cường tráng với cái đuôi dựng đứng ở trên lưng, tai buông thả và thường gập lại. Bộ lông của chó Havanese dày, dài và mượt và có rất nhiều màu sắc. 

Havanese là một trong số các chú chó nhỏ có cân nặng từ khoảng 6 – 12kg. Chiều cao sẽ dao động từ khoảng 15 – 20cm. Chó này có khuynh hướng tò mò, dáng đi nẩy lên. Đây cũng được xem là một trong số các đặc điểm nhằm phân biệt chó Havanese cùng với những giống chó khác.

Chó Havanese được nhận định là một trong số các vật nuôi gia đình lý tưởng, một con chó đồng hành thực sự. Nó sẽ có khả năng thích ứng cao với đa phần mọi môi trường khác nhau. Dự tính đây sẽ là chú chó phù hợp với mọi gia đình.

Kết luận

Những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về những loại chó đẹp nhất thế giới hiện nay. Tùy vào nhu cầu cũng như sở thích của mình, khi đó các bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn được loại chó phù hợp nhất.

cho-doberman-gia-bao-nhieu
Chó

Giải đáp chó doberman giá bao nhiêu?

Doberman là giống chó rất dũng mãnh thường được lựa chọn để làm nghiệp vụ, canh gác hoặc trông nhà. Chó Doberman giá bao nhiêu?.

Nguồn gốc chó Doberman

Doberman là giống chó được lai tạo và nhân giống bởi Louis Dobermann tên của chúng được đặt theo tên ông. Chó Doberman là một trong những dòng nổi tiếng của nước Đức. Chó Doberman vẻ ngoài dũng mãnh, chó này hiện đã được nuôi dưỡng trên khắp thế giới bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Bên cạnh những dòng chó Rottweiler và Becgie chó Doberman thường được lựa chọn để làm nghiệp vụ, canh gác Doberman là dòng chó tương đối khó nuôi nên phải có những hiểu biết nhất định về giống chó này.

cho-doberman-gia-bao-nhieu
Chó Doberman vẻ ngoài dũng mãnh

Đặc điểm ngoại hình, tính cách chó Doberman

Ngoại hình

  • Chó Doberman cái cao từ 65 – 70 cm, nặng 32 – 35kg, chó Doberman đực cao 68 – 72cm và nặng 40 – 45kg.
  • Phần đầu Doberman hơi nhỏ so với thân hình lưng thẳng bụng thắt và có cơ bắp
  • Chân chúng dài, Doberman có tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
  • Bộ ngực của Doberman rất to khỏe và săn chắc
  • Miệng vuông vức, mõm thuôn dài, răng sắc nhọn. Lực cắn mạnh nhất trong các giống chó
  • Đôi tai chó Doberman dựng đặc trưng
  • Chúng có 4 màu lông chính thức là đen, xám ánh xanh nâu vàng và nâu đỏ
  • Giống chó Doberman có đuôi khá dài đuôi chúng thường được cắt khi mới được vài ngày tuổi.
  • Các lưu ý khi chọn mua chó Doberman: Ngoài những giầy tờ cần thiết để chứng minh xuất xứ, sức khỏe thì chó Doberman bạn nên chọn mua chó Doberman từ 2 tháng tuổi trở lên và đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Tính cách chó Doberman

  • Thông minh
  • Hiếu chiến, dũng mãnh.
  • Chung thủy, chỉ bảo vệ một người chủ duy nhất.
  • Giữ nhà cực kỳ xuất sắc sẵn sàng tấn công
  • Hung dữ nhưng rất nhanh nhẹn.

Chó Doberman giá bao nhiêu?

Giá chó Doberman tùy vào nguồn gốc của chúng, thường thì những em chó ngoại có giá đắt đỏ hơn chó Việt rất nhiều.

Giá chó Doberman sinh ra ở Việt Nam, không có giấy VKA

Chó Doberman này chủ yếu là được những hộ gia đình nhân giống bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 5 – 7 triệu đồng là bạn đã được sở hữu một em. Nếu may mắn có thể tìm được một em thuần chủng. Chó Doberman sinh ra ở Việt Nam, không có giấy VKA đi kèm nên nguồn gốc xuất xứ cũng khá mờ nhạt. Ngoài ra, chúng cũng được tiêm phòng và đảm bảo về sức khỏe, thích nghi hoàn hảo với điều kiện thời tiết ở Việt Nam.

Giá chó Doberman sinh tại Việt Nam, có giấy VKA

Thông thường một chú chó Doberman này sẽ dao động khoảng  8 – 12 triệu đồng. Đây cũng là giống chó được sinh ra ở Việt Nam nhưng chúng có giấy tờ VKA đi kèm nên giá cao hơn rất nhiều. Chó Doberman này thuộc con nhà nòi có bố mẹ là chó ngoại quốc, đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi và đạt giải thưởng lớn ngoại hình đẹp mỹ mãn. Đây là những chú chó sức khỏe tốt, có giá vào khoảng 14 – 20 triệu/con.

cho-doberman-gia-bao-nhieu
Chó Doberman giá bao nhiêu?

Những mức giá chó Doberman hiện nay với những chú Doberman con thuần chủng từ 2 tới 3 tháng tuổi tại Việt Nam nếu như không có giấy tờ VKA thường có giá từ 5 tới 7 triệu đồng.

Chó Doberman tại Việt Nam nếu có giấy tờ VKA sẽ có giá thành cao hơn, từ 8 tới 12 triệu đồng. Những con có bố mẹ nhập khẩu sẽ có giá lên tới 20 triệu đồng nếu như đã từng tham gia các cuộc thi dog show trong nước.

Doberman nhập Trung Quốc

Những chú Doberman được nhập khẩu từ Trung Quốc có giá giống với những em chó được sinh ra tại Việt Nam giá rẻ hơn hẳn so với việc mua ở các nước khác.

Doberman nhập Thái

Những em này một em khoảng từ 8 – 15 triệu thường nhập về để nuôi dưỡng và nhân giống.

Giá Doberman nhập từ Phương Tây

Chú chó Doberman được nhập khẩu từ những nước châu Âu giá lên tới 30 triệu. Ngoại hình của chúng cũng vô cùng nổi bật và xuất sắc.

Những yếu tố ảnh hưởng tới giá chó Doberman

  • Nguồn gốc luôn là yếu tố đầu tiên quyết định tới giá thành chó Doberman Doberman cái sẽ có giá trị hơn Doberman đực
  • Chó Doberman có 2 màu chủ đạo phổ biến nhất là đen và nâu socola màu nâu socola hiếm hơn có giá cao hơn so với màu đen.
  • Chó Doberman trưởng thành có giá cao gấp vài lần so với Doberman con Doberman đã cắt tai và đuôi sẽ có giá cao hơn.