Kỹ năng

Chim cánh cụt ăn gì? Những điều thú vị về chim cánh cụt

Chim cánh cụt có tên gọi khác là chim cụt cánh, nằm trong bộ chim không cánh, chúng có bộ lông và lớp mỡ dày nên có thể sống ở nơi lạnh giá nhất thế giới. Sống ở nơi lạnh giá như vậy, chim cánh cụt ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé.

Chim cánh ăn gì?

Hiện nay trên thế giới chim cánh cụt thường sống ở bán cầu Nam và tập trung nhiều ở Nam Cực. Ngoài ra chúng còn được nuôi và bảo tồn lại các khu bảo tồn, viện hải dương học và trong thủy cung tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Chim cánh cụt ăn thức ăn ngoài tự nhiên

Chim cánh cụt sinh sống nhiều nhất ở khu vực Nam bán cầu nhiều nhất là Nam cực. Nam Cực là nơi lạnh nhất thế giới có những thời điểm nhiệt độ thấp kỷ lục -89,2 độ C. Cho nên, với nhiệt độ như thế này thì những loài sinh vật nào có thể sinh sống để làm mồi cho chim cánh cụt?

Chim cánh ăn gì?
Chim cánh ăn gì?

Xem thêm:

Tại Nam Cực có các loại hải sản, cá, mực, nhuyễn thể. Những sinh vật này đều là thức ăn của chim cánh cụt, ngoài ra chúng có thể ăn cả động vật giáp xác, thân mềm và nhiều nhất vẫn là các loài cá nhỏ.

  • Các loại cá nhỏ : cá mòi, cá cơm, cá tuyết, cá chích, cá đối,…
  • Các loài động vật thân mềm như mực, ruốc là món khoái khẩu của chim cánh cụt.
  • Các loài giáp xác như tôm, cua, phù du…

Nguồn thức ăn chính của chim cánh cụt sẽ được nó bắt khi lặn dưới biển. Chim cánh cụt sẽ dành nửa thời gian để bơi lội dưới nước kiếm ăn, thời gian còn lại chúng sẽ ở trên cạn nghỉ ngơi.

Chim cánh cụt ăn tại môi trường nuôi

Khác với môi trườn tự nhiên chim cánh cụt ăn thức ăn ngoài tự nhiên hầu hết là các loài hải sản có thể nuốt nguyên con. Nhưng ở môi trường được nuôi dưỡng và bảo vệ chúng thường được ăn cá đông lạnh thái mỏng bởi chế độ dinh dưỡng của chúng trong môi trường nuôi cần được đảm bảo tính nhất quán.

Đặc điểm chim cánh cụt

Chim cánh cụt ăn gì?
Chim cánh cụt ăn gì?

Dưới đây là một số đặc điểm thú vị của chim cánh cụt:

  • Trọng lượng trung bình của  chim cánh cụt khi trường thành sẽ có chiều cao cao từ 40cm – 1.1m, cân nặng từ 1 – 35kg.
  • Đầu chim cánh cụt có phần đầu nhỏ, thuôn dài, mỏ cứng và nhọn dùng để săn mồi
  • Chim cánh cụt có cặp cánh không có lông làm chân chèo và lặn sâu dưới đại dương vận tốc bơi của chúng lên tới 15 dặm một giờ.
  • Khi lên bờ chúng di chuyển chậm chạp hơn bằng 2 chân hoặc chúng có thể trượt với cái bụng mỡ của mình.
  • Thân hình của cánh cụt khá mũm mĩm bởi được bao phủ bởi lớp mỡ và lớp lông dày để chống chọi lại sự lạnh giá ở bán cầu Nam, lưng của chúng hơi cong và bụng chảy xệ xuống khiên cho chúng di chuyển trông rất đáng yêu.
  • Tuổi thọ trung bình của chim cánh cụt từ 15 đến 20 năm và chúng sống theo bầy đàn dọc bờ biển
  • Cuộc đời của chim cánh cụt một nửa trên cạn, thời gian còn lại là ở dưới đại dương mênh mông để tìm kiếm thức ăn.
  • Lông của chim cánh cụt rất dày và có hầu hết 2 màu chủ đạo là đen, trắng.

Vì sao chim cánh cụt chịu lạnh tốt?

Nếu chưa được tận mắt nhìn thấy chim cánh cụt chắc hẳn nhiều người lầm tưởng rằng chim cánh cụt không có lông. Nhưng thực tế là lông của chúng rất dày và được phủ bởi một lớp dầu có thể chống được nước nên cơ thể chúng sẽ không bao giờ bị đóng băng. Trong cơ thể của chim cánh cụt, có tới 30% là chất béo với lớp mỡ dày giúp chúng chịu lạnh rất tốt giúp chúng có thể bơi lội thoải mái trong nước lạnh.

Chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con?

Đến mùa sinh sản chim cánh cụt đực sẽ đi tìm con cái để kết đôi. Mỗi lần sinh sản, chim cánh cụt đẻ 2 quả trứng và ấp trứng trong khoảng 45 ngày, nhiệm vụ ấp trứng được giao cho chim đực, chim cái có nhiệm vụ là đi tìm thức ăn cho chim đực. Khi chim cánh cụt được sinh ra chúng sẽ được ba mẹ nuôi đến khi cứng cáp có thể tự đi kiếm mồi được thì chúng sẽ được tác khỏi ba mẹ và sống tự lập. Chim cánh cụt được đánh giá là rất chung thủy chỉ giao phối 1 lần khi sinh sản, nếu không may bạn tình bị chết chúng sẽ không giao phối với con khác mà sẽ sống một mình tới chết.

Tại sao chim cánh cụt không biết bay?

Mặc dù chim cánh cụt không thể bay bởi thân hình và đôi cánh của chúng sinh ra để thích nghi với sự lạnh giá của Nam Cực, không bay được nhưng chúng có khả năng bơi lội và lặn dưới đại dương rất giỏi. Vận tốc bơi khoảng 15 dặm trên 1 giờ và lặn sâu 564m dưới đại dương bao la để tìm kiếm thức ăn. Trên bờ lạnh giá nên hầu hết các loài sinh vật không thể sống được, nên chúng lặn sâu dưới đại dương mênh mông kia mới có thức ăn dành cho chúng.

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn bạn đã nắm được thông tin chim cánh cụt ăn gì. Với các thông tin này, bạn sẽ hiểu hơn về loài chim cán cụt và những điều thú vị về chúng.

Kỹ năng

Chim cánh cụt có lông không? Tại sao chúng không bị đóng băng ở Nam Cực

Chim cánh cụt là loài động vật rất đáng yêu, không phải ai cũng được nhìn thấy ở thực tế vậy nên nhiều người thắc mắc chim cánh cụt có lông không? Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.

Chim cánh cụt sống ở đâu? Chim cánh cụt có lông không?

Chim cánh cụt sống ở đâu?

Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh chúng không biết bay nhưng lại bơi rất giỏi, chúng được tìm thấy vào năm 1891. Chim cánh cụt tập trung thành quần thể chủ yếu ở Nam bán cầu và một loài duy nhất được tìm thấy ở phía Bắc đường xích đạo là Galápagos. Chim cánh cụt có bộ lông hai màu trắng đen tương phản nhau, có đôi chân chèo để bơi lội và thích nghi tốt trong môi trường nước. Thức ăn chính của chim cánh cụt là các cá thể nhuyển, cá, mực và các dạng sinh vật biển phù du khác mà chúng bắt được khi bơi dưới nước. Cuộc sống của chúng dành một nửa thời gian ở dưới nước và nửa còn lại ở trên cạn.

Chim cánh cụt có lông không?
Chim cánh cụt có lông không?

Xem thêm:

Chim cánh cụt hầu hết có nguồn gốc ở Nam bán cầu và vùng lạnh nhất Nam cực có nhiệt độ lên tới – 80 độ C. Ngoài ra một số loài chim cánh cụt còn được tìm thấy ở vùng ôn đới như chim cánh cụt Galápagos chúng sống gần đường xích đạo. Ngoài ra,chim cánh cụt còn được con người nuôi dưỡng bảo tồn trong các khu bảo tồn, viện hải dương học và trong thủy cung tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Chim cánh cụt có lông không?

Chim cánh cụt có bộ lông rất dày và lớp mỡ dày để chịu rét, lông của chim cánh cụt chủ yếu là 2 màu trắng và đen, lớp lông màu trắng để ngụy trang trên tuyết, còn lớp lông màu đen để ngụy trang dưới biển. Chim cánh cụt non thì có lông màu xám và lớp lông dày cũng bao phủ toàn bộ cơ thể. Tuy sống ở môi trường lạnh giá nhưng nhưng chim cánh cụt không hề thấy lạnh và đông đá.

Một nghiên cứu gần đây mới cho thấy, vì trên lông chim cánh cụt có các rãnh li ti và được phủ thêm một lớp dầu đặc biệt nên không bao giờ bị đông thành nước đá. Bộ lông của chim cánh cụt được bao phủ bằng lớp lông vũ được bao phủ bằng các lớp nhỏ li ti có khích thước nano. Các cấu trúc nano này giúp cho bộ lông luôn bóng mượt. các giọt nước luôn trượt đi và không bị giữ lại trên lông và đóng băng. Ngoài ra phần đuôi chim cánh cụt cũng tiết ra lớp dầu đặc biệt, chất dầu này sẽ giúp cho lông của chúng được chống thấm nước.

Tại sao chim cánh cụt bơi rất giỏi?

Chim cánh cụt được bao phủ bởi một lớp lông, giữa các lớp lông có không khi giúp chúng có thể nổi được trên mặt nước. Ngoài ra đôi chân của chim cánh cụt có đôi chân chèo khiến chúng trở thành kẻ bơi lội tuyệt vời với tốc độ từ 6 đến 12 km mỗi giờ.

Chim cánh cụt có lông không?
Chim cánh cụt có lông không?

Chim cánh cụt nam không lặn quá sâu xuống đại dương mà chúng săn con mồi từ mặt nước. Chim cánh cụt không thể thở dưới nước nhưng chúng có thể lặng xuống nước một khoảng thời gian rất dài, đôi khi chúng chỉ lên mặt nước để thở sau đó chúng sẽ quay lại để tìm kiếm thức ăn.

Tại sao chim cánh cụt không sống ở Bắc Cực?

Bắc Cực và Nam Cực là 2 vùng cực lạnh nhất ở trên thế giới tuy nhiên chim cánh cụt chỉ sống ở Nam Cực nguyên nhân bỏi vì: Khoảng cách từ Nam Cực tới Bắc Cực rất xa mà chim cánh cụt không biết bay nên khả năng di chuyển đến đó là không thể. Ngoài ra ở Bắc Cực có loài gấu trắng rất hung hãn nên chim cánh cụt ở đó sẽ là miếng mồi ngon cho gấu Bắc Cực và chúng không thể tồn tại được. Bên cạnh đó Nam Cực là nơi có nguồn thức ăn phong phú cho chim cánh cụt nên chúng sẽ không cần phải di cư tới nơi khác để sinh sống.

Hỵ vọng với bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về loài chim cánh cụt và phần nào đã giúp các bạn đọc giải đáp những thắc mắc chim cánh cụt có lông không và tại sao nó không bị đóng băng.

Kỹ năng

Tuyển tập những hình ảnh chim cánh cụt đáng yêu

Chim cánh cụt là một loài chim không biết bay rất đáng yêu, chúng thường sống ở Nam bán cầu nơi có khí hậu rất lạnh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc những hình ảnh chim cánh cụt cute, dễ thương, đáng yêu nhất.

Hình ảnh chim cánh cụt dễ thương nhất

Chim cánh cụt có tên tiếng anh là Pengui được tìm thấy từ năm 1891, loài chim này được con người nuôi dưỡng và bảo tồn tại hầu hết các quốc gia có loài vật này sinh sống. Dưới đây là những hình ảnh chim cánh cụt mà chúng tôi đã sưu tầm được:

Chim cánh cụt hoàng đế màu lông với 3 màu đen, trắng, vàng, rất đẹp
Chim cánh cụt hoàng đế màu lông với 3 màu đen, trắng, vàng, rất đẹp

Xem thêm:

Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri), có trọng lượng lớn và nặng nhất trong các loài chim cánh cụt ở Nam Cực. Mỗi năm chim cánh cụt hoàng đế phải đi khoảng 50 – 120 km để tới các khu vực hốc đá gần bờ biến để sinh sản, nơi có hàng ngàn cá thể. Chim cánh cụt cái sẽ đẻ ra một quả trứng duy nhất, sau đó, con trống sẽ đảm nhiệm việc ấp trứng và con cái ra biển kiếm mồi.

Phát hiện chim cánh cụt vàng rất đẹp
Phát hiện chim cánh cụt vàng rất đẹp

Được biết, Chim cánh cụt vàng này (Aptenodytes patagonicus) cũng có họ hàng gần với chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) chúng có một bộ lông đen trắng với một vệt màu vàng vàng trên cổ. Tuy nhiên, màu vàng của chim cánh cụt này có thể là do một hội chứng di truyền có tên là leucism (hội chứng bạch thể). Các tế bào của nó không tạo ra melanin nên bộ lông đen của biến thành màu vàng và kem.

Hình ảnh chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn tại Nam Cực
Hình ảnh chim cánh cụt vùng vẫy trong bùn tại Nam Cực

Chim cánh cụt Adelie chúng phát triển mạnh trong cái lạnh cực độ của Nam Cực, chúng còn được gọi với cái tên là chim cánh cụt băng. Giờ đây chúng đang phải học cánh chống chọi với thời tiết khi khí hậu của Nam Cực ngày càng nóng lên. Hình ảnh những chú chim cánh cụt trắng trẻo vừa lên bờ để chăm con, nhưng do băng tan nên chúng phải đứng chen trúc nhau trên bùn đất. Khi chim cánh cụt bị bẩn chúng sẽ mất khả năng cách nhiệt cơ thể và có nguy cơ bị chết do hạ thân nhiệt khi trời mưa hoặc trời trở lạnh.

hình ảnh cặp chim cánh cụt vỗ về, tận hưởng khoảnh khắc cùng nhau
hình ảnh cặp chim cánh cụt vỗ về, tận hưởng khoảnh khắc cùng nhau

Hình ảnh được nhiếp ảnh gia Tobias Baumgaertner người người Australia chuyên chụp ảnh về đời sống các loài động vật hoang dã. Bức ảnh này là một cặp chim cánh cụt không đi cùng đoàn mà lại tách khỏi đàn chúng đi tới một mỏm đá tựa vào vai nhau cùng ngắm nhìn ánh đèn rực rỡ của thành phố.

Hình ảnh chim cánh cụt nằm e ấp trên đôi chân của bố mẹ chúng
Hình ảnh chim cánh cụt nằm e ấp trên đôi chân của bố mẹ chúng

Chim cánh cụt thường sống theo đàn và có tính xã hội cao, mỗi quần thể chim cánh cụt có thể lên tới hàng chục ngàn con. Với số lượng lớn như vậy nhưng những cặp bố mẹ chim cánh cụt vẫn có thể nhận biết được con của mình và trông chừng chúng qua thính giác đặc biệt.

Hình ảnh hàng ngàn con chim cánh cụt lặn để kiếm ăn ở vùng biển Nam Cực.
Hình ảnh hàng ngàn con chim cánh cụt lặn để kiếm ăn ở vùng biển Nam Cực.
Hình ảnh chim cánh cụt con chỉ biết giãy giụa và kêu la thảm thiết
Hình ảnh chim cánh cụt con chỉ biết giãy giụa và kêu la thảm thiết
Do bị hải cẩu voi chiếm lãnh thổ, đàn chim cánh cụt Nam Cực đã phản ứng bằng cách mổ vào mông con hải cẩu để đuổi chúng đi
Do bị hải cẩu voi chiếm lãnh thổ, đàn chim cánh cụt Nam Cực đã phản ứng bằng cách mổ vào mông con hải cẩu để đuổi chúng đi
Hình ảnh chim cánh cụt đáng yêu đang thống trị Nam Cực
Hình ảnh chim cánh cụt đáng yêu đang thống trị Nam Cực
Hình ảnh đáng yêu của chim cánh cụt
Hình ảnh đáng yêu của chim cánh cụt
Hình ảnh gia đình chim cánh cụt đang âu yếm nhau
Hình ảnh gia đình chim cánh cụt đang âu yếm nhau

Trên đây là hình ảnh của những chú chim cánh cụt đáng yêu nhất mà chúng tôi  muốn gửi tới bạn đọc cùng chiêm ngưỡng. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích.

Kỹ năng

Chim cánh cụt có biết bay không? Những điều thú vị về chim cánh cụt

Chim cánh cụt có biết bay không? Đây là loài chim khá thú vị khiến rất nhiều người tò mò đặc biệt là các em bé nhỏ. Để tìm hiểu chi tiết chim cánh cụt có biết bay không, bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.

Chim cánh cụt có biết bay không?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tổ tiên của loài chim cánh cụt biết bay, nhưng qua quá trình tiến hóa từ 65 triệu năm trước tới ngày nay. Chúng đã hy sinh khả năng bay để cơ thể tối ưu hóa cấu trúc để thuận tiện cho việc lặn và bơi dưới nước để săn mồi. Đôi cánh ngắn không có lông bao phủ và nặng hơn giống như những chiếc vây của con cá heo giúp chúng có kỹ năng bơi điêu luyện và thích nghi với cuộc sống dưới nước.

Chim cánh cụt có biết bay không?
Chim cánh cụt có biết bay không?

Xem thêm:

Xương chim cánh cụt đặc hơn và các khớp cánh cứng hơn giúp chim cánh cụt khi bơi trong nước khỏe hơn. Chúng có lớp lông vũ dày không thấm nước và lớp mỡ dày giúp giữ nhiệt và cải thiện khả năng cách nhiệt trong thời tiết khắc nghiệt nhất.

Những loài chim cánh cụt lớn thường sống ở những lạnh và khắc nghiệt nhất. Còn những nơi có khí hậu ôn hòa, hoặc nhiệt đới thì những loài chim có kích thước nhỏ hơn sẽ sống điển hình như Nam Phi.

Hiện nay trên thế giới, có khoảng 12 quốc gia có nhiều chim cánh cụt sống như: Nam Mỹ có loài chim cánh cụt Galapagos và Humboldt. Loại chim cánh cụt này có khích thước nhỏ với chiều cao khoảng 50cm và nặng 2,5kg chúng vẫn có thể chịu được thời tiết nắng nóng khi mùa hè đến.

Peru ở Nam Mỹ có 2 loài chim cánh cụt trong đó có một loài chim cánh cụt giống với lông với chim cánh cụt hoàng đế với ba màu lông trắng – đen – vàng. Ngoài ra những nước có chim cánh cụt sống đó là: Uruguay, Chile, Mozambique, Argentina, Brazil, Namibia, Angola, Australia và New Zealand.

Tại sao chim cánh cụt lại không sống ở Bắc Cực

  • Tại Nam Cực hiện đang không có nhiều động vật săn mồi nguy hiểm, nới đây tập trung khá nhiều thức ăn mà chim cánh cụt có thể ăn được, chính vì vậy nam cực là nơi an toàn để chim cánh cụt có thể sống lâu dài.
  • Tại Bắc Cực có nhiều gấu trắng Bắc Cực và những con cáo tuyết chuyên rình rập ăn trứng và ăn thịt chim cánh cụt.
  • Tạo hóa sinh ra chim cánh cụt ở Nam cực vì khoảng cách địa lý rất xa mà loài chim cánh cụt lại không viết bơi nên chúng không thể di chuyển đến Bắc Cực để sinh sống được.
Chim cánh cụt có biết bay không?
Chim cánh cụt có biết bay không?

Những điều thú vị về chim cánh cụt

  1. Chim cánh cụt là động vật có từ thời xa xưa xuất hiện  khoảng 40 triệu năm về trước.
  2. Tới mùa sinh sản chim cánh cụt cái và đực thay phiên nhau đặt trứng trên bàn chân và dùng bụng che lại để giữ ấm cho trứng.
  3. Chim cánh cụt con được sinh ra chúng sẽ bắt đầu kêu để chim bố mẹ học cách nhận diện giọng nói của con mình nên chim mẹ sẽ không bao giờ nhận nhầm con mình.
  4. Chim cánh cụt ăn tuyết để thay thế nguồn nước ngọt mỗi ngày.
  5. Ở dưới nước mắt của chim cánh cụt hoạt động rất tốt nên việc quan sát và săn mồi dưới nước rất dễ dàng. Tuy nhiên ở trên cạn mắt của chúng lại mờ không thể nhìn rõ mọi vật.
  6. Tuyến nước mắt của chim cánh cụt có thể lọc được muối dư thừa từ máu qua hốc mũi ra ngoài cơ thể, chính vì vậy chim cánh cụt có thể uống được cả nước biển.
  7. Chim cánh cụt có bộ lông với 2 màu trắng đen, ở lưng có màu đen, dưới bụng màu trắng để ngụy trang săn mồi ẩn mình để tránh những thú săn mồi nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin thú vị về chim cánh cụt có biết bay không, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.

Kỹ năng

Chim cánh cụt sống ở đâu? Đặc điểm của chim cánh cụt

Chim cánh cụt sống ở đâu? Chúng thường sống ở Bắc cực hay Nam cực? Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu những điều thú vị về chịm cánh cụt và giải đáp thắc mắc chim cánh cụt sống ở đâu?

Chim cánh cụt sống ở đâu? Đặc điểm của chim cánh cụt

Đặc điểm của chim cánh cụt

Chim cánh cụt khi trường thành sẽ có chiều cao trung bình từ 40cm – 1.1m, cân nặng trung bình từ 1 – 35kg, chúng có phần đầu nhỏ dài, mỏ cứng và nhọn. Chúng có cặp cánh làm chân chèo và được ví như một thợ lặn, vận tốc bơi và lặn của chúng lên tới 15 dặm/giờ. Khi đi trên cạn chim đi bằng 2 chân và trượt trên tuyết với bộ lông của mình. Ở dưới vai chúng có một đôi cánh không có lông nhìn khá giống phần vây của con cá heo. Chim cánh cụt có thể sống cả dưới nước và trên cạn, bởi nửa cuộc đời của chúng sống ở dưới nước.

Chim cánh cụt sống ở đâu?
Chim cánh cụt sống ở đâu?

Xem thêm:

Chim cánh cụt sống ở đâu?

Khi nói về chim cánh cụt, chúng ta thường nghĩ chúng sống ở những nơi lạnh giá khắc nhiệt như Bắc Cực hay Nam Cực. Tuy nhiên chúng còn có ở rất nhiều khu vực trên thế giới.

1. Nam Cực

Đây là khu vực với điều kiện khí hậu khắc nghiệt mùa đông nhiệt độ có thể xuống tới -60 độ C, bề mặt biển đóng băng và tuyết quanh năm. Nhưng chim cánh cụt có thể sống và sinh sản tốt ở nơi này. Chim đến kỳ sinh sản con cái đẻ trứng, con đực chịu trách nhiệm ấp trứng cho con cái đi tìm thức ăn. Sau

Khi chim con được nở ra vào những tháng cuối đông chúng được bao phủ bởi một lớp lông dày mịn, có thể chịu được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông.

Nam Cực và Bắc Cực được biết đến là những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Tuy nhiên, Bắc cực lại không có chim cánh cụt vì khu vực Bắc cực có gấu trắng sinh sống, đây là kẻ thù luôn tấn công và rình rập chim cánh cụt.

 2. Châu Úc

Tổ tiên của loài chim cánh cụt có nguồn gốc từ Châu Úc và New Zealand, chúng sống dọc theo bờ biển của đất liền. Nước này nổi tiếng với khí hậu ôn hòa, rất thuận lợi cho sự phát triển của chim cánh cụt.

Chim cánh cụt sống ở đâu?
Chim cánh cụt sống ở đâu?

3. Argentina

Nước này có đường bờ biển rộng lớn và lạnh mùa Đông dài rất thích hợp làm nơi cư trú của rất nhiều chim cánh cụt Magellanic. Đặc điểm nhận dạng của loài chim này là có sọc trắng trên đầu và ngực, khích thước loại chim cánh cụt này cũng nhỏ hơn các loài khác.

Khu bảo tồn chim cánh cụt Magellanic đuộc biết đến với cái tên Punta Tombo nằm trên bờ biển Đại Tây Dương. Đây là nơi sinh sống của hơn 200.000 chim cánh cụt Magellanic. Khu bảo tồn này thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan hằng năm để chiêm ngưỡng và tìm hiểu về tập tục của chúng.

4. Quần đảo Falkland

Quần đảo Falkland có 5 loài chim cánh cụt bao gồm Magellanic, Rockhopper, Gentoo, King và Macaroni chúng sống thành bầy tại quần đảo này ước tính lên tới 1 triệu con. Chim cánh cụt Gentoo chúng tập trung tại quần đảo Falkland lớn nhất trên thế giới. Số lượng chim cánh cụt Gentoo trên quần đảo Falkland đã tăng lên đáng kể trong hơn 20 năm qua.

5. Australia

Tại hòn đảo gần Nam Cực của Australia cũng có 6 loài chim cánh cụt du khách có thể đến tham quan chiên ngưỡng. Loài này sinh sống trên các hòn đảo cô lập gần Nam Cực, một số loài chim cánh cụt khác cũng được tìm thấy chỉ cách Melbourne và Sydney 1 khoảng ngắn.

Tại bờ biển phía nam của đảo Phillip nơi có quần thể chim cánh cụt rất đáng yêu, bé nhất thế giới chỉ cao khoảng 30cm. Ngoài ra các hòn đảo Macquarie, Heard và McDonald cũng là nơi nhiều loài chim cánh cụt sinh sống King, Royal, Gento, Macaroni.

6. New Zealand

New Zealand là quốc gia có khí hậu nhiệt đới nhưng đất nước này có tới 4 loài chim cánh cụt sinh sống như: chim cánh cụt nhỏ, cánh cụt bẫy, cánh cụt mắt vàng và cánh cụt có mào Fiordland. Du khách có thể đến New Zealand để thăm quan và khám phá những điều thú vị từ loài chim cánh cụt này.

Chim cánh cụt khác với các loài chim khác thế nào? 

Chim cánh cụt có đặc điểm cơ thể giúp chúng thích nghi với môi trường trong nước và môi trường lạnh khắc nghiệt lên tới – 60 độ C. Chim cánh cụt không biết bay phần cơ ngực của chim cánh cụt phát triển chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể, bả vai của chúng có bề mặt lớn hơn so với các loài chim khác nên không thể dễ dàng bay được. Chim cánh cụt có bộ lông dày bao phủ cơ thể giúp chim có thể sống trong điều kiện nhiệt độ lạnh giá khắc nghiệt nhất.

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, các bạn đã biết được chim cánh cụt sống ở đâu!  Hy vọng qua bài viết bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình về loài chim cánh cụt.

Kỹ năng

Xôi chim bồ câu bao nhiêu calo và cách làm như nào?

Nếu bạn từng được thưởng thức món xôi chim bồ câu chắc hẳn sẽ không thể quên vì lạ miệng và thơm ngon. Tuy nhiên để biết cách làm món ăn này như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Xôi chim bồ câu bao nhiêu calo?

Như các bạn đã biết, thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao so với những loại thịt khác. Trong 100 gram thịt chim câu có khoảng hơn 142 kal. Trong đó có chứa đến 22.14% protid, 1% lipid và các vitamin A, B1, B2, E,  muối khoáng, với nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu. Ngoài ra, chim bồ câu còn chứa sắt, photpho, canxi …cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Xôi chim bồ câu ngon khó cưỡng
Xôi chim bồ câu ngon khó cưỡng

Trong khi đó, một chén xôi trắng 100g cũng chứa tới khoảng 300 kal.

Xôi chim bồ câu bao nhiêu calo? Tùy vào nguyên liệu chế biến trong món ăn sẽ có hàm lượng calo khác nhau, cụ thể gồm hành khô, mỡ…để món xôi chim câu thêm phần hấp dẫn. Với một chén xôi chim câu 100g sẽ có khoảng 500kal.

2. Bí quyết làm món xôi chim bồ câu ngon khó cưỡng

2.1. Nguyên liệu làm Xôi chim bồ câu 4 người ăn

  •  Gạo nếp 500 gr
  •  Chim bồ câu 300 gr
  •  Hành khô 20 gr
  •  Nước cốt dừa 300 ml
  •  Rượu 100 ml
  •  Gừng 1/2 củ (thái lát)
  •  Bột nghệ 1 muỗng canh
  •  Dầu hào 1/2 thìa canh
  •  Bột canh 1/2 thìa canh
  •  Dầu ăn 1 muỗng canh
  •  Muối 1 ít

>>> Xem thêm: Hầm chim bồ câu cho bà bầu ăn có tốt không? Cách thực hiện

2.2. Dụng cụ thực hiện

Nồi hấp, chảo, máy xay sinh tố, tô, rổ, muỗng,…

2.3. Cách chế biến Xôi chim bồ câu

Sơ chế các nguyên liệu

  • Hành khô cần bóc vỏ rồi thái mỏng.
  • Cho gạo nếp vào chậu để vo sạch, dùng tay chà vào gạo nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó ngâm trong nước từ 3 – 4 tiếng hoặc ngâm qua đêm để gạo mềm hơn.
  • Bước tiếp theo, bạn hãy vớt gạo ra rổ, để ráo nước. Sau đó hãy cho 2 muỗng cà phê muối xóc lên cho gạo ngấm muối.

Nấu xôi

  • Dùng tay bốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi hấp để chúng được tơi. Tránh đổ cả tô gạo vào nồi khiến cho cơm nếp dễ bị nát.
  • Dùng tay hoặc đũa để dàn đều gạo. Rồi lấy muỗng tạo 5 – 6 lỗ thông hơi để hơi nước được bốc lên giúp xôi không bị nát ở phần đáy.
  • Đổ nước vào nồi hấp khoảng 1/3 nồi, sau đó bắc lên bếp đun đến khi sôi. Đặt xửng hấp lên trên để hấp xôi.
  • Các bạn hấp xôi trong lửa nhỏ khoảng 30 phút.

Sơ chế chim bồ câu

  • Rửa sạch chim câu với 1/2 củ gừng (thái lát) và 100ml rượu giúp khử mùi hôi. Sau đó hãy xả lại với nước sạch rồi để ráo.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm xôi chim bồ câu
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm xôi chim bồ câu
  • Phần đầu và cẳng chân chim thì chặt thành miếng nhỏ. Xương chim câu rất mềm nên có thể băm nhuyễn cả xương ăn.
  • Chặt bỏ đầu và cẳng chân chim đi, chặt thành miếng nhỏ rồi băm nhuyễn. Có thể cho vào máy xay nhuyễn hoặc dùng dao to băm đều được.
  • Sau khi băm nhuyễn thì bạn cho vào bát ướp gia vị gồm: 1/2 thìa muối bột canh, 1 thìa canh bột nghệ, 1/2 thìa canh dầu hào. Tiếp theo hãy trộn đều cho ngấm gia vị rồi ướp khoảng 30 phút

Xào thịt bồ câu

  • Đặt chảo lên bếp cho nóng, rồi lấy 1 muỗng canh dầu ăn vào. Tiếp theo cho hành vào đảo đều lên phi thơm vàng. Tiếp theo hãy vớt ra bát để nguội, khi nào ăn thì cho vào.
  • Bước tiếp theo bạn hãy cho vào đảo chín thịt chim câu băm nhỏ rồi cho 1/3 số hành khô đã phi thơm. Đợi thịt chim chín thì tắt bếp.

>>> Bạn có biết: Chia sẻ bí quyết làm món chim bồ câu hầm hạt sen ngon đúng điệu 

Hoàn thành

  • Sau khi hấp xôi xong thì bạn cho một chén nước cốt dừa vào, dùng đũa để đảo tơi lên. Tiếp theo hãy đun thêm khoảng 10 phút cho thơm ngậy.
  • Khi xôi đun xong thì bạn tiếp tục cho phần thịt chim vào xào cùng, đảo đều tay.

Thành phẩm

  • Bạn chỉ việc bắc nồi xuống, múc xôi ra bát rồi rắc hành khô thơm lên thưởng thức. Bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo từ gạo nếp, vị béo đậm đà của thịt bồ câu ăn mãi không ngán.
  • Với giá trị dinh dưỡng cao cùng độ hấp dẫn món ăn này thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua.

3. Mách bạn cách chế biến thành công

  • Cho thêm hạt sen tươi nấu chung với xôi cũng cực kỳ thơm ngon.
  • Nên chọn mua chim bồ câu non thì sẽ ngon và dễ ăn hơn bởi phải băm cả xương của chim.
  • Trường hợp không có dầu hào bạn có thể thay bằng dầu ăn nhé.

4. Cách chọn mua chim bồ câu tươi ngon

  • Nên chọn những con bồ câu tươi, da màu hồng không bị tái.
  • Khi mua, bạn chọn những con chim có thịt dày, dở cánh ra ấn thử có độ đàn hồi là loại tươi ngon.
  • Dùng tay ấn vào phần ức nếu mềm thì đó là loại chim bồ câu càng ngon.

Bài viết trên đây chia sẻ bí quyết làm xôi chim bồ câu thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Kỹ năng

Hầm chim bồ câu cho bà bầu ăn có tốt không? Cách thực hiện

Phụ nữ mang thai thì nhu cầu dinh dưỡng gấp đôi người bình thường để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hầm chim bồ câu cho bà bầu cực kỳ dễ làm mà tốt cho sức khỏe.

1. Bà bầu có ăn được cháo chim bồ câu không?

Chim bồ câu có nguồn gốc từ Gầm ghì đá, được thuần dưỡng từ sớm. Chim câu được chia thành 3 loại gồm: Chim nuôi thịt, chim cảnh, chim đưa thư.

Hầm chim bồ câu cho bà bầu tốt cho sức khỏe
Hầm chim bồ câu cho bà bầu tốt cho sức khỏe

Chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe gồm chất béo, protein, canxi, sắt, photpho và nhiều vitamin. Theo Đông y, chim bồ câu có tính bình, vị ngọt, là thực phẩm phù hợp với mọi đối tượng. Với hàm lượng dinh dưỡng cao thì những người từ người lớn đến trẻ em, nam nữ hay phụ nữ mang thai thì đều ăn được. Bởi vậy, bà bầu hoàn toàn được ăn chim bồ câu để cải thiện tình trạng sức khỏe thời kỳ này.

2. Tác dụng của cháo chim bồ câu với phụ nữ mang thai

Với giá trị dinh dưỡng cao từ chim bồ câu thì chúng rất tốt cho thai phụ như sau:

  • Phòng chống thiếu máu: Chim bồ câu có chứa hàm lượng sắt cao, rất bổ máu. Do vậy, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thiếu máu, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí có biến chứng nguy hiểm như vỡ mối, băng huyết, tăng huyết áp, sinh non…thì không thể bỏ qua.
  • Kích thích tiêu hóa: Thịt chim bồ câu thơm ngon, kích thích vị giác, mang đến cảm giác ngon miệng. Món ăn này khi được hầm lên sẽ rất mềm, nên dễ tiêu hóa. Người ăn sẽ không lo bị đầy bụng, khó tiêu như các thịt khác.
  • Bổ não: Hàm lượng Photpho trong thịt chim bồ câu giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong tế bào mô. Từ đó làm chậm quá trình lão hóa tế bào thần kinh và tế bào não, tăng khả năng ghi nhớ lâu hơn.
  • Làm chắc khỏe xương: Canxi trong thịt chim bồ câu rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Từ tháng thứ 4 mang bầu trở đi thì thai phụ dễ đối mặt với sự sụt giảm canxi bởi phải cung cấp cho trẻ hình thành xương. Do vậy nên bổ sung canxi để giúp xương và răng được chắc khỏe và thai kỳ an toàn.

Với công dụng ở trên cho thấy hầm chim bồ câu cho bà bầu là rất cần thiết, được chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Bà bầu có thể tăng cường ăn cháo chim bồ câu giúp bổ sung đủ khoáng chất, năng lượng, vitamin cần thiết cho cả mẹ và con.

>>> Bạn có biết: Chia sẻ bí quyết làm món chim bồ câu hầm hạt sen ngon đúng điệu 

3. Hướng dẫn nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 con chim bồ câu.
  • 1/2 lon gạo tẻ.
  • 1/2 củ cà rốt.
  • 50gr đậu xanh.
  • 5 – 6 cái nấm hương.
  • Gừng, hành lá, tỏi băm.
  • Gia vị: Bột nêm, tiêu xay, muối, hạt nêm.

3.2. Nấu cháo chim bồ câu tẩm bổ cho bà bầu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Chim bồ câu sau khi làm sạch lông thì bạn dùng chanh pha muối chà lên da, để khoảng 5 phút rửa lại với nước. Cách này giúp khử mùi hôi tanh. Sau đó, chặt bỏ phần chân chim, lọc lấy phần thịt 2 bên đùi và lườn để riêng, còn phần xương giữ lại nấu nước dùng.
Các bước hầm chim bồ câu cho bà bầu
Các bước hầm chim bồ câu cho bà bầu
  • Thịt chim bồ câu thì ướp với hạt nêm, tiêu, nước mắm trong vòng 30 phút cho thấm gia vị.
  • Nấm hương ngâm trong nước đợi đến khi nở ra.
  • Gạo tẻ mang đi rang trong lửa nhỏ để khi nấu lên hạt sẽ bung hơn. Tiếp theo hãy cho đậu xanh vo sạch, ngâm trong nước đến khi nở mềm và vớt ra đãi vỏ. Rửa qua một lượt nước nữa mới để ráo.
  • Cà rốt cạo sạch vỏ, rửa và thái hạt lựu.
  • Gừng, hành lá, nấm hương cần phải rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Chế biến

  • Xương bồ câu cho vào nồi ninh trong nồi nước, đợi đến khi vớt ra. Khi ninh xương thì bạn chú ý vớt bọt liên tục để có nước dùng trong, nấu cháo không bị béo.
  • Phần gạo rang và đậu xanh cho vào nồi nước dùng, đun với gừng và nấm hương thơm, dậy mùi.
  • Chú ý lửa vừa, đun nồi cháo sôi cho sánh lại và bạn lấy phần thịt bồ câu ướp với cà rốt cho vào.
  • Nêm nếm món ăn cho vừa miệng sau đó đun tiếp trong lửa nhỏ đến khi thịt nhừ thì tắt bếp để nguội là có thể ăn luôn.

>>> Xem thêm: Bật mí cách hầm chim bồ câu thuốc bắc bổ dưỡng

4. Một số lưu ý khi hầm chim bồ câu cho bà bầu

Hầm cháo chim bồ câu là món ăn bổ dưỡng và rất dễ làm. Tuy nhiên với mẹ bầu cần chú ý không nên ăn quá nhiều. Nên đa dạng các món khác để cân bằng dinh dưỡng. Bạn hãy chú ý những điều dưới đây để món ăn phát huy tác dụng tốt nhất:

  • Mối tuần chỉ nên ăn cháo chim bồ câu 1-2 lần. Kết hợp những thực phẩm khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Chú ý chọn ăn chim bồ câu mới đẻ tầm 15 ngày, chúng sẽ có thịt mềm, ngon và giá trị dinh dưỡng cao hơn.
  • Tuyệt đối không kết hợp nấu chim bồ câu với thịt lợn, gan lợn. Chúng dễ gây đầy hơi chướng bụng. Không nấu chung với tôm và cá diếc vì có nguy cơ nổi mề đay.

Với chia sẻ trên đây giúp các mẹ biết cách hầm chim bồ câu cho bà bầu ăn ngon mà đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe tốt nhất!

Kỹ năng

Bật mí cách hầm chim bồ câu thuốc bắc bổ dưỡng

Một trong những món ăn từ chim bồ câu thì nhiều người thắc mắc về cách hầm chim bồ câu thuốc bắc như nào đảm bảo chất lượng nhất. Thông tin sẽ được chúng tôi chia sẻ dưới đây giúp cho người vừa ốm dậy hay cần tăng cường sức đề kháng thì không thể bỏ qua.

 1. Bà bầu ăn chim bồ câu hầm thuốc bắc có tốt không?

Chim bồ câu là vật nuôi quen thuộc trong gia đình, đây còn là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà ai cũng biết. Từ người già đến người trẻ, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy hay vừa phẫu thuật xong ăn được món này sẽ cực kỳ tốt.

cách hầm chim bồ câu thuốc bắc tốt cho sức khỏe
Cách hầm chim bồ câu thuốc bắc tốt cho sức khỏe

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, giá trị dinh dưỡng trong chim bồ câu cao gấp 9 lần so với thịt gà. Do vậy mà bạn không được bỏ qua.

Chim bồ câu có thành phần dinh dưỡng rất cao: 22.14% protid, 1% lipid, và protein cao tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, hàm lượng muối khoáng của chúng rất đa dạng và ít mỡ với cholesterol.

Bên cạnh đó, chim bồ câu còn chứa thành phần vitamin rất cao, trong đó phải kể đến vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin E, và thành phần dinh dưỡng tạo máu là các nguyên tố vi lượng.

>>> Tham khảo thêm: Tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng 

2. Chim bồ câu hầm thuốc bắc tốt cho bà bầu như thế nào?

– Hỗ trợ phòng thiếu máu: Với phụ nữ mang thai nếu thiếu máu dễ dẫn đến tình trạng sinh non, tăng huyết áp, băng huyết, tiền sản giật hay vỡ ối sớm…Do vậy mà cần chú ý bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như chim bồ câu. Món ăn chim bồ câu hầm thuốc bắc không thể thiếu trong thực đơn bồi bổ sức khỏe để chống tình trạng thiếu máu.

– Bồi bổ trí não: Chim bồ câu còn chứa thành phần photpho có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong tế bào mô, làm trì hoãn sự lão hóa trong hệ thống tế bào não, bổ não và tăng cường khả năng ghi nhớ.

– Tốt cho xương và răng: Chim bồ câu cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch, điều hòa cân nặng và huyết áp.

– Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa: Thịt chim bồ câu thường mềm và ít dai hơn so với những loại thịt khác. Do vậy khi ăn món này sẽ giúp dễ tiêu hóa, không bị đầy bụng, khó tiêu, tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Với những công dụng trên thì món chim bồ câu hầm thuốc bắc phù hợp cho mọi đối tượng. Với bà bầu khi ăn món này sẽ rất lý tưởng để có sức khỏe tốt, thai kỳ khỏe mạnh để chào đón bé yêu ra đời…

3. Cách hầm chim bồ câu thuốc bắc cho bà bầu bồi bổ

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

cách hầm chim bồ câu thuốc bắc2
Nguyên liệu hầm chim bồ câu thuốc bắc đúng cách

– 1 con chim bồ câu non (vừa ra ràng) khoảng 500g

– 1 gói thuốc bắc

– Rượu trắng

– 1 bó Rau ngải cứu

– Vài nhánh gừng

– 30-50g hạt sen

– Gia vị: nấm hương, muối hạt nêm..

3.2. Hướng dẫn cách làm món chim bồ câu hầm thuốc bắc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu chim bồ câu

– Sau khi làm sạch chim bồ câu thì bạn để ráo nước rồi ướp chung với gia vị muối, bột ngọt, hạt tiêu xay.

– Trộn đều nguyên liệu trên rồi thoa lên bên ngoài mặt thịt chim và để ướp trong khoảng 30 phút cho thịt chim ngấm gia vị.

– Bước 2: Gừng sau khi cạo sạch vỏ thì đập dập, cho vào nồi nước nhỏ đun sôi cùng chút rượu trắng. Đợi nồi nước sôi thì bạn cho chim câu vào, đun tiếp cho sôi rồi vớt bọt trắng ra tiếp. Tiếp theo bạn hãy vớt thịt chim ra rồi để riêng.

– Bước 3: Hạt sen khô cần rửa sạch rồi cho ngâm cùng nước khoảng 20-30 phút để chúng mềm, nở ra. Khi hạt sen mềm thì bạn dùng tăm để bỏ tim sen rồi cho vào nồi luộc đến khi mềm.

– Bước 4: Rửa sạch lá ngải, để ráo nước. Tỏi bóc sạch rồi giã nát cho vào bát. Nấm hương ngâm trong nước ấm rồi thái nhỏ. Rửa sạch rau với gia vị, thái nhỏ để riêng.

– Bước 5: Đặt chảo dầu lên bếp phi thơm tỏi.

– Bước 6: Hạt sen với thuốc bắc đổ vào chảo hầm qua với đậu xanh, thịt nạc xay, gạo nếp, lá ngải cứu, nấm hướng rồi cho ra bát lớn. Nêm nêm gia vị cho món ăn thêm đậm đà và để nguyên trong vòng 15 phút.

– Bước 7: Dùng tay nhồi trực tiếp hỗn hợp đó vào bụng chim bồ câu. Dùng tăm nhọn để ghim lỗi nhồi. Lưu ý, tránh nhồi quá đầy sẽ khiến thịt chim bị vỡ ra khi hầm.

– Bước 8: Dùng nồi hâm rồi cho vào bát nước lớn. Cho chim bồ câu đã nhồi vào hầm trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ. Trong quá trình hầm, bạn có thể mở nắp vung ra để xem thịt đã chín chưa rồi cho thêm nước vào nồi tránh bị cháy. Đợi đến khi chim bồ câu chín thì bạn hãy vớt ra bát rồi thêm nước hầm thưởng thức.

>>> Bạn có biết: Chia sẻ bí quyết làm món chim bồ câu hầm hạt sen ngon đúng điệu 

4. Lưu ý khi bà bầu ăn chim bồ câu tần thuốc bắc

Chim bồ câu rất tốt nhưng bà bầu tránh ăn quá nhiều khiến cho cân nặng tăng không kiểm soát. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần là tốt nhất. Chọn những con chim bồ câu mới đẻ khoảng 15 ngày (loại chim bồ câu ra ràng) là chất lượng tốt nhất.

Chúng có thịt mềm, ngọt và giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ vậy, chim bồ câu khi chế biến không nên rửa quá kỹ sẽ mất vị ngọt. Để tránh món ăn bị hôi thì các mẹ hãy bỏ gan trước khi chế biến.

Bài viết trên đây hướng dẫn cách hầm chim bồ câu thuốc bắc rất tốt cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin liên quan khác. Chúc bạn ngon miệng!

Kỹ năng

Chia sẻ bí quyết làm món chim bồ câu hầm hạt sen ngon đúng điệu

Chim bồ câu hầm hạt sen là món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Đó là sự kết hợp hai thực phẩm mà thiên nhiên ban tặng, do vậy mà được mọi người yêu thích. Hãy cùng vào bếp trổ tài món này để gia đình cùng thưởng thức ngay hôm nay. 

1. Giá trị dinh dưỡng món chim bồ câu hầm hạt sen

Hạt sen là thực phẩm không xa lạ với người dân Việt Na. Chúng rất tốt cho sức khỏe và thường được dùng để bồi bổ.

Nghiên cứu cho thấy, hạt sen chứa nhiều vitamin, enzym có tác dụng phục hồi tế bào, mang lại làn da tươi trẻ và an thần, ngủ ngon hơn. Trong Y học cổ truyền, hạt sen cùng để trị các bệnh tỳ hư, ăn uống, tiêu hóa, hấp thụ kém, trẻ biếng ăn, ăn nhiều nhưng chậm lớn, người hay bị mất ngủ, hồi hộp và lo âu…

Chim bồ câu hầm hạt sen bổ dưỡng
Chim bồ câu hầm hạt sen bổ dưỡng

Còn chim bồ câu được đánh giá là món ăn giàu chất dinh dưỡng hơn cả thịt bò và thịt gà. Chúng chứa nhiều vitamin, axit amin với protein, do vậy có công dụng tăng tuần hoàn máu và kích thích tiêu hóa. Chim bồ câu giúp tăng thể lực, cải thiện tinh thần, có làn da sáng, mịn màng hơn để chống lão hóa, tóc bạc sớm…

Chim câu hầm hạt sen là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ có vị ngon, hấp dẫn từ thịt chim mà hòa quyện với mùi thơm, bùi của hạt sen. Chỉ cần được nhìn thấy món ăn này đã kích thích vị giác của người thưởng thức rồi.

Nếu có cơ hội được ăn thử thì chắc chắn bạn sẽ không quên được hương vị hấp dẫn này.

2. Tác dụng của chim bồ câu hầm hạt sen

2.1. Bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng và chữa lành vết thương nhanh

Tác dụng này cho thấy chim bồ câu thường là nguyên liệu dùng cho người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai, sau phẫu thuật hay trẻ em, người mắc bệnh mãn tính.

Chim bồ câu được nấu chín đúng cách sẽ bổ sung hàm lượng collagen rất cao. Do vậy người có vết thương hở sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

Không chỉ vậy, món ăn này còn bổ sung acid amin với những khoáng chất thiết yếu để cơ thể tái tạo tế bào hồng cầu, xây dựng protein, và cung cấp năng lượng thực hiện chức năng vật lý nhanh chóng để cơ thể trở lại trạng thái tốt nhất sau ốm.

2.2. Bổ não, tăng cường trí nhớ và thúc đẩy tư duy

Thịt chim bồ câu được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng sử dụng trong các bữa ăn của trẻ nhỏ. Đó là bởi món ăn này có tác dụng phát triển trí não, tăng cường trí nhớ nhờ phospholipid trong đó. Hoạt chất này sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích tế bào mô và chậm quá trình lão hóa hệ thần kinh.

Trẻ em đang ở giai đoạn phát triển hay người lao động trí óc cần được ăn những món chế biến từ thịt chim bồ câu sẽ tốt cho cơ thể.

2.3. Tác dụng dưỡng nhan, tăng cường sinh lực của thịt chim bồ câu

Trong thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng chondroitin tương đương với nhung hươu. Đó là lý do mà chim bồ câu thường được dùng trong Đông Y với công dụng mang lại thần sắc khỏe mạnh, làn da tươi trẻ, hồng hào và tràn đầy sinh lực.

Với công dụng tuyệt vời đó thì bất kỳ ai cũng có thể chế biến chim bồ câu thành món ăn, thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe và đạt được trạng thái tinh thần tốt nhất.

3. Cách chế biến chim câu hầm hạt sen

Để chế biến món chim bồ câu hầm hạt sen thì việc chuẩn bị khá đơn giản là chim câu và hạt sen.

Chim bồ câu hầm hạt sen bổ dưỡng1
Nguyên liệu làm chim bồ câu hầm hạt sen

3.1. Nguyên liệu

Với 2-3 người ăn thì bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:.

  • Chim câu 2 con
  • 100g Hạt sen
  • Hạt nêm, tiêu, mì chính,…
  • Mộc nhĩ và rau mùi.

Lưu ý: Chị em nên để nguyên con chim câu, không nên chặt nhỏ miếng sẽ mất ngon. Bạn có thể mua chim câu được làm sạch tại chợ hoặc siêu thị.

>>> Tham khảo thêm: Tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng 

3.2. Công thức chế biến món chim bồ câu hầm hạt sen

Với món ăn này thì bạn sẽ không bị mất nhiều thời gian và công đoạn nấu nướng:

  • Làm sạch chim câu để nguyên con, sau đó rửa kĩ lại bằng nước. Tiếp theo hãy ướp thịt chim với tiêu, muối, hạt nêm trong 15 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
  • Mộc nhĩ ngâm vào bát nước ấm cho nở, sau đó cắt chân nấm, rửa sạch rồi thái chỉ.
  • Hành khô bóc vỏ, sau đó rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Hạt sen khô luộc chín bở.
  • Đặt nồi lên bếp, cho ít dầu và phi hành đến khi thơm.
  • Tiếp theo hãy cho chim câu vào nồi, cho hạt sen, mộc nhĩ và hành phí rồi cho nước, gia vị vừa miệng. Lấy nắp đậy kín và đun nhỏ lửa tần cách thủy khoảng 1 tiếng.

Đợi chim câu chín mềm nhừ thì bạn hãy cho ra bát. Hương vị món ăn này hun hút, cực kỳ hấp dẫn. Bạn có thể nêm nếm thêm chút rau mùi vào món ăn thêm bắt mắt.

Miếng thịt mềm nhừ hòa quyện trong gia vị đậm đà, vị bùi thơm của hạt sen chắc chắn sẽ mang lại món ăn lạ miệng, cuốn hút.

Bằng cách nấu trên thì bạn có thể làm tương tự với món chim bồ câu hầm hạt sen táo đỏ với phần nguyên liệu táo đỏ cho vào ninh cùng chim. Thời gian và cách làm cũng tương tự, nhưng rất bổ dưỡng cho sức khỏe, sắc đẹp.

Bài viết trên đây do dogmaprize.vn tổng hợp giúp bạn tìm hiểu thêm về món chim bồ câu hầm hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn ngon miệng!

chuong-trinh-dao-tao-cao-dang-y-duoc-tphcm-hoc-nhung-gi
Kỹ năng

Chương trình đào tạo Cao đẳng y dược TPHCM học những gì?

Dược sĩ là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong hệ thống y tế hiện nay. Bạn đã biết chương trình đào tạo Cao đẳng y dược TPHCM học những gì hay chưa?.

Ngành dược không quá khắt khe trong việc lựa chọn đối tượng học, quan trọng là người học cần cố đam mê với nghề. Theo học ngành này đang trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều sinh viên hiện nay để đáp ứng như cầu lao động trên cả nước. Tuy nhiên cũng nhiều sinh viên chưa hiểu rõ ngành dược học những gì, chương trình học Cao đẳng y dược TPHCM như thế nào. Hãy cùng trang tin tức dogmaprize tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

cao-dang-y-duoc-tphcm-hoc-nhung-gi

Cao đẳng y dược TPHCM học những gì?

Ngành Dược học là gì?

Dược học (tiếng Anh là Pharmacy) là một trong những ngành khoa học nhằm nghiên cứu về mối liên quan giữa thuốc và cơ thể con người để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh.

Ngành Dược học những gì?

Sinh viên theo học ngành Dược sẽ được truyền đạt những kiến thức về:

  • Các kiến thức về y học hiện đại về hóa học và sinh học
  • Các liên hệ giữa bào chế và sản xuất dược
  • Cách quản lý và đảm bảo chất lượng dược phẩm
  • Phương pháp phân phối và lưu thông các sản phẩm dược
  • Ứng dụng công nghệ trong bào chế thuốc
  • Sinh viên ngành Dược sẽ được đào tạo về khoa học công nghệ y dược hiện đại như công nghệ nano, tin sinh học, dược động học, cả sinh học phân tử.
  • Những phản ứng bất lợi của thuốc
  • Tương tác qua lại giữa các loại thuốc
  • Năm đầu các sinh viên dược sẽ được đào tạo các môn học cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê Nin, chính trị, kinh tế, đường lối cách mạng VN, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
  • Toán xác suất – thống kê, sinh học đại cương, hóa hữu cơ
  • Các môn cơ sở ngành như: Mô hóa sinh, bệnh học, Môn giải phẫu, môn ký sinh trùng, vi sinh, sinh lý, sinh học di truyền
  • Các bộ môn chuyên ngành liên quan đến việc nghiên cứu kiểm tra, quản lý, kiểm duyệt thuốc. Dược lâm sàng, kiểm nghiệm, ứng dụng công nghệ nano trong bào chế thuốc, Marketing và thị trường dược phẩm, dược cổ truyền, dược xã hội học, dược lý, bảo quản thuốc.
  • Sinh viên ngành Dược sẽ được cung cấp đủ kiến thức về bệnh gây ra và các chế độ dinh dưỡng trong điều trị. Sản xuất và phân phối thuốc, được rèn luyện những kỹ năng cơ bản thuộc lĩnh vực Y tế.

Các khối thi vào ngành Dược học 

– Mã ngành: 7720201

– Ngành Dược học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)

Chương trình đào tạo ngành Dược học

I

Khối kiến thức chung (không tính các môn Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Kỹ năng mềm)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở

6

Tiếng Anh A1

7

Tiếng Anh A2

8

Tiếng Anh B1

9

Tiếng Anh B2

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

12

Kỹ năng mềm

II

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

13

Đại số

14

Giải tích

15

Vật lý Cơ – Nhiệt

16

Vật lý Điện & Quang

17

Hóa học đại cương

18

Hóa học vô cơ

19

Hóa học hữu cơ

20

Thực tập hóa học hữu cơ

21

Sinh học đại cương

22

Hóa sinh học

23

Sinh học phân tử

24

Sinh lý học

III

Khối kiến thức chung của khối ngành

25

Vi sinh

26

Ký sinh trùng

27

Miễn dịch học

28

Truyền thông giáo dục sức khỏe – Y đức

29

Xác suất thống kê sinh học

30

Kỹ thuật Y – Dược hiện đại

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

IV.1

Các môn học bắt buộc

31

Di truyền học và dược di truyền học

32

Tin sinh học

33

Mô học và Giải phẫu đại thể

34

Hóa lý dược

35

Hóa phân tích

36

Bệnh học đại cương

37

Sinh lý bệnh – miễn dịch

38

Dược động học

39

Độc chất học

IV.2

Các môn học tự chọn

40

Tài nguyên cây thuốc

41

Sinh phẩm

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các môn học chung

V.1.1

Các môn học bắt buộc

42

Đánh giá thiết kế nghiên cứu

43

Hóa trị liệu và chuyển hóa thuốc

44

Dược lý

45

Thực vật & Dược liệu

46

Hóa dược

47

Sinh dược học

48

Bào chế & Công nghệ dược phẩm

49

Điều trị học 1

50

Thông tin thuốc ứng dụng

51

Dược học cổ truyền

52

Tổ chức kinh tế dược & Pháp chế dược

53

Kiểm nghiệm thuốc

54

Thực hành dược khoa

V.1.2

Các môn học tự chọn

55

Hóa dược phóng xạ

56

GMP/các GPs

57

Cá nhân hóa sử dụng thuốc

V.2

Các môn học định hướng chuyên ngành

V.2.1

Định hướng Khoa học và Công nghệ dược

V.2.1.1

Các môn học bắt buộc

58

Thống kê và thiết kế nghiên cứu trong phát triển thuốc

59

Công nghệ dược phẩm

60

Công nghệ sinh học

61

Phát minh và thiết kế thuốc

62

Lý thuyết và kỹ thuật phân tích dịch sinh học

V.2.1.2

Các môn học tự chọn

63

Kỹ thuật chiết xuất dược liệu

64

Mỹ phẩm

65

Công nghệ nano và sản xuất dược phẩm

V.2.2

Định hướng Khoa học tổ chức & Chính sách dược

V.2.2.1

Các môn học bắt buộc

66

Thiết kế nghiên cứu cộng đồng

67

Dược xã hội học

68

Dịch tễ học

69

Lãnh đạo dược

70

Kinh tế doanh nghiệp – Quản trị bệnh viện

V.2.2.2

Các môn học tự chọn

71

Quản lý cung ứng thuốc

72

Nhóm GP (GDP, GSP, GPP)

73

Marketing dược

V.2.3

Định hướng Khoa học chăm sóc dược

V.2.3.1

Các môn học bắt buộc

74

Phương pháp nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc

75

Điều trị học 2

76

Hoá sinh lâm sàng

77

Chăm sóc dược lâm sàng

78

Hệ thống dược bệnh viên và thực tập bệnh viện

V.2.3.2

Các môn học tự chọn

79

Bệnh gây ra do thuốc

80

Thuốc điều trị ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch

81

Dinh dưỡng trong điều trị

VI

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

82

Thực tế

83

Khóa luận tốt nghiệp

Theo Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội