Các loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày
Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với con người. Trong quá trong chăm sóc, các hộ dân rất quan tâm đến những loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày để mang lại chất lượng thịt tốt nhất.
1. Những loại thức ăn cho chim bồ câu
Chọn được nguồn thức ăn phù hợp cho chim là một bước quan trọng trong việc nuôi chim bồ câu. Bồ câu thích ăn ngũ cốc (các loại hạt như lúa, ngô, các loại đậu, gạo, cao lương, bo bo, kê, hướng dương …) nên các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm:
Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Lưu ý trong quá trình chọn lúa, ngô cho chim bồ câu, người dân cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.
Xem thêm: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA
Thức ăn phụ: là các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, hướng dương …chứa hàm lượng chất béo cao, do đó bạn cần kiểm soát lượng thức ăn này khi cho chim bồ câu ăn.
Sạn sỏi nhỏ: Trong quá trình tiêu hoá, chim bồ câu cần ăn một số lượng sỏi nhất định. Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) thường được trộn chung với muối và khoáng Premix, giúp cho quá trình tiêu hóa của bồ câu trở nên dễ dàng hơn
Ngoài ra, bạn có thể được kết hợp bổ sung vào khẩu phần ăn cho chim như cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê hoặc hạt cao lương và gạo lức nhằm cung cấp năng lượng cho chim vào các giai đoạn nền tảng như ra ràng hoặc nuôi con.
2. Tỷ lệ trộn thức ăn cho chim bồ câu
Đối với thức ăn chính: có thể cho ăn thức ăn dùng nguyên liệu thô theo công thức:
- Chim sinh sản: 55% ngô, 25% đậu, 20% gạo/thóc. Hoặc công thức 50% cám viên, 50% ngô.
- Chim ra ràng: 50% ngô, 35% đậu, 15% gạo/thóc. Hoặc công thức 35% cám và 65% ngô.
Cho chim bồ câu ăn với công thức này thì đã đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho chim để phát triển và sinh trưởng
Đối với thức ăn bổ sung: bổ sung 80 – 85% khoáng Premix, NaCl 5%, sạn sỏi nhỏ 10-15%. Thức ăn bổ sung cho chim bồ câu cũng là một loại thực phẩm cần thiết.
Click ngay: Tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chim. Khi nuôi chim bồ câu, việc bạn cung cấp thêm các chất vitamin là điều rất có ích, đặc biệt là chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản hoặc chim bồ câu nhỏ.
Mỗi con chim cần được cung cấp lượng thức ăn bằng khoảng 1/10 trọng lượng cơ thể của nó. Lượng thức ăn của chim bồ câu được tính như sau:
- Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày
- Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày
- Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày
- Chim bồ câu sinh sản: 42-43kg thức ăn/cặp/năm
- Chim bồ câu thịt: 45-50kg thức ăn/cặp/năm
3. Thời gian cho chim ăn trong ngày
Mỗi ngày cho chim ăn 2 bữa là đủ. Khoảng 8 đến 9 giờ thì bạn cho chim ăn sáng, và buổi chiều lúc 14 đến 15h bạn cho chim ăn 1 bữa nữa là được.
Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn theo thời gian hợp lý thì người dân cần chú ý đến lượng nước cho chim bồ câu uống. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh.
Vì vậy, bạn cần chú ý cung cấp nước sạch hàng ngày cho chim và cọ rửa máng uống nước sạch sẽ để tránh 1 số bệnh về đường ruột.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.
Trên đây là thông tin các loại thức ăn cho chim bồ câu và thời gian cho chim ăn trong ngày. Hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng
Chim bồ câu là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều chủ trang trại. Bài viết dưới đây giúp bạn tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc chim bồ câu.
1. Giá trị dinh dưỡng từ chim bồ câu
Ngày nay, chim bồ câu được nuôi rất nhiều để lấy thịt, loại này thường được gọi là bồ câu thịt. Chúng được đánh giá cao vì sở hữu hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Thịt chim bồ câu giàu hàm lượng protein thô, vitamin A, B1, B2, E, những khoáng chất như canxi, photpho, magie, kali sắt …
Theo Đông y thì thịt chim có tác dụng bổ thận, trừ phong, giải độc, ích khí, ấm xương khớp, lợi tiểu … Nhất là đối với những người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Cũng chính bởi vì thế mà nhiều hộ gia đình đã nghiên cứu và thực hiện mô hình nuôi chim bồ câu.
Xem thêm: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA
2. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu
2.1 Lưu ý trong việc chọn con giống
Đa số giống chim bồ câu từ Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật, chim bồ câu giống phải được lựa chọn kỹ càng đảm bảo khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Phân biệt trống, mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
2.2 Về chuồng trại
Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp.
Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, sạch sẽ chuồng trại đẹp thoáng mát, đầy đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Click ngay: Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà
2.3 Chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7 – 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
2.4 Thức ăn cho chim bồ câu
Thức ăn chính: Hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn cơ sở. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, bạn cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc, mối mọt để bồ câu không bị bệnh.
Thức ăn phụ là các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu nành). Sẽ rất tốt nếu bạn rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn là các loại đậu do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao.
Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho bồ câu nhưng các sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Sạn sỏi thường được trộn chung với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.
Lượng thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn như sau:
- Khi chim ấp trứng: 105g thức ăn/cặp/ngày
- Khi chim nuôi con: 125g thức ăn/cặp/ngày
- Chim non ra ràng: 40g thức ăn/con/ngày
- Chim bồ câu sinh sản: 42 – 43kg/cặp/năm
- Chim bồ câu thịt: 45 – 50kg/cặp/năm
Thức ăn cần được cung cấp đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho chim (vào khoảng 7h sáng và 2h chiều). Và lưu ý bổ sung 70ml – 90ml nước sạch/chim bồ câu/ngày.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5 – 10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ị vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn.
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5 – 6cm x cao: 8 – 10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa…
2.5 Về ánh sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ.
Vì vậy chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3 – 4h ngày.
Trên đây là những thông tin tham khảo kỹ thuật nuôi chim bồ câu và những lưu ý quan trọng. Hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà
Không ít người trong chúng ta gặp phải tình huống nhặt được những con chim con, rồi quyết định mang chúng về nhà chăm sóc. Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà như thế nào?
1. Cách xử lý khi nhặt được chim con
Đầu tiên bạn cần xem có thể đặt tổ chim lên cây hay bụi cây gần đó hay không. Sau khi đặt chim con trở lại tổ, bạn hãy rời đi nhanh chóng để chim bố mẹ quay về chăm sóc.
Chim non tự lập dễ chăm sóc hơn nhiều so với chim non phụ thuộc, nhưng ít khi chúng cần được giúp đỡ. Chim non tự lập thường làm tổ gần mặt đất để không ngã hay bị đẩy ra ngoài. Nếu bạn thấy chim non tự lập đi lạc thì cố gắng đưa nó về với mẹ trước khi nhận nuôi nó.
XEM THÊM: CÁCH LÀM CÁM CHÀO MÀO ĐẦY ĐỦ DƯỠNG CHẤT GIÚP CHIM CĂNG LỬA
Chim non phụ thuộc hoàn toàn không thể tự chăm sóc bản thân và phải được nuôi nấng, nếu chẳng may bị rơi ra khỏi tổ mà bạn không tìm lại được tìm bạn có thể mang chúng chăm sóc.
Nếu như bạn có số điện thoại của trung tâm cứu trợ chim thì có thể liên hệ để nhờ họ nhận chăm sóc chúng thì cơ hội phục hồi phát triển sẽ tốt hơn.
2. Thức ăn cho chim con là gì?
Trường hợp bạn quyết định mang chim về nhà chăm sóc thì cần lưu ý đến thức ăn và cách chăm sóc cho chim. Các giống chim khác nhau cần có chế độ ăn khác nhau, một số ăn côn trùng, một số ăn hạt và quả mọng, nhưng đa số chim con có nhu cầu rất giống nhau, đó là thức ăn phải có hàm lượng protein cao.
Chế độ ăn khởi đầu tốt nhất cho chim non phụ thuộc mới nở được làm từ 60% thức ăn hạt nhỏ cho chó hay mèo con, 20% trứng luộc chín hẳn và 20% sâu cho chim.
Thức ăn hạt nhỏ cần được cho thêm nước đến khi có độ xốp như miếng bọt biển, nhưng không lỏng như nước vì chim con có thể bị sặc do nước quá nhiều. Trứng luộc và sâu cho chim nên được cắt đủ nhỏ để chim nuốt được.
Ngoài ra, với một số loại chim đặc biệt, bạn cần lưu ý: Bồ câu và các loài chim mỏ vẹt thường ăn “sữa diều”, là chất được chim bố mẹ ợ ra. Để bắt chước chế độ ăn này, bạn phải cho chim non ăn thức ăn công thức thiết kế cho vẹt bằng cách sử dụng xy lanh nhựa đã loại bỏ kim tiêm.
Chim ruồi cần thức ăn công thức từ mật hoa, chim ăn cá cần ăn cá tuế băm nhỏ, chim săn mồi sẽ ăn côn trùng, loài gặm nhấm và những con chim nhỏ hơn, và các loài chim non tự lập có thể ăn thức ăn cho gà con …
3. Cách cho chim con ăn
Chim con cần cho ăn thường xuyên, cách 15 – 20 phút từ sáng đến tối. Lưu ý khi cho chim con ăn bạn nên sử dụng vật dụng chuyên dùng như nhíp cùn hay kẹp nhựa.
Khi chim đã mở mắt và mọc lông lún phún, bạn có thể giãn lịch cho ăn xuống 30 – 45 phút. Sau đó bạn có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi lần đút và giảm số lần cho ăn theo đó.
Khi chim đủ khỏe mạnh để rời tổ và bắt đầu nhảy nhót quanh hộp thì bạn chỉ cần cho ăn mỗi giờ một lần. Từ từ tăng thời gian này lên 2 – 3 giờ sau mỗi lần ăn và bắt đầu để một ít thức ăn trong hộp để chim tập mổ.
Khi chim lớn hơn và bắt đầu nhảy nhót thì bạn có thể thay đổi dần chế độ ăn bằng cách bổ sung loại thức ăn của chim trưởng thành.
Chim ăn côn trùng sẽ ăn giun đất, châu chấu và dế được băm rất nhỏ, cùng với bất kì loài côn trùng nào bạn thu được từ thiết bị bắt côn trùng.
Chim ăn hoa quả sẽ ăn quả mọng, nho và nho khô tẩm nước.
Bên cạnh việc lưu ý về thức ăn cho chim bạn cần quan tâm đến tổ cho chim ở, nhiệt độ ấm từ bóng đèn …
Sau khi chim con mọc lông đầy đủ và sức khỏe ổn định, chim biết bay thành thạo và đạt độ cao cần thiết. Bạn có thể thả chim đi để chúng trở về với đúng môi trường phát triển tự nhiên của chúng.
Thức ăn cho chim con là gì? Cách cho chim con ăn sau khi mang về nhà như thế nào? Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Danh sách những loài chim to nhất thế giới hiện nay
Đối với những người yêu thích tìm hiểu về thế giới động vật chắc hẳn sẽ tò mò muốn biết loài chim nào to nhất thế giới? Hãy cùng khám phá danh sách những loài chim to nhất thế giới hiện nay trong bài viết dưới đây.
Danh sách những loài chim to nhất thế giới
Đà điểu châu Phi
Đà điểu châu Phi thuộc họ Struthionidae và chi Struthio, đây là một loài chim chạy có nguồn gốc từ châu Phi. Ngoại hình của đà điểu châu Phi rất khác biệt so với các loài chim khác ở cái cổ và chân dài. Chúng không thể bay nhưng có khả năng chạy rất nhanh với tốc độ lên đến 65 km/giờ.
Đà điểu châu Phi là loài chim to nhất thế giới, với cân nặng từ 90 – 130kg. Một số con đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155kg. Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen, với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao Đẳng Y Dược HCM xét học bạ THPT năm 2020.
Đà điểu đầu mào
Đà điểu đầu mào hay còn được gọi là đà điểu Úc đội mũ thuộc họ đà điểu châu Úc (Casuariidae), sống ở Australia, New Guinea và một số đảo cận kề. Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là cái mào lớn trên đầu, đây là phương tiện để loài chim này gây thu hút bạn tình trong mùa giao phối.
Loài đà điểu này có thể cao đến 1,6 – 2m và nặng từ 75 – 80kg. Chúng có cánh nhưng không thể bay mà chỉ có thể chạy, với vận tốc 50km/h xuyên qua rừng rậm và nhảy cao tới 1,5m. Khi chạy, chúng giơ 2 cánh lên và vỗ vỗ để giữ thăng bằng. Ngoài ra, đà điểu đầu mào còn có khả năng bơi rất tốt.
Móng vuốt ở bàn chân của loài đà điểu này rất nhọn, thậm chí móng của ngón chân giữa có thể dài tới 125mm. Đây là vũ khí cực kỳ đáng sợ khi chúng khi dùng chân để đá người và vật. Do đó, vào năm 2007, đà điểu đầu mào đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness với danh hiệu “loài chim nguy hiểm nhất thế giới”.
Chim cánh cụt hoàng đế
Chim cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất thuộc họ Spheniscidae, chúng sống ở Châu Nam Cực. Con trống và con mái có kích thước tương tự nhau, với chiều cao đạt tới 1,2m và cân nặng từ 22 – 45kg.
Đầu và lưng của chim cánh cụt có màu đen, phần bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi. Chim cánh cụt hoàng đế không biết bay, đôi cánh nhỏ và dẹt cùng chân chèo giúp chúng thích nghi với môi trường nước. Chim cánh cụt có thể lặn xuống dưới nước trên 18 phút và lặn sâu tới 535m để săn mồi.
Đà điểu Nam Mỹ
Đà điểu Nam Mỹ có ngoại hình khá giống đà điểu châu Phi. Loài chim to nhất thế giới này không biết bay, có bộ lông xám nâu, các chân dài và cổ cũng dài, chúng có thể cao tới 1,7m và nặng 40kg.
Không giống như phần lớn các loài chim khác, đà điểu Nam Mỹ chỉ có 3 ngón chân. Xương cổ chân của loài chim này có các tấm nằm ngang ở phía trước nó. Chúng cũng tích nước tiểu tách biệt trong phần mở rộng của lỗ huyệt.
Chim Ôtit Kori
Chim Ôtit Ấn Độ có tên khoa học Ardeotis nigriceps, thường sinh sống tại Ấn Độ và các vùng giáp ranh của Pakistan. Loài chim này sở hữu đôi chân dài nên đôi khi loài chim này bị nhầm lẫn với loài đà điểu của châu Phi.
Đây là loài chim biết bay lớn nhất với trọng lượng lên đến 20kg. Chim trống dài 120 – 150cm, cao 71 – 120cm và có sải cánh dài khoảng 230 – 275cm. Chim trống nặng khoảng 10,9 – 16kg, nhưng có con đặc biệt có thể nặng tới 20kg. Chim mái cân nặng trung bình 4,8 – 6,1kg, chiều dài chim mái từ 80 – 120cm và thường cao dưới 60cm và có sải cánh dài ít hơn 220cm.
Thần ưng Andes
Thần ưng Andes hay còn gọi kền kền khoang cổ, đây là một loài chim thuộc họ kền kền tân thế giới và được coi là chúa tể bầu trời ở Nam Mỹ. Loài chim này có thần hình khá đồ sộ với chiều dài cơ thể lên đến 1.2m, nặng 15kg và sải cánh dài tới 3m.
Chim được phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ trong dãy Andes, bao gồm các dãy núi Santa Marta. Ở phía Bắc, phạm vi của chim này bắt đầu ở Venezuela và Colombia, sau đó tiếp tục về phía nam dọc theo dãy núi Andes ở Ecuador, Peru và Chile, thông qua Bolivia và phía tây Argentina Tierra del Fuego.
Chim bồ nông Dalmatia
Bồ nông Dalmatia là một trong những loài chim to nhất thế giới, với chiều dài trung bình 160 – 180cm, trọng lượng từ 11 – 15kg và sải cánh hơn 3m, trọng lượng trung bình là 11. kg. Chúng có bộ lông màu trắng xám quen thuộc với chiếc mỏ dài và túi hầu đỏ vàng rất đặc trưng.
Loài chim này cư trú chủ yếu ở những vùng đầm lầy, hồ nước nông từ khu vực Đông Nam châu Âu đến Ấn Độ, Trung Quốc. Thức ăn của bồ nông Dalmatia là cá, đôi khi ăn cả những loài giáp xác hay một số loài chim nhỏ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nắm được danh sách những loài chim to nhất thế giới.
Tổng hợp
Thịt chim bồ câu nấu gì ngon và bổ dưỡng?
Chim bồ câu là là một loại thực phẩm quen thuộc và được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy chim bồ câu nấu gì ngon? Hãy tham khảo một số công thức dưới đây nhé.
1. Tác dụng của thịt chim bồ câu
Từ xa xưa, chim bồ câu đã nổi tiếng với những tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ khí huyết và loại thực phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần thịt gà. Trong đó, hàm lượng protein của chim bồ câu rất cao. Bên cạnh đó, thịt chim bồ câu còn chứa canxi, sắt, đồng và các loại vitamin A, vitamin B, vitamin E đều có hàm lượng cao hơn so với thịt gà, cá, thịt bò, thịt dê, thịt cừu…
Có thể kể đến một số lợi ích sức khỏe từ thịt bồ câu như làm ấm cơ thể, phòng chống thiếu máu, chăm sóc da, bảo vệ tóc… Chính vì vậy, các món ăn từ chim bồ câu giúp bồi bổ sức khỏe lý tưởng cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hay người trong thời gian chữa bệnh cần phục hồi thể lực…
2. Chim bồ câu nấu gì ngon?
Nếu bạn đang băn khoăn chim bồ câu làm gì ngon thì hãy tham khảo một số công thức dưới đây.
Chim bồ câu hầm thuốc bắc
Nguyên liệu
- 500 gram chim bồ câu
- 50 gram hạt sen
- 10g ý dĩ
- 10 gam kỳ tử
- 10 gram táo tàu
- 1 nắm lá ngải cứu
- 30 gram nấm hương
- 1 nhánh gừng tươi
- Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, muối, bột ngọt, dầu ăn.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế chim câu
– Đầu tiên, bạn cần sơ chế chim bồ câu, vặt lông, bỏ ruột chỉ để lại phần thịt và rửa sạch với nước. Sau đó bạn hơ chim bồ câu trên lửa để da chim giòn và thịt hầm dậy mùi thơm.
– Tiếp theo, bạn bắc một nồi nước sôi lên bếp và thêm vào 1 nhánh gừng đập dập cùng 1 ly rượu trắng. Sau đó cho chim bồ câu vào nồi, đậy nắp nấu chín. Khi chim bồ câu vừa chín tới thì bạn gắp ra, để vào bát cho nguội.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
– Với nấm hương bạn cần ngâm với nước để nấm nở mềm, sau đó cắt cuống và để nấm ráo nước.
– Ngải cứu nhặt lấy lá và rửa sạch rồi để ráo. Tiếp đó bạn nhồi lá ngải cứu vào bụng chim bồ câu.
– Để lá ngải cứu không bị bung khi nấu thì bạn hãy khâu phần bụng chim bồ câu lại.
– Các loại thuốc bắc bạn rửa sạch và để ráo nước.
Bước 3: Hầm chim
– Bạn cho chim bồ câu vào nồi trước, sau đó xếp các loại thuốc bắc xung quanh chim bồ câu. Sau đó thêm chút muối, hạt nêm rồi đổ nước sôi ngập chim bồ câu rồi đậy nắp.
– Đặt nồi lên bếp, nấu sôi thì hạ nhỏ lửa. Thời gian hầm chim bồ câu khoảng 40 – 45 phút, lưu ý không nên hầm lâu thịt chim rã hết ăn sẽ không ngon.
Chim bồ câu nấu miến
Nguyên liệu
- 2 con chim bồ câu
- 300g miến dong
- 150g nấm rơm
- 50g nấm hương khô
- 2 tai mộc nhĩ (nấm mèo)
- Hành, mùi, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, hành khô.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Đầu tiên, bạn cần làm sạch chim bồ câu, loại bỏ nội tạng và phân, bổ dọc theo đường xương sống để cắt chim bồ câu làm đôi. Sau đó cho vào một cái tô lớn rồi ướp chim với gia vị gồm hạt nêm, hạt tiêu, ít muối và hành khô thái lát mỏng.
– Trong lúc chờ thịt chim ngấm gia vị, bạn ngâm miến, mộc nhĩ, nấm với nước ấm và rửa sạch, để ráo nước.
– Miến cắt sợi dài vừa phải. Mộc nhĩ cắt bỏ gốc, thái sợi to. Nấm hương cắt đôi nếu quá to. Nấm rơm cắt gốc, rửa sạch.
Bước 2: Xào thịt chim bồ câu
– Sau khi sơ chế các nguyên liệu, bạn bắc chảo lên bếp và cho chút dầu ăn vào, đợi dầu sôi cho một củ hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó, bỏ thịt chim bồ câu đã ướp vào đảo cho thịt chim săn lại.
– Tiếp tục đảo đều thịt chim một lúc rồi cho mộc nhĩ và nấm hương vào đảo cùng, thêm 1 muỗng canh nước mắm vào xào đều để ngấm gia vị.
Bước 3: Nấu miến
– Chuẩn bị một nồi đủ lớn để nấu nước ăn miến, rồi cho thịt chim, mộc nhĩ và nấm hương vừa đảo vào.
– Tiếp theo đổ nước xào trong chảo vào cùng rồi đậy vung bật lửa to đun đến khi sôi thì hớt bọt nếu có. Sau đó hạ nhỏ lửa đun khoảng 15 – 20 phút cho thịt chim chín mềm và nước cũng ngọt gia vị rồi thả nấm rơm vào nấu chín.
– Cuối cùng bạn thả miến bạn đã ngâm mềm vào nồi, đun lửa lớn cho sôi đều, nhìn thấy sợi miến đã chín thì tắt bếp nhắc xuống ngay và múc miến ra tô lớn, thêm các loại nấm rồi rắc thêm hành mùi lên và thưởng thức.
➤ Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả
Chim bồ câu xào răm
Nguyên liệu
- Chim bồ câu: 2 con
- Rau răm: 1 mớ
- Hành lá, hành khô
- Dầu ăn
- Phồng tôm: 1 gói
- Gia vị: muối, hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm.
Các bước thực hiện
Bước 1: Chim bồ câu đã làm sẵn mua về rửa sạch và chặt miếng nhỏ rồi băm nhuyễn. Ướp thịt chim câu với chút mắm ngon và hạt tiêu.
Bước 2: Ớt, hành hoa và rau răm rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 3: Bánh đa hoặc bánh phồng tôm đem rán giòn, sau đó vớt ra lót giấy thấm dầu để bánh được giòn lâu và khi ăn khỏi bị ngấy.
Bước 4: Phi thơm hành khô băm nhỏ với một chút dầu ăn, sau đó cho thịt chim băm vào đảo đều cho thịt chim câu săn lại rồi nêm lại gia vị cho vừa miệng.
Bước 5: Tiếp theo, bạn cho ớt băm vào đảo đều, nếu không thích cay bạn có thể cho ớt ngọt để cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Bước 6: Cuối cùng bạn cho hành, rau răm thái nhỏ, đảo đều rồi bắc xuống bếp. Cho thịt chim bồ câu xào hành răm ra đĩa và rắc thêm ít hành khô phi giòn. Thưởng thức món ăn với phồng tôm hoặc cùng cơm trắng.
Chim bồ câu hầm ngải cứu đỗ đen
Nguyên liệu
- 2 con chim bồ câu
- 50 gram ngải cứu
- 50 gram đỗ đen
- 30 gram nấm hương
- 1 nhánh gừng
- Gia vị: hạt nêm, tiêu, muối.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế
– Trước tiên bạn rửa sạch chim bồ câu với chút gừng và rượu để khử mùi hôi rồi rửa lại với nước sạch.
– Ướp thịt chim bồ câu với 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm trong 30 phút.
– Đỗ đen ngâm trong nước từ 3 – 4 giờ, nếu không ngâm trước thì đỗ sẽ rất lâu nhừ.
– Ngải cứu nhặt lấy lá và ngọn, rửa sạch với nước rồi vò nhẹ.
Bước 2: Tiến hành nấu
– Bạn xếp một lớp lá ngải cứu dưới đáy nồi, sau đó đặt chim bồ câu vào và rải đỗ đen lên rồi kết thúc bằng một lớp lá ngải cứu ở trên cùng. Tiếp theo bạn đổ nước vào nồi và đậy nắp, tiến hành hầm trên bếp.
– Hầm khoảng 40 phút, đến khi thịt chim bồ câu chín mềm, thấm gia vị và được. Bạn múc chim bồ câu hầm ra bát rồi thưởng thức.
Hy vọng với những công thức nấu ăn bài viết chia sẻ bạn sẽ không còn phân vân chim bồ câu nấu gì ngon nữa. Chúc bạn thành công!
Tổng hợp
Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp hiệu quả
Chim bồ câu Pháp là một giống chim được nhiều người nông dân lựa chọn để nuôi tại nhà bởi loài chim này đem lại hiệu quả kinh tế cao mà chi phí đầu tư khá thấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp.
1. Cách chọn giống chim bồ câu Pháp
Giống bồ câu Pháp là giống chuyên thịt nổi tiếng và được người nông dân lựa chọn nuôi nhiều nhất. Chim bồ câu Pháp có năng suất cao, chất lượng thịt không thua kém chim nội. Mỗi năm một cặp chim này có thể đẻ 8 – 9 lứa, với trọng lượng khi chim ra ràng từ 28 ngày tuổi đạt 530 – 580g/con. Không chỉ vậy, giống chim này còn có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta với tỷ lệ nuôi sống đạt 94 – 99%.
Để chăn nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như khỏe mạnh, lông mượt và hoạt động nhanh nhẹn, không có bệnh tật, dị tật.
Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình như con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Ngược lại, con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 – 5 tháng tuổi. Bạn nên chọn mua chim giống từ các cơ sở uy tín để đảm bảo không có dịch bệnh.
2. Khả năng sinh sản của giống chim bồ câu Pháp
Giống chim bồ câu Pháp (dòng VN1) được nhập vào nước ta năm 1996. Sau đó, đến năm 1998, có 2 dòng chim Mimas (dòng VN2) và Titan (dòng VN3) tiếp tục được nhập vào nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Cả 3 dòng chim đều cho tỷ lệ nuôi sống cao và mang lại hiệu quả chăn nuôi tốt.
Hiện nay, có nhiều trang trại đã nuôi và sản xuất con giống của các dòng chim bồ câu Pháp. Nếu nuôi tốt 1 con chim bồ câu mái thì sau 4 – 5 tháng tuổi sẽ bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày trứng sẽ nở và chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng khoảng 7 – 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế một cặp chim bồ câu bố mẹ sau 1 năm sẽ cho ra đời 17 cặp con cháu.
3. Lưu ý khi làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp
Không giống như các vật nuôi khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với chim bồ câu Pháp nhất định bạn phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên xây chuồng cho chim có độ cao vừa phải và quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt.
Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim có chiều cao 40 cm, chiều rộng 50cm và chiều sâu 40cm. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Bên cạnh đó, máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo và tránh làm bằng kim loại.
Trong các bước kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp cho năng suất cao, bạn cần phải chú ý tới việc thiết kế ổ đẻ để chim thuận tiện cho việc sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của vật nuôi này là đẻ trứng và nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nuôi con ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có đường kính khoảng 20cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.
Ngoài ra, nếu bạn nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng phải đủ diện tích cho một đôi chim sinh sản. Còn nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng. Khi chim được 28 ngày tuổi và bắt đầu tách mẹ thì lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản từ 10 – 14 con/m2.
➤ Xem thêm: Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?
4. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản
Các loại thức ăn cho chim
Thông thường chim bồ câu thích ăn các loại hạt thực vật như đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã chế biến chứa các chất khoáng và vitamin. Trong đó, đỗ bao gồm đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen… Nếu bạn chọn đỗ tương thì cần phải rang trước khi cho chim ăn. Thức ăn cơ sở để nuôi chim thường là thóc, ngô, gạo, cao lương… trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Những loại thức ăn này cần phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt và không bị mốc, mọt.
Ngoài ra, chim bồ câu cũng cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho quá trình tiêu hoá của chim tốt hơn. Kích cỡ của các hạt từ 0,5 – 0,8mm và có đường kính 0,3 – 0,4mm. Bạn nên cho sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).
Cách trộn thức ăn
Thức ăn bổ sung cho chim bồ câu gồm: khoáng Premix 85%, NaCl (muối ăn) 5% và sỏi 10% cho chim ăn tự do. Tuy nhiên, bạn chỉ nên trộn hỗn hợp này với một lượng vừa phải cho chim ăn trong 1 – 2 ngày. Không để quá nhiều thức ăn bổ sung trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Khi trộn thức ăn cho chim, bạn trộn càng nhiều thành phần càng tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất lượng và bổ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy vào các nguyên liệu mà sẽ cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường trộn hạt đậu đỗ với tỉ lệ từ 25 – 30%; ngô và thóc gạo từ 70 – 75%.
Cách cho chim ăn
Bạn có thể cho chim bồ câu ăn 2 lần trong ngày vào buổi sáng lúc 8h – 9h và buổi chiều lúc 14h – 15h. Lưu ý, nên cho chim ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim bồ câu mà cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.
– Chim dò (từ 2 – 5 tháng tuổi): 40 – 50g thức ăn/con/ngày.
– Chim sinh sản (6 tháng tuổi trở đi):
+ Khi nuôi con: 125 – 130g thức ăn/đôi/ngày.
+ Không nuôi con: 90 – 100g thức ăn/đôi/ngày.
Nước uống
Nhu cầu nước uống của chim bồ câu Pháp không lớn, mỗi cần trung bình 50 – 90ml nước/ngày. Bên cạnh đó, nước uống phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết.
Phòng bệnh
Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ và phun thuốc sát trùng chuồng. Hàng ngày nên rửa máng nước uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Tổng hợp
Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?
Chim bồ câu bay vào nhà tốt hay xấu và báo điềm gì cho gia chủ? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi thấy chim bay vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã về hiện tượng này.
1. Chim bồ câu bay vào nhà báo điềm gì?
Chim bay vào nhà là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống và thường thấy ở vùng nông thôn. Đặc biệt đối với những ngôi nhà ở gần đồng ruộng hoặc nơi có nhiều cây cối thường xuất hiện chim bay về làm tổ. Theo quan niệm tâm linh, hiện tượng chim bay vào nhà sẽ mang theo những điềm báo cụ thể, đó có thể là điềm báo tốt lành, nhưng cũng có thể là điềm báo xui xẻo.
Với chim bồ câu được biết đến là một biểu tượng đẹp và tại nhiều nước trên thế giới coi loài chim này là một con vật biểu hiện sự tự do, anh lành. Trong những từ điển tử vi cho biết, đây là một loại chim linh thiêng có thể chống lại các linh hồn ma quỷ và xua đuổi đi những điềm dữ.
Do đó, chim bồ câu bay vào nhà có thể báo điềm tốt lành và mang lại nhiều may mắn cho gia đình, có nhiều khả năng đó là một điềm giàu sang thịnh vượng. Đặc biệt, nếu có 2 chú chim bồ câu bay vào nhà bạn thì có thể đây là một điềm báo trong năm nhà bạn sẽ có hỷ hoặc có tiệc vui trong gia đình.
Trong trường hợp có nhiều con chim bồ câu kéo đến làm tổ thì bạn nên nuôi chúng, không nên phá tổ đuổi chúng đi hay bắt giết làm thịt chúng. Bởi đây là một điềm báo rất may mắn, đem đến cho gia đình bạn niềm hạnh phúc, nhiều niềm vui và thành công trong cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải chim bồ câu nào bay đến nhà cũng mang lại nhiều điềm may mắn, nếu có chim bồ câu trắng đang bay bỗng dưng rơi chết trước nhà bạn thì đây là một điềm dữ, là một dấu hiệu mang đến sự chết chóc và bất hạnh. Hoặc nếu chim bồ câu bay lượn quanh nhà bạn thì đây cũng là một điềm báo không vui tới gia đình bạn.
Giải mã giấc mơ thấy chim bồ câu
Theo quan niệm dân gian, giấc mơ về chim bồ câu thường được coi là một điềm báo của sự tốt lành, may mắn trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, giấc mơ về chim bồ câu còn là thông điệp và sự phù trợ của thần linh. Điều này cũng nhắc nhở bạn nên buông bỏ những thù hận và suy nghĩ tiêu cực trong lòng để hướng đến những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng tùy theo giấc mơ mà bạn gặp mà sẽ tượng trưng cho những điềm báo khác nhau.
Mơ thấy chim bồ câu trắng
Giấc mơ này báo hiệu rằng bạn sẽ gặp được may mắn trong tình yêu, tình bạn và các mối quan hệ khác. Nếu như bạn mơ thấy bồ câu trắng đáp xuống người thì đây là dấu hiệu bạn sẽ có quý nhân phù trợ. Thế nhưng nếu chú chim chỉ đáp trong chốc lát rồi lại bay đi thì điều này nói lên rằng mọi nguy cơ của bạn đã được xóa bỏ.
Còn nếu bạn mơ thấy hình ảnh Đức Phật hay Đức Chúa giải phóng con chim bồ câu trắng thì thông điệp bạn sẽ nhận được là sự phù trợ và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Nằm mơ thấy chim bồ câu xây tổ
Đây là giấc mơ báo hiệu cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc và vui vẻ. Giấc mơ cũng cho biết mong muốn của bạn được về nhà, đoàn tụ bên gia đình của mình, đồng thời cũng nhắc nhở bạn nên quan tâm và chăm sóc người thân của mình nhiều hơn. Ngược lại, nếu bạn mơ thấy chim bồ câu non rời tổ thể hiện rằng bạn đã sẵn sàng đối diện với những thử thách trong cuộc đời.
➤ Xem thêm: Chim bồ câu ăn gì? Những điều cần lưu ý khi nuôi chim bồ câu
Mơ thấy trứng chim bồ câu
Khi nằm mơ thấy trứng chim bồ câu trong tổ thường là điềm báo về tiền bạc. Nếu quả trứng bồ câu đó bị vỡ sẽ báo hiệu những điều gây thất vọng sẽ đến, ngược lại nếu thấy chim từ trong trứng nở ra thì lại cho biết bạn sẽ có những niềm vui từ tình cảm hay tiền bạc nhưng nó sẽ đến hơi trễ so với mong đợi của bạn.
Mơ thấy chim bồ câu bị thương
Giấc mơ này là lời cảnh báo sẽ có những điều lo lắng đang đến với bạn, nó có thể liên quan đến cuộc sống hoặc chuyện tình cảm cũng sẽ không được bình yên và hạnh phúc như trước.
Mơ thấy chim bồ câu bay trong mưa hoặc bị tấn công
Trong giấc mơ mà bạn thấy chim bồ câu bay trong trời mưa là báo hiệu rằng bạn sẽ gặp phải những sóng gió trong cuộc đời. Nhưng nếu bạn mơ thấy chim bồ câu bị giết chết là ám chỉ bạn sắp gặp điều nguy hiểm do sự chủ quan của mình.
Bên cạnh đó, giấc mơ thấy chim bồ câu bị tấn công ngụ ý bạn sẽ gặp phải rắc rối bởi một số tin đồn hay bị người khác hãm hại. Điều đó sẽ khiến cho bạn căng thẳng và mệt mỏi trong thời gian dài.
Mỗi giấc mơ thấy chim bồ câu ở các tình huống khác nhau cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Nhìn chung, giấc mơ về chim bồ câu thường là giấc mơ may mắn và bạn không phải quá lo lắng khi mơ thấy giấc mơ xấu, bởi các sự việc xảy ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
2. Mơ thấy chim bồ câu bay vào nhà đánh số mấy?
Khi mơ thấy chim bồ câu bạn nên chọn các cặp số may mắn 02 – 22- 32. Đây là cặp số được các chuyên gia nghiên cứu và dự đoán. Tuy nhiên, những con số này sẽ mang lại may mắn cho bạn nếu giấc mơ đó bạn thấy hình ảnh chim bồ câu chung chung. Ngoài ra, tùy thuộc vào chi tiết, bối cảnh trong giấc mơ mà sẽ có những con số khác nhau cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các dãy số sau:
- Nằm mơ thấy bồ câu màu đen thì đánh số 34 – 75.
- Nằm mơ thấy bồ câu màu trắng là số 71 – 88.
- Mơ thấy bồ câu màu đỏ nên đánh số 54 – 64.
- Giấc mơ thấy chim bồ câu bị chết là số 50 – 67.
- Mơ thấy bồ câu bay vào nhà thì đánh số 13 – 30.
- Nằm mơ thấy bồ câu bị mổ thịt nên đánh số 10 – 04.
- Ngủ mơ thấy bạn ăn thịt chim bồ câu đánh số 38 – 56.
- Mơ thấy bồ câu đang bay là số 60 – 98.
Mỗi giấc mơ sẽ có những con số khác nhau, cùng với đó nó đem đến cho bạn những điềm báo liên quan đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của bạn. Hãy tìm hiểu và giải mã chi tiết thú vị về giấc mơ thấy chim bồ câu của bạn nhé. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không phải lúc nào bạn mơ thấy chim bồ câu cũng xảy ra những sự việc như vậy.
Tổng hợp
Chim bồ câu ăn gì? Những điều cần lưu ý khi nuôi chim bồ câu
Chim bồ câu ăn gì? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi có ý định nuôi chim bồ câu tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách nuôi chim bồ câu mang lại hiệu quả kinh tế.
- Cách chọn giống chim bồ câu
Chim bồ câu là một giống vật nuôi quen thuộc được nhiều người lựa chọn bởi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chim bồ câu siêu thịt có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, chi phí nuôi khá thấp có giá trị kinh tế cao.
Chim bồ câu có rất nhiều loại từ giống Pháp, Nhật, Hà Lan…Tùy vào điều kiện cũng như sự đầu tư mà lựa chọn loại giống nào tốt nhất. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo tất cả các yêu cầu sau: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật và nhanh nhẹn.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý chọn con trống thường to hơn con mái, đầu thô, có phản xạ gù mái và khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. Ngược lại, con mái có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc còn nhỏ rất khó để phân biệt, do đó, bạn nên mua loại từ 4-5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong thời gian 5 năm, tuy nhiên, sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản của chúng sẽ giảm đi. Vì vậy, các bạn nên thay chim bố mẹ mới sau khoảng 3 năm nuôi. Nếu quy trình nuôi tốt thì sau 4 – 5 tháng, bồ câu sẽ bắt đầu sinh sản lứa đầu tiên, mỗi lứa đẻ 2 trứng.
Sau khoảng 16 – 18 ngày ấp trứng thì chim con sẽ nở và chúng sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim non sau khoảng 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì có thể tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Theo đó, 1 cặp bồ câu bố mẹ mỗi năm có thể đẻ ra 17 cặp bồ câu con.
2. Cách làm chuồng nuôi chim bồ câu
Đầu tiên, bạn cần phải tính toán số lượng nuôi để làm chuồng nuôi chim bồ câu một cách hợp lý. Thông thường, trung bình cứ khoảng 1 – 2m sẽ dùng nuôi một cặp chim. Các gia đình có thể tận dụng các trại cũ, nhà cũ, chuồng gà hay chuồng lợn bỏ không để nuôi chim bồ câu. Dùng lưới B40, lưới cước hoặc lưới mắt cáo vây kín xung quanh để chim không thể bay ra ngoài. Bạn cũng nên vây thêm hoặc xây thêm một khoảng không gian bên ngoài để làm chỗ cho chim tắm nắng.
Nếu làm chuồng bạn nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó đan lại thành phên. Chuồng nuôi chim bồ câu phải đảm bảo các yếu tố như có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Đồng thời tránh gió lùa vào mùa đông, tránh ồn ào và tránh sự xâm nhập của chó, mèo, chuột bắt chim non.
Chuồng nuôi chim thường được chia làm 3 – 4 tầng và chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim với chiều cao 50cm, chiều sâu 40cm và chiều rộng 40cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ, trong đó 1 ổ để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên và 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào hoặc có thể để thông thoáng.
3. Chim bồ câu ăn gì?
Nếu bạn đang băn khoăn chim bồ câu thích ăn gì nhất thì câu trả lời chính là ngũ cốc, gồm các loại hạt như lúa, ngô, gạo, cao lương, bo bo, kê, các loại đậu… Các loại thức ăn thường được dùng trong mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm gồm:
- Thức ăn chính: Với hầu hết các giống chim bồ câu đều được nuôi bằng lúa và ngô với vai trò là 2 loại thức ăn chính. Khi chọn lúa, ngô cho bồ câu, các bạn cần tránh các hạt bẩn, ẩm mốc hoặc mối mọt để bồ câu không bị bệnh.
- Thức ăn phụ các bạn có thể bổ sung cho chim bồ câu là các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành… do các hạt này chứa hàm lượng chất béo cao. Sẽ rất tốt nếu bạn rang hạt trước khi cho chim ăn và kiểm soát lượng thức ăn.
- Sạn sỏi nhỏ: Tuy không cung cấp chất dinh dưỡng cho chim bồ câu nhưng cát sạn sỏi nhỏ (đường kính <0.5 cm) rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của bồ câu. Các bạn có thể trộn chung sạn sỏi nhỏ với muối và khoáng Premix để cho chim ăn.
➤ Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC CHÀO MÀO THAY LÔNG XONG VẪN GIỮ LỬA
4. Nhu cầu dinh dưỡng của chim bồ câu
Để có thể biết được chim bồ câu ăn gì thì người nuôi cần phải hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của loài chim này, từ đó lựa chọn được nguồn thức ăn phù hợp nhất. Về cơ bản, các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho một con chim bồ câu trong thời gian sinh sản như sau:
- Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng cần đạt mức 3000 calo trên mỗi kilogam thức ăn.
- Protein thô cần đạt 14% tổng khối lượng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Canxi cần có khoảng 2.5% mới đạt yêu cầu.
- Một số thành phần khác như photpho, nacl, methionine, lysine…
Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chim. Khi nuôi chim bồ câu, việc bạn cung cấp thêm các chất vitamin là điều rất có ích, đặc biệt là chim bồ câu trong giai đoạn sinh sản hoặc chim bồ câu nhỏ.
5. Cách chăm sóc chim bồ câu
Các bạn có thể tham khảo cách chăm sóc chim bồ câu như sau;
Cách phối trộn thức ăn:
+ Thức ăn chính: 25 – 30% đậu đỗ và 70 – 75% ngô, thóc hoặc gạo. Thức ăn chính luôn phải có sẵn trong máng.
+ Thức ăn bổ sung: 85% khoáng Premix, 5% NaCl, 10% sỏi. Nên để một lượng vừa phải thức ăn bổ sung, tránh tồn đọng thức ăn lâu ngày sẽ bị biến chất.
Chế độ ăn: Có thể cho chim bồ câu ăn 2 – 3 lần trong ngày. Nên cho chim ăn vào giờ cố định để tạo thói quen cho chim. Thông thường, trong 1 ngày bạn hãy cho chim ăn 2 lần vào 7h – 8h giờ sáng và 2h – 3h giờ chiều. Đối với chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi, các bạn có thể tham khảo lượng thức ăn như sau:
+ Khi nuôi con: 125 – 130g thức ăn/đôi/ngày.
+ Không nuôi con: 90 – 100g thức ăn/đôi/ngày.
Nước uống: Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Do đó, bạn cần đảm bảo máng nước luôn đầy nước sạch và được thay hàng ngày. Bên cạnh đó bạn cũng phải thường xuyên cọ rửa máng uống. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vào trong nước vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.
Phòng bệnh
Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, tuy nhiên, nếu bạn nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh cần phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ, luôn phải giữ sạch sẽ.
Tổng hợp
Danh sách những loài chim không biết bay trên thế giới
Cùng họ nhà chim, nhưng bên cạnh những loài có thể sải cánh bay trên bầu trời rộng lớn thì còn có những loài chim không biết bay. Các bạn hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu những loại chim này nhé.
Những loài chim không biết bay
Chim cánh cụt
Những loài chim không biết bay
Khi nhắc đến chim cánh cụt thì chẳng còn ai xa lạ gì, mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Thức ăn ưa thích của loài chim này là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước. Chim cánh cụt sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam, hiện nay người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt, giống lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh.
Chim Kiwi
Đây là loài chim bản địa của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ. Chim Kiwi rất bé nhỏ nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm, chỉ có thể nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm.
***** Tham khảo thêm: Danh sách các loại chim sáo ở Việt Nam hiện nay biết nói
Đà điểu
Đà điểu là loài khá lớn và sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46m/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn không nên đến gần loài chim này vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá nguy hiểm khôn lường.
Chim cốc Galapagos
Đây là loài chim bản địa trên đảo Galapagos gần Ecuador, nó là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn, chúng sống chủ yếu dưới nước và trên cạn. Hiện nay chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong tự nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.
Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào.
Vịt trời Campbell
Vịt trời Campbell là loài chim không biết bay
Loài vịt này được tìm thấy trên đảo Campbell nên được đặt tên luôn theo đảo. Vịt trời Campbell là loài kiếm ăn vào ban đêm, chúng thường ăn côn trùng và loài giáp xác. Hiện nay vịt Campbell đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để bảo tồn và duy trì sự phát triển của loài vịt hiếm này.
Chim Takahe
Chim Takahe được tìm thấy tại New Zealand và đã được cho là tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy một vài cá thể ít ỏi ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim bé nhỏ, đôi cánh nhỏ yếu nhưng bù lại có cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to khác thường.
Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài. Tuy nhiên do quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp nên loài chom này đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng.
Chim Rhea
Là loài chim bản địa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Loài chim này phải mất 6 tháng để trưởng thành và khi được 2 tuổi mới bắt đầu quá trình sinh sản, phối giống. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin.
Chim Kakapo
Chim Kakapo còn được gọi là cú vẹt, được tìm thấy phổ biến ở New Zealand, tuy nhiên hiện nay nó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện để ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây số lượng của loài đã tăng lên đáng kể.
Trên đây là những loài chim không biết bay mà chúng tôi sưu tầm được, hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến cho bạn đọc.
Danh sách các loại chim sáo ở Việt Nam hiện nay biết nói
Chim sáo là loài chim đã quá quen thuộc trong giới chơi chim cảnh. Loài này không chỉ thu hút người chơi bởi vẻ bề ngoài, mà chúng còn thu hút bởi giọng hót và nói tiếng người rất chuẩn. Các bạn hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về các loại chim sáo ở Việt Nam nhé.
Đặc điểm của loài chim sáo
Chim sáo là loài chim có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng chỉ dài khoảng 15 – 30cm, cân nặng dao động khoảng 35 – 220 gam. Đây là loài chim rất nhanh nhẹn, phần đầu của nó nhỏ, hơi dẹt, phần mỏ dài nhọn và rất cứng. Đôi mắt tròn, tùy thuộc vào màu lông để quyết định màu mắt (có thể là màu đen hoặc màu nâu).
Đặc điểm của chim sáo là gì
Cổ của giống chim này khá dài, phần thân có kích thước cơ thể lớn hơn nhiều so với phần đầu, lưng thẳng và bụng hơi ưỡn.
Cánh của chim sáo khá dài và chắc khỏe. Đôi chân của chúng cao, nhỏ và khá khô, mỗi bàn chân được chia thành 3 ngón lớn dài có móng sắc nhọn và 1 ngón ngắn ở phía sau để giúp chúng bám chặt hơn vào các cành cây. Đuôi của chim sao khá dài và lớn.
Lông của chim sáo được cấu tạo bởi 2 lớp, một lớp lông mềm bên trong có màu trắng hơi pha đen và lớp lông cứng ở bên ngoài rất dài. Tùy thuộc vào từng dòng, màu sắc của chim cũng thay đổi, tuy nhiên màu sắc cơ bản của giống chim này: màu đen, màu nâu và màu đốm sao xanh.
***Tham khảo thêm: Danh sách các loài chim đẹp nhất thế giới hiện nay
Các loại chim sáo ở Việt Nam
Chim sáo đá xanh mỏ vàng
Các loại chim sáo ở Việt Nam
Chim có tên tiếng anh khoa học là Sturnus vulgaris, chúng có nguồn gốc đến từ khu vực Tây Á. Chim này có đôi chân rất chắc khỏe và hơi có màu đỏ hồng nhạt. Mỏ của chim đực thường có màu xám xanh, còn con cái thường có màu vàng. Khi chúng còn nhỏ, phần mỏ và bộ lông thường có màu nâu. Bộ lông khi trưởng thành thường có màu xanh dương và những đốm sao màu trắng, đốm của con đực thường dày hơn so với con cái.
Giống chim sáo này có kích cỡ cơ thể tương đối lớn, khi trưởng thành chúng có thể dài từ 20 – 25cm, cân nặng trung bình của chúng dao động trong khoảng 55 – 100gam và con đực thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với con cái.
Chim sáo đen – chim sáo trâu
Các loại chim sáo biết nói
Chim sáo đen hay còn được gọi là chim sáo trâu. Chim này thường có thân hình thuôn dài, mỏ nhọn và cứng hơn những dòng chim sáo khác với điểm đặc biệt chính là phần lông trên đỉnh đầu giống những chiếc mào rất oai vệ. Mỏ cùng với đôi chân của chúng có màu vàng óng bộ lông đen óng mượt. Chim sáo đen tuy không phải dòng có bộ lông cũng như hình dáng đẹp nhất, nhưng chúng lại rất thân thiện và dễ dạy dỗ.
Chim sáo nâu
Chim sáo biết nói
Sáo nâu có tên khoa học tiếng anh là Acridotheres tristis, là một trong những giống chim phổ biến nhất ở Việt Nam, phân bổ chủ yếu ở khu vực bán đảo Đông Dương. Chim sáo nâu có thân hình cân đối giữa đầu và người. Phần đầu, cổ và đuôi của nó có màu đen bóng. Ngực của chúng có màu nâu xám, lưng – lông cánh – ngực thường có màu nâu nhạt.
Ở phần viền lông cánh có màu đen và trắng. Mắt của chim sáo nâu khá tròn, viền xung quanh mắt của chúng có màu vàng nhạt, lòng mắt có màu đỏ. Mỏ và chân có màu vàng sáng hoặc vàng cam.
Trên đây là đặc điểm về các loại chim sáo ở Việt Nam, hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thực sự hữu ích đến bạn đọc.